Quách Gia- người đã đưa ra mười điều tất thắng của Tào Tháo

Quách Gia là người không ngừng phấn đấu, dùng mưu lược và trí tuệ để hóa nguy thành an. Ông chính là hiện thân của chân lý có táo bạo, sáng tạo thì mới thành công.

Quách Gia- người đã đưa ra mười điều tất thắng của Tào Tháo

Sau khi dẹp yên phương Bắc, Tào Tháo đã dẫn quân xuống phía Nam để chiến đấu với Tôn Quyền. Tào Tháo khao khát thực hiện tham vọng "nhất thống thiên hạ" chỉ bằng một trận chiến. Nhưng cơn gió Đông ở Xích Bích đã thổi bay toàn bộ tham vọng của Tào Tháo.

Trận Xích Bích là thất bại lớn nhất trong cuộc đời đánh đông dẹp bắc của Tào Tháo. Tào Tháo buồn lòng nhìn đám mưu sỹ của mình rồi cất tiếng than: "Giá như có Quách Phụng Hiếu ở đây, thì ta cũng chẳng ra nông nỗi này!" Trận Xích Bích diễn ra sau hai năm Quách Gia qua đời. Dù ngần ấy thời gian đã trôi qua, nhưng trong lòng Tào Tháo vẫn luôn tưởng nhớ đến Quách Gia.

Quách Gia là mưu sỹ tâm phúc của Tào Tháo. Ông nổi tiếng với tài thao lược liệu việc như thần. Trong những lúc nguy khốn, Quách Gia luôn có khả năng đưa ra các kế sách kỳ lạ để giải nguy cho Tào Tháo.

Mưu cầu vinh hiển trong gian nan

Quách Gia đã nhanh chóng cho thấy tài thao lược hơn người khi ở dưới trướng Tào Tháo. Khả năng nắm bắt thời cục, thấu hiểu kẻ thù và suy đoán lòng người của Quách Gia đã trở thành chìa khóa giúp Tào Tháo giành được chiến thắng. Sách lược tài tình và tinh thần dám nghĩ dám làm của Quách Gia ngày ấy đã mở ra con đường bá chủ thiên hạ cho Tào Tháo sau này.

Khi Tào Tháo đang thấy bực tức vì thất bại trong việc thảo phạt Trương Tú, thì Viên Thiệu lại gửi một bức thư tay đến để khiêu khích Tào Tháo. Trong thư, Viên Thiệu đã hết lời chế giễu "công lao hiển hách" tàn binh diệt tướng của Tào Tháo.

Tào Tháo sớm đã căm ghét tên Viên Thiệu kiêu căng hống hách. Nhưng Tào Tháo nhận thấy bản thân vẫn chưa có đủ sức mạnh và khí thế để đấu với y.

Quách Gia đã chỉ ra mười điều ắt bại của Viên Thiệu để cổ vũ tinh thần cho Tào Tháo. Vì đã từng qua lại với Viên Thiệu cộng với khả năng nhìn người chuẩn xác sẵn có, Quách Gia cũng đã đưa ra mười điều tất thắng của Tào Tháo. Mười điều trên bao hàm từ đối pháp chính trị, sách lược pháp lệnh trị quốc, đường lối tổ chức đến tư cách năng lực.

Sau khi nghe những lời luận bàn của Quách Gia, Tào Tháo rất vui mừng. Tuy nhiên ngoài mặt Tào Tháo vẫn khiêm tốn nói: "Phụng Hiếu quá lời rồi, ta làm sao có thể gánh nổi những lời đó chứ?"

Ngay khi được nói ra, mười điều này của Quách Gia đã lập tức thổi bùng lên nhuệ khí của quân Tào. Đồng thời, cũng tiếp thêm vạn phần tự tin cho Tào Tháo trong trận chiến Quan Độ sắp tới.

Để tránh gặp phải cảnh lưỡng đầu thọ địch, Quách Gia đã hiến cho Tào Tháo một loạt kế sách rất hay để chinh phạt Viên Thiệu. Trước khi tiến đánh Viên Thiệu, Tào Tháo cần phải xử lý xong xuôi hai thế lực là Lưu Bị và Lữ Bố. Từ đó, Tào Tháo có thể an tâm quyết chiến với Viên Thiệu mà không còn phải lo lắng đến các thế lực chống đối phía sau.

Lữ Bố thân là một mãnh tướng cùng với sự trợ giúp của Trần Cung, cho nên y cũng không phải đối thủ dễ xơi. Lữ Bố luôn cố thủ trấn giữ Hạ Phì, khiến cuộc tiến công nửa năm của Tào Tháo vẫn chỉ là công cốc. Ngay khi Tào Tháo sắp bỏ cuộc, Quách Gia là người duy nhất đã nhìn ra cơ hội chiến thắng trong cuộc chiến dai dẳng này.

Quách Gia đã lấy Hạng Vũ làm gương để thuyết phục Tào Tháo nhanh chóng tổng tấn công hạ Lữ Bố.

Quach Gia- nguoi da dua ra muoi dieu tat thang cua Tao Thao

Ngày xưa, Hạng Vũ đã thắng liền hơn bảy mươi trận mà không phải nếm mùi thất bại. Nhưng một khi đã thất thế, đến tính mạng cũng chẳng giữ được thì còn nói chi đến giang sơn. Anh dũng chỉ là vô nghĩa.

Hôm nay, Lữ Bố đã thua trận, sức cùng lực kiệt, trong ngoài đều đã không còn đủ sức để trụ vững. Lữ Bố không thể mạnh bằng Hạng Vũ. Hơn nữa, Lữ Bố đã kiệt quệ vì khó khăn. Chúng ta nên tận dụng thời cơ này để giành được chiến thắng.

Tào Tháo đã làm theo đúng như kế sách của Quách Gia. Tào Tháo một mặt cho công thành, một mặt cho quân phá vỡ đê bao để cho nước tràn vào Hạ Phì. Cuối cùng, Tào Tháo đã chiếm được Kiên Thành và tiêu diệt Lữ Bố.

Sau khi tiêu diệt được Lữ Bố, Lưu Bị chính là đối thủ ngang cơ đáng gờm duy nhất sau lưng Tào Tháo. Lúc này, đại quân của Viên Thiệu gần như đã tập hợp đông đủ và sẵn sàng tiến vào lãnh địa của Tào Tháo bất cứ lúc nào.

Tào Tháo muốn tấn công Lưu Bị nhưng lại sợ Viên Thiệu nhân cơ hội đánh úp. Cho nên Tào Tháo nhất thời còn do dự chưa quyết. Tào Tháo hỏi Quách Gia nên làm thế nào.

Quách Gia thản nhiên nói: "Viên Thiệu vẫn chần chừ do dự, nên y không thể xuất quân ngay bây giờ. Lưu Bị là thế lực mới nổi lên gần đây, lòng dân vẫn chưa phục. Nếu giờ chúng ta tấn công chớp nhoáng họ nhất định sẽ bị đánh bại. Cơ hội tồn vong này không thể bị bỏ lỡ."

Vì vậy, Tào Tháo đích thân dẫn quân đi chinh phạt Lưu Bị, bắt sống vợ con của Lưu Bị và Quan Vũ. Cũng đúng như những dự đoán của Quách Gia, Viên Thiệu đã không hề có bất cứ động tĩnh nào.

Khi Tào Tháo và Viên Thiệu còn đang cầm chân nhau ở Quan Độ thì lại có một tin tức truyền tới: "Tôn Sách ở Giang Đông đang chuẩn bị phát binh tấn công vào đại bản doanh quân Tào ở Hứa Đô."

Tào Tháo đương nhiên là vô cùng sửng sốt khi nhận được tin tức này. Vì Tào Tháo là người hiểu rất rõ bản lĩnh của Tôn Sách. Nếu như đối phương thực sự đang có ý đồ tập kích Hứa Xương, thì Tào Tháo chắc chắn sẽ bị rơi vào thảm cảnh nghìn cân treo sợi tóc.

Và rồi lại đúng vào cái lúc nguy cấp này, Quách Gia bình tĩnh nói với Tào Tháo rằng: "Tôn Sách đã giết rất nhiều anh hùng hào kiệt ở Giang Đông. Chắc chắn sẽ có người tìm y báo thù. Hơn nữa, y lại có thói bất cẩn liều lĩnh. Muốn đối phó với y, thần e là chỉ cần cử một sát thủ đi là đủ rồi. Tại sao chúa công phải lo lắng chứ?"

Quả nhiên sự tình không nằm ngoài dự liệu của Quách Gia. Khi vừa tập hợp xong đội ngũ, Tôn Sách đã bị một thích khách ám sát trước khi chuẩn bị cho quân vượt sông.

Đây có thể là một sự trùng hợp, nhưng chúng ta buộc phải thừa nhận rằng Quách Gia là một người ưa mạo hiểm. Điều này đúng là rất tâm đầu ý hợp với Tào Tháo.

Hãy thử tưởng tượng rằng, nếu như Tôn Sách không bị thích khách ám sát mà thân chính tấn công Hứa Đô, thì có lẽ lịch sử sẽ rẽ sang một hướng khác.

Quach Gia- nguoi da dua ra muoi dieu tat thang cua Tao Thao-Hinh-2

Táo bạo mới giành được chiến thắng

Sau trận Quan Độ, Tào Tháo muốn nhân cơ hội để quét sạch các thế lực tàn dư của Viên Thiệu. Đồng thời, Tào Tháo cũng muốn tiêu diệt cả hai người con trai của Viên Thiệu là Viên Đàm và Viên Thượng.

Trong lúc quân Tào thế như chẻ tre đánh nhanh thắng nhanh, Quách Gia lại nói một câu khiến người khác phải kinh ngạc: "Khẩn xin chúa công mau chóng rút binh."

Câu nói này cũng khiến một người vốn túc trí đa mưu như Tào Tháo phải ngạc nhiên.

Quách Gia giải thích: "Nếu chúng ta vội vàng nhảy vào cuộc chiến này thì cả địch lẫn ta đều sẽ cầm chân nhau. Còn nếu chúng ta chưa vội bước vào cuộc chiến, thì hai huynh đệ nhà họ Viên sẽ quay sang cấu xé lẫn nhau. Chúng ta có thể tranh thủ thời cơ tiến về Kinh Châu để tiêu diệt Lưu Biểu. Sau đó, chúng ta sẽ đợi tình thế biến chuyển mà có thể ra tay bắt gọn chúng một mẻ."

Tào Tháo nghe vậy mà trong lòng mừng thầm, hạ lệnh thu binh rồi tiến về phía Nam, giả vờ tấn công Lưu Biểu.

Khi thấy quân Tào rút lui, hai huynh đệ nhà họ Viên bắt đầu quay ra tranh giành vị trí thế tử. Thảm cảnh nồi da nấu thịt, thủ túc tương tàn vốn vẫn quen thuộc với những gia đình quyền thế.

Tào Tháo đã nhân cơ hội này để tiêu diệt tận gốc hai huynh đệ nhà họ Viên. Kết cục là Viên Đàm chết trận còn Viên Thượng phải trốn đến Ô Hoàn để thoát thân.

Mọi thứ đã xảy ra đúng như những gì Quách Gia dự liệu. Viên Thượng ở phía Bắc đã trở thành mối hiểm họa đáng lo của Tào Tháo. Tào Tháo vốn muốn phái quân lên phía Bắc để tiêu diệt Viên Thượng nhưng lại lo Lưu Biểu ở Kinh Châu sẽ đánh úp từ phía Nam.

Đúng lúc này, Quách Gia lại nói, Lưu Biểu là loại người chỉ biết nói mà không biết làm. Y không thể làm ra những việc như vậy được? Tào Tháo việc gì phải sợ một người hèn nhát như y chứ? Quách Gia một lần nữa cho Tào Tháo có thêm dũng khí để hạ quyết tâm chinh phục Ô Hoàn.

Quân Tào phải di chuyển một chẳng đường rất xa để hành quân lên hướng Bắc. Quách Gia lo lắng tốc độ hành quân chậm sẽ khiến địch có thêm thời gian chuẩn bị nghênh chiến.

Vì vậy, Quách Gia đã nghĩ ra một kế sách rất hay. Ông cho quân sỹ vứt hết các loại tư trang nặng nề. Rồi cho mỗi người mang theo một ít lương khô. Quân sỹ không cần phải mang nặng nên cũng đi nhanh hơn, do đó có thể nhanh chóng tấn công phe địch khiến họ không kịp trở tay.

Chỉ cần có một chút am hiểu về binh pháp, ai nấy cũng sẽ nghe câu "binh mã chưa động, lương thảo đi trước".

Quach Gia- nguoi da dua ra muoi dieu tat thang cua Tao Thao-Hinh-3

Đối với một đội quân mà nói, lương thảo và vũ khí là xương sống. Bây giờ, Quách Gia muốn giành chiến thắng trong cuộc chiến này bằng cách tự đập vỡ xương sống của chính mình. Thật là hết sức hoang đường và điên rồ. Nhưng Tào Tháo đã làm theo lời của Quách Gia.

Quân Tào cởi bỏ áo giáp tựa như đội thiên quân được trời cử xuống đã làm cho quân của Viên Thượng ở Ô Hoàn có tâm lý chủ quan và nhanh chóng bị đánh bại.

"Cuộc viễn chinh Ô Hoàn" đã trở thành một trận chiến kinh điển về tốc độ hành quân thần tốc và chiến thắng ngoạn mục trong lịch sử chiến tranh Trung Hoa. Viễn chinh Ô Hoàn đã đặt nền móng cho Tào Tháo hoàn thành công cuộc bình định phương Bắc.

Dù thắng nhưng Tào Tháo lại không thể vui nổi. Bởi vì trên đường trở về, Quách Gia đột ngột phát bệnh rồi qua đời khi mới có 38 tuổi. Sau khi nghe được tin này, Tào Tháo đau lòng khôn xiết mà cất tiếng kêu than: "Phụng Hiếu chết rồi, đến ông trời cũng muốn diệt ta sao!"

Quách Gia đối với Tào Tháo cũng giống như Pháp Chính đối với Lưu Bị. Họ không chỉ là quân thần mà còn là tri kỷ.

Quách Gia luôn táo bạo không chịu bó mình theo khuôn phép cũ. Quách Gia luôn mạo hiểm và dám dấn thân vào chiến đấu. Chẳng phải Tào Tháo cũng là người như thế sao? Chính vì vậy mà Tào Tháo mới hết mực coi trọng Quách Gia. Tào Tháo cũng từng nói rằng, chỉ có Quách Gia mới hiểu lòng mình.

Ngang hàng Lưu Bị, Tôn Quyền, vì sao Tào Tháo cả đời không xưng đế?

Lưu Bị, Tôn Quyền và Tào Tháo là 3 thế lực lớn hình thành nên thế chân vạc thời Tam quốc. Trong khi hai đối thủ lần lượt xưng đế, Tào Tháo đến lúc chết cũng không muốn lên ngôi vua. Vì sao lại vậy?

Ngang hàng Lưu Bị, Tôn Quyền, vì sao Tào Tháo cả đời không xưng đế?
Ngang hang Luu Bi, Ton Quyen, vi sao Tao Thao ca doi khong xung de?
 Tào Tháo nổi tiếng là người lắm mưu nhiều kế, đa nghi, gian xảo. Ông cũng là người vô cùng thông minh, biết cách nhìn người và trọng dụng nhân tài. 

Bàn về 2 câu nói của Lưu Bị khiến Trương Phi mãi trung thành

Trương Phi vội bỏ chạy tới nỗi quên cả vợ của đại ca. Thế nhưng Lưu Bị lại chỉ nói 2 câu khiến hậu thế tranh cãi trong nhiều năm. Đó là gì?

Bàn về 2 câu nói của Lưu Bị khiến Trương Phi mãi trung thành
Vào những năm cuối thời đông Hán, thiên hạ đại loạn, anh hùng, hào kiệt khắp nơi nổi lên tranh cứ. Tuy nhiên, chỉ có ba thế lực mạnh nhất là Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô là vươn lên dẫn đầu, tạo thành thế chân vạc nổi tiếng trong Tam Quốc.
So với 2 vị quân chủ là Tào Tháo và Tôn Quyền, Lưu Bị có xuất phát điểm thấp hơn và trải qua cuộc đời nhiều biến động, từ chịu cảnh ăn nhờ ở đậu, phiêu bạt khắp nơi, cho tới từng bước vất vả gây dựng cơ nghiệp để lập nên nhà Thục Hán.

6 cao thủ thời Tam Quốc nhờ chữ Nhẫn mà thành việc lớn

Khổng Tử viết: “Tiểu bất nhẫn tắc loạn đại mưu”, nghĩa là việc nhỏ không nhẫn được sẽ làm loạn mưu lớn. Đạo gia cũng có thuyết rằng: “Nhẫn nhịn là pháp bảo rời xa tai họa”.

6 cao thủ thời Tam Quốc nhờ chữ Nhẫn mà thành việc lớn

Một nhà Nho lỗi lạc cũng từng nói: “Đối mặt với vận mệnh, nhẫn nại là phương pháp duy nhất để đi đến thành công”. Nhẫn không chỉ là một loại trí tuệ, mà còn là một loại mưu lược. Trong lịch sử có rất nhiều nhân vật nhờ chữ Nhẫn mà làm thành được việc lớn, nổi bật lên là những anh kiệt thời Tam Quốc.

Tin mới