Quân đội Trung Quốc tuyển võ sĩ MMA đóng quân ở biên giới

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cho biết quân đội nước này đã tuyển một đội võ sĩ MMA đầu quân đến khu vực biên giới ở Tây Tạng.

CCTV cho biết 20 võ sĩ MMA từ câu lạc bộ võ thuật Enbo ở tỉnh Tứ Xuyên sẽ hình thành mội đội đóng quân tại Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng.
Câu lạc bộ võ thuật Enbo nổi tiếng là lò đào tạo võ sĩ MMA Trung Quốc đi thi đấu ở các giải thế giới.
Việc tuyển dụng võ sĩ MMA được công bố sau vụ đụng độ tại biên giới Ấn Độ-Trung Quốc khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng ngày 15/6. Phía Trung Quốc chưa công bố thương vong trong vụ việc này.
Quan doi Trung Quoc tuyen vo si MMA dong quan o bien gioi
Quân đội Trung Quốc tuyển dụng võ sĩ MMA đào tạo đánh giáp lá cà cho lực lượng đặc nhiệm. Ảnh: SCMP 
Trong vụ xung đột ở biên giới này, binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc không nổ súng mà chỉ đánh nhau bằng tay không, đá và gậy gộc.
Hiện chưa rõ các võ sĩ MMA có nhận nhiệm vụ ở biên giới với Ấn Độ hay không nhưng vai trò chính của họ là hỗ trợ quân đội tuần tra biên giới và đào tạo đánh giáp lá cà cho lực lượng đặc nhiệm.
Tờ The PLA Daily của quân đội Trung Quốc đưa tin ngoài các võ sĩ MMA, lực lượng này còn tuyển nhân lực có chuyên môn về công nghệ viễn thông, khai mỏ, leo núi. Những nhân sự này sẽ trực thuộc Quân khu Tây Bộ của Trung Quốc.
Kể từ cuộc chiến tranh năm 1962, Ấn Độ và Trung Quốc chưa có biên giới phân định chính xác trên dãy Himalaya. Hậu quả là khu vực này trở thành nơi thường xuyên xảy ra xung đột giữa lực lượng vũ trang của hai bên.
Trung Quốc và Ấn Độ có đường biên giới chung dài 3.862km. Cả hai bên đều cáo buộc nhau từng xâm phạm lãnh thổ.

Biên giới Trung - Ấn “nóng” trở lại, vì sao?

(Kiến Thức) - Căng thẳng biên giới Trung Quốc - Ấn Độ bất ngờ "tăng nhiệt" những ngày qua sau vụ ẩu đả giữa binh sĩ hai nước tại khu vực gần Đường kiểm soát thực tế (LAC).

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?
 Vụ đụng độ giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra hôm 9/5 tại khu vực Naku La, gần Đường kiểm soát thực tế (LAC) phân định ranh giới giữa lãnh thổ do hai bên kiểm soát. Ảnh: Các binh sĩ Ấn Độ (phải) và Trung Quốc (trái) tại khu vực biên giới. Ảnh: HT. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-2
Binh sĩ hai bên ban đầu ném đá vào nhau, sau đó tranh cãi và ẩu đả khiến nhiều người bị thương. “4 lính Ấn Độ và 7 lính Trung Quốc bị thương trong cuộc đụng độ liên quan tới khoảng 150 binh sĩ của cả hai bên”, Hindustan Times dẫn một nguồn tin từ Quân đội Ấn Độ cho hay. Ảnh: Sputnik.   

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-3
 Quân đội Ấn Độ ra thông cáo cho biết vụ đụng độ xảy ra giữa lực lượng biên phòng hai bên vì tranh chấp biên giới chưa được giải quyết. Tờ Hindustan Times đưa tin, cuộc xung đột sau đó được giải quyết ở cấp địa phương. Ảnh: TA.
Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-4
 Trên thực tế, căng thẳng ở vùng biên giới Ấn Độ và Trung Quốc vẫn âm ỉ lâu nay, kể từ cuộc chiến tranh năm 1962. Tuy nhiên, sự việc xảy ra ngày 9/5 vừa qua là cuộc đụng độ mới nhất giữa hai nước sau hai năm. Ảnh: Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực biên giới. Ảnh: NN. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-5
 Trong năm 2017, hai nước trải qua hơn hai tháng căng thẳng tại khu vực Cao nguyên Doklam, sau khi Trung Quốc điều lực lượng công binh và máy móc cơ giới để xây dựng một con đường vào nơi có tranh chấp chủ quyền với Bhutan - đồng minh thân cận của Ấn Độ - vào tháng 6/2017. Ảnh: BBC. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-6
Đến ngày 15/8/2017, các nguồn tin Ấn Độ cho biết, đụng độ giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra ở phía tây dãy Himalaya, khi binh sĩ Ấn Độ nỗ lực ngăn chặn một nhóm lính Trung Quốc cầm theo gậy sắt và đá, đi vào khu vực Ladakh, gần hồ Pangong của Ấn Độ. Ảnh cắt từ clip. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-7
 Cuộc xô xát khi đó đã khiến binh sĩ cả hai bên bị thương nhẹ. Ảnh: Binh sĩ Quân đội Ấn Độ ở khu vực biên giới giáp Trung Quốc. Ảnh: Economic Times.

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-8
 Trung Quốc và Ấn Độ sau đó liên tục cáo buộc binh sĩ của đối phương xâm nhập lãnh thổ của nhau và đưa ra những tuyên bố cứng rắn buộc nước kia phải rút quân vô điều kiện để giải quyết tình trạng đối đầu. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ nói chuyện với binh sĩ Trung Quốc tại đèo Nathu La ở biên giới giữa hai nước. Ảnh: Reuters.

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-9
 Căng thẳng giữa hai nước "hạ nhiệt" vào cuối tháng 8/2017 sau khi hai bên đồng ý rút binh sĩ. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ. Ảnh: TTXVN. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-10
Tuy nhiên, sau sự kiện đối đầu ở khu vực biên giới Doklam kết thúc hồi tháng 8/2017, đầu năm 2018 có tin hai nước Trung-Ấn lại xảy ra xung đột ngắn ở bang Arunachal Pradesh. Ảnh: Khu vực biên giới Ấn Độ-Trung Quốc. Ảnh: btvin.com. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-11
 Tháng 9/2019, Sputnik đưa tin, Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ "đối đầu" tại bờ bắc hồ Pangong Tso thuộc khu vực Ladakh nhưng sau đó hai bên đã rời đi sau đối thoại. “Có một vụ đối đầu giữa quân đội hai bên nhưng kết thúc sau đối thoại cấp phái đoàn”, theo thông cáo của Quân đội Ấn Độ. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc tại cửa khẩu trên đèo Nathu La nối bang Sikkim (Ấn Độ) và Tây Tạng (Trung Quốc). Ảnh: Reuters.
Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-12
 Thông cáo của Quân đội Ấn Độ nói thêm rằng các sự cố như vậy xảy ra do quan điểm khác nhau về Đường kiểm soát thực tế (LAC) phân định ranh giới giữa lãnh thổ do hai bên kiểm soát. Ảnh: Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực biên giới hai nước. Ảnh: AP.

Ấn Độ sẽ giải quyết tranh chấp biên giới với TQ qua đàm phán

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ cho biết sẽ quyết tâm giải quyết tranh chấp thông qua các cuộc đàm phán và đảm bảo quân đội Ấn Độ sẽ không để niềm tự hào của đất nước bị tổn thương.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh ngày 30/5 tuyên bố New Delhi sẽ không để "niềm tự hào bị tổn thương" trong căng thẳng biên giới hiện nay với Trung Quốc, nhưng quyết tâm giải quyết tranh chấp thông qua các cuộc đàm phán với Bắc Kinh.

Tin mới