Quả bom nào chấm dứt cuộc đua hạt nhân Mỹ - Liên Xô?

Quả bom nào chấm dứt cuộc đua hạt nhân Mỹ - Liên Xô?

(Kiến Thức) - Cuộc đua hạt nhân Mỹ - Liên Xô chấm dứt sau khi chính quyền Moscow cho thử bom nhiệt hạch AN606 có biệt danh Tsar Bomba năm 1961.

Xem toàn bộ ảnh
Cách đây 56 năm, quả  bom nhiệt hạch AN606 có biệt danh Tsar Bomba – bom Sa hoàng được Liên Xô cho thử nghiệm đã chấm dứt cuộc đua hạt nhân của nước này với Mỹ.
Cách đây 56 năm, quả bom nhiệt hạch AN606 có biệt danh Tsar Bomba – bom Sa hoàng được Liên Xô cho thử nghiệm đã chấm dứt cuộc đua hạt nhân của nước này với Mỹ.
Sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc năm 1945, Mỹ - Liên Xô bước vào cuộc chạy đua vũ trang, trong đó có việc phát triển vũ khí hạt nhân - vũ khí hủy diệt mạnh nhất trong lịch sử. Trong thời gian diễn ra cuộc đua hạt nhân này, quan hệ giữa hai nước vô cùng căng thẳng thời Chiến tranh Lạnh.
Sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc năm 1945, Mỹ - Liên Xô bước vào cuộc chạy đua vũ trang, trong đó có việc phát triển vũ khí hạt nhân - vũ khí hủy diệt mạnh nhất trong lịch sử. Trong thời gian diễn ra cuộc đua hạt nhân này, quan hệ giữa hai nước vô cùng căng thẳng thời Chiến tranh Lạnh.
Năm 1958, Liên Xô đề xuất lệnh cấm thử thiết bị hạt nhân khiến kho vũ khí hạt nhân của nước này bị Mỹ bỏ khá xa. Theo một số tài liệu, chỉ trong vòng hai năm, số đầu đạn hạt nhân của Mỹ đã tăng từ 7.500 lên 18.600.
Năm 1958, Liên Xô đề xuất lệnh cấm thử thiết bị hạt nhân khiến kho vũ khí hạt nhân của nước này bị Mỹ bỏ khá xa. Theo một số tài liệu, chỉ trong vòng hai năm, số đầu đạn hạt nhân của Mỹ đã tăng từ 7.500 lên 18.600.
Đến ngày 1/5/1960, máy bay do thám U-2 của Mỹ bị Liên Xô bắn rơi đẩy mối quan hệ giữa hai nước ngày càng xấu đi.
Đến ngày 1/5/1960, máy bay do thám U-2 của Mỹ bị Liên Xô bắn rơi đẩy mối quan hệ giữa hai nước ngày càng xấu đi.
Trước tình hình trên, tháng 7/1961, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev quyết định thúc đẩy việc nghiên cứu vũ khí nhiệt hạch để lấy lại thế cân bằng với Mỹ. Vì vậy, ông Khrushchev tuyên bố kế hoạch chế tạo loại bom nhiệt hạch với sức nổ tương đương 100 triệu tấn TNT.
Trước tình hình trên, tháng 7/1961, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev quyết định thúc đẩy việc nghiên cứu vũ khí nhiệt hạch để lấy lại thế cân bằng với Mỹ. Vì vậy, ông Khrushchev tuyên bố kế hoạch chế tạo loại bom nhiệt hạch với sức nổ tương đương 100 triệu tấn TNT.
Theo đó, Liên Xô chế tạo quả bom nhiệt hạch AN606 có biệt danh Tsar Bomba - bom Sa hoàng. Đây là quả bom khinh khí ba giai đoạn có đương lượng nổ 50 megaton, tương ứng với 50 triệu tấn thuốc nổ TNT, có sức công phá gấp 3.800 quả bom ném xuống Hiroshima trong Chiến tranh thế giới 2. Chính vì vậy, đây là quả bom nguyên tử lớn nhất từng được chế tạo và phát nổ.
Theo đó, Liên Xô chế tạo quả bom nhiệt hạch AN606 có biệt danh Tsar Bomba - bom Sa hoàng. Đây là quả bom khinh khí ba giai đoạn có đương lượng nổ 50 megaton, tương ứng với 50 triệu tấn thuốc nổ TNT, có sức công phá gấp 3.800 quả bom ném xuống Hiroshima trong Chiến tranh thế giới 2. Chính vì vậy, đây là quả bom nguyên tử lớn nhất từng được chế tạo và phát nổ.
Ngày 30/10/1961, Liên Xô cho phát nổ thử nghiệm bom Sa hoàng ở độ cao 4000m trên một hòn đảo tại quần đảo Novaya Zemlya ở Bắc Băng Dương.
Ngày 30/10/1961, Liên Xô cho phát nổ thử nghiệm bom Sa hoàng ở độ cao 4000m trên một hòn đảo tại quần đảo Novaya Zemlya ở Bắc Băng Dương.
Quả cầu lửa do bom Tsar Bomba tạo ra khi phát nổ có đường kính 4,6 km, có thể nhìn thấy từ khoảng cách 1.000 km. Đám mây hình nấm vươn lên độ cao 70 km và có đường kính 95 km.
Quả cầu lửa do bom Tsar Bomba tạo ra khi phát nổ có đường kính 4,6 km, có thể nhìn thấy từ khoảng cách 1.000 km. Đám mây hình nấm vươn lên độ cao 70 km và có đường kính 95 km.
Sau khi Liên Xô tiến hành vụ thử bom Sa hoàng trên, Mỹ nhận thấy tiềm lực quân sự của nước này nên đưa ra quyết định ngừng mở rộng kho vũ khí hạt nhân.
Sau khi Liên Xô tiến hành vụ thử bom Sa hoàng trên, Mỹ nhận thấy tiềm lực quân sự của nước này nên đưa ra quyết định ngừng mở rộng kho vũ khí hạt nhân.
Nhờ vậy, Mỹ và Liên Xô trở lại thế thái cân bằng về kho vũ khí hạt nhân. Đến ngày 5/8/1963, ba nước: Liên Xô, Mỹ, Anh ký hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân trên không, trong vũ trụ và dưới nước.
Nhờ vậy, Mỹ và Liên Xô trở lại thế thái cân bằng về kho vũ khí hạt nhân. Đến ngày 5/8/1963, ba nước: Liên Xô, Mỹ, Anh ký hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân trên không, trong vũ trụ và dưới nước.

GALLERY MỚI NHẤT