Theo tuyên bố của ông Siemon Wezeman, chuyên gia cấp cao của SIPRI, các công ty Nga đã cho thấy mức tăng trưởng mạnh trong hoạt động bán vũ khí kể từ năm 2011, cũng chính là thời điểm Moskva bắt đầu tăng cường mua khí tài để hiện đại hóa lực lượng vũ trang.
Cụ thể, Nga có 10 công ty lọt vào danh sách "Top 100 các công ty sản xuất vũ khí và cung cấp dịch vụ quân sự năm 2017" của SIPRI, tương đương 9,5% doanh thu bán vũ khí của toàn bộ những cái tên được liệt kê. Tổng doanh thu của 10 công ty vũ khí Nga này lên tới 37,7 tỷ USD và là "bệ phóng" đưa Nga vào vị trí nước sản xuất vũ khí lớn thứ hai thế giới vốn do Anh nắm giữ từ năm 2002. Năm 2017 cũng đánh dấu lần đầu tiên một công ty của Nga - Almaz - Antey - lọt vào tốp 10 nhà sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới với doanh thu đạt 8,6 tỷ USD, tăng 17%.
Cụ thể, Nga có 10 công ty lọt vào danh sách "Top 100 các công ty sản xuất vũ khí và cung cấp dịch vụ quân sự năm 2017" của SIPRI, tương đương 9,5% doanh thu bán vũ khí của toàn bộ những cái tên được liệt kê. Tổng doanh thu của 10 công ty vũ khí Nga này lên tới 37,7 tỷ USD và là "bệ phóng" đưa Nga vào vị trí nước sản xuất vũ khí lớn thứ hai thế giới vốn do Anh nắm giữ từ năm 2002. Năm 2017 cũng đánh dấu lần đầu tiên một công ty của Nga - Almaz - Antey - lọt vào tốp 10 nhà sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới với doanh thu đạt 8,6 tỷ USD, tăng 17%.
Hệ thống tên lửa đạn đạo Novator 9M729 của Nga được giới thiệu tại Diễn đàn kỹ thuật - quân sự quốc tế ở Kubinka, ngoại ô Moskva. Ảnh tư liệu: REUTERS/TTXVN. |
Mỹ vẫn là quốc gia đi đầu về sản xuất và bán vũ khí, với 42 công ty lọt vào Top 100 của SIPRI và chiếm 57% doanh số bán vũ khí của 100 công ty được nêu tên, tương đương 226,6 tỷ USD, tăng 2% so với năm 2016. Công ty Lockheed Martin của Mỹ cũng tiếp tục là công ty vũ khí lớn nhất thế giới trong năm 2017, công bố doanh thu 44,9 tỷ USD. Dù bị Nga "hất" khỏi vị trí số 2, Anh vẫn là nước sản xuất vũ khí lớn nhất Tây Âu, với doanh thu 35,7 tỷ USD. Tập đoàn BAE System của Anh là công ty lớn thứ 4 trong tốp 100. Pieter Wezeman, một nhà nghiên cứu khác của SIPRI, lưu ý tới doanh thu bán vũ khí tăng đột biến của các công ty Thổ Nhĩ Kỳ, tăng 24% trong năm 2017. Điều này phản ánh "tham vọng của Ankara trong phát triển công nghiệp vũ khí để đáp ứng nhu cầu tăng cao của chính phủ cũng như hướng tới giảm phụ thuộc vào các nguồn cung nước ngoài". SIPRI cho biết báo cáo không bao gồm Trung Quốc, do không có số liệu của nước này.