Quả mọc dại nay thành “mỏ vàng“

Quả dại toàn gai từng bị ghét vì chứa độc, nay thành “mỏ vàng” bao người săn đón.

Vừa gai góc vừa chứa độc, vì sao loại quả này giờ lại có giá cao đến khó tin?

Đây là ké đầu ngựa, một loại quả rất quen thuộc ở các vùng nông thôn Việt Nam.

Loại cây này mọc khắp nơi trên thế giới, từ châu Mỹ, châu Phi cho đến châu Á. Tại Việt Nam, ké đầu ngựa thường mọc hoang trên bờ mương, bãi đất trống, thậm chí là vùng trung du, vùng núi và đồng bằng Bắc bộ từ Nghệ An trở ra.

Qua moc dai nay thanh “mo vang“
 Ké đầu ngựa thường mọc hoang trên bờ mương, bãi đất trống...

Ké đầu ngựa có tên khoa học là  Xanthium strumarium L., họ Cúc. Ở nước ta, chúng còn có nhiều tên gọi khác như phắc ma hay xương nhĩ.

Điểm nhận dạng đặc trưng của ké đầu ngựa là có nhiều gai tua tủa sắc nhọn. Nếu vô tình đi ngang qua chúng, rất có thể bạn sẽ bị xước tay chân nếu không cẩn thận. Nguy hiểm hơn, quả của ké đầu ngựa còn chứa độc. Nếu không chặt cây đi, quả dại rơi xuống đất vào năm sau sẽ bén rễ và sinh sôi mạnh mẽ, lấn chiếm đất canh tác, ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng. 

Có thể nói trong mắt nhiều người trước kia, chúng thường bị coi là một loại cây dại vô giá trị và bị ghét bỏ. Tuy nhiên, mỗi loại cây dại kỳ thực đều tiềm tàng một giá trị quý báu.

Qua moc dai nay thanh “mo vang“-Hinh-2
 Loại quả có độc của ké đầu ngựa có thể dùng làm thuốc. 

Loại quả có độc của ké đầu ngựa có thể dùng làm thuốc. Với hàm lượng sitosterol-D-glucoside cao, hạt bên trong quả ké đầu ngựa trở thành "vũ khí" hiệu quả chống lại vi khuẩn, bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng. Ngoài ra, ké đầu ngựa còn có công dụng hỗ trợ giảm lo âu, căng thẳng do có chứa hoạt chất xanthumin; giúp hạn chế tình trạng viêm xoang; hỗ trợ điều trị lở loét, mụn nhọt trên da.

Hiện tại ở Việt Nam, quả ké đầu ngựa khô có giá bán khoảng 150.000 - 210.000đ/kg tùy nơi bán. Ở một số nước khác như Trung Quốc, giá ké đầu ngựa rẻ hơn, chỉ khoảng 30 NDT/kg, tương đương 98.400đ/kg.

Bất ngờ trước vi sinh vật sống trong tảng đá 2 tỷ năm tuổi

Các nhà khoa học tìm thấy một tảng đá 2 tỷ năm tuổi có chứa những nhóm vi sinh vật còn sống ở Nam Phi. Phát hiện này có thể giúp giải mã nguồn gốc sự sống trên Trái đất và tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác.

Một tảng đá 2 tỷ năm tuổi mới được các chuyên gia khai quật ở Nam Phi. Khi kiểm tra tảng đá này, họ vô cùng bất ngờ khi phát hiện vi sinh vật còn sống trong tảng đá, thậm chí chúng phát triển tốt. Đây là ví dụ lâu đời nhất về vi sinh vật sống từng được tìm thấy trong khối đá cổ đại.

Nút Action trên iphone 16 làm được những gì?

Ngoài Camera Control, cạnh trái của iPhone 16 bổ sung nút Action thay cần gạt chuông. Mặc dù đã có từ iPhone 15 Pro, nhưng không phải ai cũng nhớ và tận dụng tốt nút chức năng này.

Nut Action tren iphone 16 lam duoc nhung gi?
 Sau 14 năm ra đời cùng iPhone, lần đầu tiên trên toàn bộ dòng iPhone mới ra mắt, đã không còn nút gạt tắt chuông kinh điển, thay vào đó là nút Action được thay thế đặt ngay phía trên phím âm lượng. Ảnh: Phone Areana
Nut Action tren iphone 16 lam duoc nhung gi?-Hinh-2
 Có thể vì lười, hoặc có thể là cảm thấy phiền toái, nhiều người dùng vẫn "bỏ quên" nút bấm vốn dĩ được thiết kế để mang lại sự tiện lợi. Có thể vì cách thức thiết đặt của nó đi ngược lại với cái mà người dùng cần khi chọn iPhone, đó là đơn giản, tinh tế, dễ sử dụng. Ảnh: Apple Insider

Nut Action tren iphone 16 lam duoc nhung gi?-Hinh-3
 Tuy nhiên, nó không quá phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Được giới thiệu trên iPhone 15 Pro và giờ là toàn bộ dòng iPhone 16, nút Action đương nhiên được nhiều người dùng mặc nhiên thay thế nút gạt và dùng nó để tắt/mở chuông. Ảnh: Apple Insider

Tin mới