Quân đội Nga “số hóa” trường bắn huấn luyện

(Kiến Thức) - Theo tờ Izvestia, năm nay Bộ Quốc phòng Nga sẽ nhận được 10 trường bắn mới điều khiển bằng vô tuyến điện.

Các cuộc thử nghiệm hệ thống trường bắn cơ động điều khiển bằng vô tuyến điện ký hiệu DNSh-56 do Nhà máy thiết bị thao trường và huấn luyện trung ương (TsZPUO) số 58 sản xuất đang được hoàn tất tại tỉnh Pskov.
Đến cuối tháng 11, các đơn vị đóng quân ở Vladikavkaz sẽ nhận được trường bắn điều khiển bằng vô tuyến điện (số lượng 2), ở Tuapse (số lượng 3), ở làng Suối nước nóng trên đảo Kuril (số lượng 2) và mỗi nơi một tổ hợp trường bắn ở Kovrov, Khabarovsk và nước Cộng hoà Altai.
Công trình sư trưởng của nhà máy Petr Targonski cho biết: “Hệ thống này được chế tạo theo các công nghệ hoàn toàn mới, nó hoàn toàn tự động và được trang bị thiết bị vô tuyến điện, một người có thể điều khiển nó bằng máy tính điện tử. Bia bắn bằng gỗ dán được thay bằng vật liệu dẻo chuyên dùng có thể tự bịt lỗ vết đạn”.
Ở trường bắn mới, bia bắn sẽ được làm bằng chất dẻo đặc biệt cho phép tự bịt lỗ vết đạn.
 Ở trường bắn mới, bia bắn sẽ được làm bằng chất dẻo đặc biệt cho phép tự bịt lỗ vết đạn.
Theo ông này, nhờ chất dẻo này mà bia có thể được dùng lâu hơn bia gỗ dán nhiều. Tổ hợp được trang bị các cảm biến điện tử để đánh giá độ chính xác phát bắn. Tuy nhiên chưa thể thay hoàn toàn bia gỗ dán, vẫn phải dùng nó để làm bia cho xe tăng, vì phôi đầu đạn 100mm hoặc 120mm sẽ phá huỷ hoàn toàn bia.
Trên trường bắn mới không dùng dây dẫn điện, vì rất hay bị đứt vì đạn hay mảnh nổ. Các xe mang bia dùng ắc quy (mỗi lần nạp đủ dùng cho 2-3 ngày đêm) và được điều khiển bằng vô tuyến điện.
Phụ thuộc vào cấu hình trên trường bắn có thể sử dụng đồng thời đến 56 bia di động. Trong đó có bia nửa người và bia cả người, mô hình súng pháo và xe tăng, còn trong biến thể mới có cả bia mục tiêu trên không.
Kết cấu của trường bắn được triển khai trên diện tích 75 héc ta, 500m chiều ngang và 1,5 km chiều sâu và thực tế tạo ra bức tranh chính xác của trận đánh thực.
“Việc điều khiển hệ thống rất đơn giản và không đòi hỏi phải huấn luyện lâu. Chỉ cần 2-3 giờ đồng hồ người sử dụng thành thạo máy tính cá nhân đã làm chủ được chương trình. Chỉ huy đơn vị có thể điều chỉnh số lượng và tốc độ di chuyển bia phụ thuộc vào tính chất của bài bắn”, ông Targonski nói.
Trường bắn điều khiển bằng vô tuyến điện đầu tiên PSO-P của Quân đội Nga xuất hiện từ năm 2011 (Quân khu miền Tây gần St Peterburg) và đã tỏ ra là rất tốt đối với bộ binh cơ giới và xe tăng. Nhưng các trường bắn mới vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi.
“Đa số các đơn vị hiện vẫn dùng trường bắn cũ. Các trường bắn điều khiển bằng vô tuyến điện đương nhiên hiệu quả hơn mới bắt đầu được đưa vào khai thác. Đến cuối tháng 11/2013 sẽ có 10 trường bắn mới phải được cấp cho các đơn vị”, sĩ quan Cục Huấn luyện chiến đấu Bộ tư lệnh Lục quân Nga cho biết.

Nga dùng thao trường điện tử huấn luyện binh sĩ

Tờ Izvestia đưa tin, 2 năm nữa mỗi lữ đoàn Quân đội Nga sẽ có thao trường, trường bắn pháo tăng và bãi tập chiến thuật điện tử, tại đó đối phương sẽ là các robot, bia ghi lại mọi phát bắn trúng đích trong thời gian thực. Mệnh lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu được ký cuối tháng 5 về kết quả thanh tra các quân khu Trung tâm và phía Nam có ghi rõ quyết định này.

Quân đội Nga nhận “đại bác trên bánh xích” 2S19M2

Đây là biến thể mới nhất trong dòng pháo tự hành MSTA-S 2S19, biến này có nhiều thay đổi so với biến thể cũ. Cụ thể, nó được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tự động thế hệ mới giúp tăng tốc độ bắn.

Tin mới