Quá trình vận động thành lập và Đại hội lần thứ nhất của VUSTA

Hướng tới kỷ niệm 40 năm thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (26/3/1983-26/3/2023), xin gửi đến độc giả chùm bài viết: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam qua các kỳ Đại hội.

Trải qua quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, trí thức Việt Nam luôn luôn nêu cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và có vai trò quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Trong thời đại Hồ Chí Minh, trí thức nước nhà không ngừng phấn đấu hy sinh, hăng hái tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần đưa sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Nửa đầu của thế kỉ XX, nhiều tổ chức của trí thức đã được thành lập và phát triển rộng khắp như Hội Truyền bá Quốc ngữ (1938), Hội Văn hóa cứu quốc (1943), Hội Văn nghệ Việt Nam (1948) góp phần tích cực mở mang dân trí, giải phóng dân tộc, chấn hưng đất nước. Ngay sau ngày hòa bình lập lại trên miền Bắc hoàn toàn giải phóng đã ra đời một số hội của các nhà khoa học Việt Nam: Hội Luật gia Việt Nam (1955); Tổng hội Y –Dược học Việt Nam (1955); Hội Đông y Việt Nam (1957); Hội Phổ biến khoa học và kĩ thuật Việt Nam (1959). Tiếp theo đó, một mặt các hội phát triển tổ chức đến các địa phương, mặt khác nhiều hội khoa học- công nghệ mới tiếp tục hình thành và hoạt động, nhất là sau khi miền Nam giải phóng. Ngay trong năm 1975, Hội trí thức yêu nước đã được thành lập tại thành phố Sài Gòn.
Qua trinh van dong thanh lap va Dai hoi lan thu nhat cua VUSTA
 Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thức I của Hội Phổ biến Khoa học, Kỹ thuật Việt Nam
Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo từ giữa những năm 80 của thế kỉ trước không những đã có tác dụng giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, mà còn tạo ra không khí cởi mở và thổi một luồng sinh khí mới vào các hoạt động xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành các hội khoa học và công nghệ. Trong vòng hơn hai thập kỉ, gần 50 hội và tổng hội khoa học và công nghệ đã được thành lập, cùng với hơn mười hội ra đời trước đó, đưa tập hợp các hội khoa học-công nghệ lên con số 66.
Song song với sự ra đời của các hội hoạt động trong các ngành khoa học-công nghệ khác nhau là xu thế tập hợp các hội khoa học và công nghệ ngành thành một tổ chức chung thống nhất. Tháng 3 năm 1965, Ủy ban Liên lạc lâm thời các hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam được thành lập. Các nhà khoa học của thủ đô Hà Nội đã đi tiên phong thực hiện chủ trương này với việc thành lập Hội Liên hiệp khoa học- kĩ thuật Hà Nội (1982), sau này đổi tên thành Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, liên hiệp hội địa phương đầu tiên trong cả nước.
Qua trinh van dong thanh lap va Dai hoi lan thu nhat cua VUSTA-Hinh-2
 Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đại biểu tham dự Đại hội lần thứ nhất
Đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX đã hội đủ những điều kiện cần thiết cho sự ra đời một tổ chức thống nhất của các hội khoa học và công nghệ. Trên cơ sở kết quả hoạt động của Ủy ban Liên lạc lâm thời các hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam, ngày 26 tháng 3 năm 1983, tại khách sạn Bờ Hồ, Thủ đô Hà Nội, đại biểu của 14 hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam và Hội Liên hiệp khoa học- kĩ thuật Hà Nội đã tổ chức đại hội thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (sau đây gọi tắt là Liên hiệp Hội Việt Nam). Đại hội đã thông qua Điều lệ và bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam, đứng đầu là các vị:
• GS.VS. Trần Đại Nghĩa - Chủ tịch
• GS.TSKH Nguyễn Văn Hiệu - Phó Chủ tịch
• GS. Đào Văn Tập - Phó Chủ tịch
• GS. Lê Văn Thới - Phó Chủ tịch
• KS. Lê khắc - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư kí • GS. Đường Hồng Dật - Phó chủ tịch kiêm Trưởng Ban Tổ chức-Cán bộ
• GS.TS Hà Học Trạc - Trưởng Ban kiến thức và ứng dụng tiến bộ KHKT vào SX và đời sống
• GS.TSKH Nguyễn Văn Đạo - Trưởng Ban Tuyên huấn và XB
• CN. Hồ Đắc Song - Trưởng ban Kinh tế.
Ngày 29-7-1983, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 121-HĐBT cho phép Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chính thức thành lập và hoạt động. Liên hiệp Hội Việt Nam ra đời là nơi tập hợp và đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học-công nghệ cả nước, điều hòa và phối hợp hoạt động của các tổ chức thành viên. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất củaLiên hiệp Hội Việt Nam đã gây được tiếng vang lớn ở trong và ngoài nước.
Mời quý độc giả xem video: Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) Phan Xuân Dũng đánh giá về kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện:
 

3 triệu chứng cảnh báo ung thư thận ghé thăm

Theo bác sĩ, anh Triệu có triệu chứng tổn thương thận từ lâu, song vì không chú ý, quá chủ quan, cuối cùng mới mắc bệnh ung thư thận.

Anh Triệu, 38 tuổi, ở Hà Nam, Trung Quốc, đang trên đà thăng tiến trong sự nghiệp. Gần đây, anh cảm thấy cơ thể mệt mỏi, kèm theo đau thắt lưng nhưng cho rằng đó chỉ là dấu hiệu của làm việc quá sức. Sau khi nghỉ ngơi một thời gian ngắn, anh thấy người khỏe lại bắt đầu lao vào công việc.

VN-Index thường hưng phấn khi NHNN giảm lãi suất?

(Vietnamdaily) - Mỗi lần NHNN quyết định hạ lãi suất điều hành đều tạo tâm lý tốt hơn đối với thị trường chứng khoán, nhưng để dòng tiền chảy vào chứng khoán thì phụ thuộc vào không ít yếu tố khác.

Chiều 14/3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã phát đi thông báo giảm 1% các loại lãi suất điều hành kể từ ngày 15/3.

Theo Ngân hàng Nhà nước, giảm lãi suất điều hành là "bước đi quan trọng, định hướng cho xu hướng giảm lãi suất của thị trường trong thời gian tới". Đây là tín hiệu định hướng các nhà băng giảm lãi suất cho vay, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

VN-Index thuong hung phan khi NHNN giam lai suat?
 NHNN giảm lãi suất tác động ra sao đến chứng khoán?

Theo đó, lãi suất tái cấp vốn giữ nguyên ở mức 6%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4,5%/năm xuống 3,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD giảm từ 7,0%/năm xuống 6,0%/năm.

Bên cạnh đó, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng tiền đồng với lĩnh vực ưu tiên cũng giảm từ 5,5% xuống 5% một năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng tiền đồng của Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 6,5% xuống 6% một năm.

Tiền có chảy vào chứng khoán?

Mỗi lần NHNN quyết định hạ lãi suất điều hành đều tạo tâm lý tốt hơn đối với thị trường chứng khoán, nhưng để dòng tiền chảy vào chứng khoán thì phụ thuộc vào không ít yếu tố khác.

Nhìn vào lịch sử của thị trường, khi NHNN giảm lãi suất điều hành thì trong ngắn hạn thị trường sẽ phản ứng hưng phấn trước thông tin này, thị trường có thể kéo dài xu hướng tăng trong ít nhất 1 tháng sau đó. Tuy nhiên, cần thấy 1 sự gia tăng dòng tiền vào thị trường chứng khoán thì mới có thể duy trì được sự tích cực.

VN-Index thuong hung phan khi NHNN giam lai suat?-Hinh-2
VN-Index thường tăng sau khi lãi suất giảm. 

Mặc dù dự báo thị trường sẽ tích cực trong ngắn hạn, song hiện nay vẫn còn một điểm nghẽn ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán trong dài hạn, đó là lượng trái phiếu doanh nghiệp chuẩn bị đáo hạn.

Nghị định 08 dù đã giảm bớt áp lực trái phiếu đáo hạn, song vẫn cần chờ thêm một động thái cuối cùng từ phía NHNN về việc giãn nợ, hoãn nợ. Khi có thêm giải pháp này, "nút thắt" cho các doanh nghiệp bất động sản sẽ được gỡ bỏ và thị trường chứng khoán cũng sẽ khởi sắc hơn nhiều.

Về hành động cho nhà đầu tư, chuyên gia cho rằng điểm sáng hiếm hoi của thị trường được nâng đỡ bởi chính sách. Do đó, với những nhà đầu tư mạo hiểm, nếu có niềm tin vào sự đảo chiều của chính sách thì có thể giải ngân "bắt đáy". Ngược lại, những nhà đầu tư có chiến lược thận trọng hơn thì nên kiên nhẫn chờ đợi những tín hiệu rõ ràng hơn.

Thực tế vào sáng 15/3, cộng hưởng nhiều tin tức tích cực ở Mỹ như CPI của Mỹ giảm có thể là động lực khiến Fed không hoặc tăng rất nhẹ lãi suất trong kỳ họp cuối tháng 3 đã khiến thị trường chứng khoán Việt bùng nổ với mức tăng đến 12 điểm sau phiên ATO.