Quan hệ ASEAN-Trung Quốc: Kinh tế hay chính trị?

Quan hệ ASEAN-Trung Quốc: Kinh tế hay chính trị?
Một cuộc họp cấp bộ trưởng Trung Quốc-ASEAN về hợp tác khoa học-kỹ thuật.
 Một cuộc họp cấp bộ trưởng Trung Quốc-ASEAN về hợp tác khoa học-kỹ thuật.

Cách đây không lâu, cơ sở hội nhập và liên kết kinh tế của quan hệ Trung Quốc-ASEAN từng được coi là bền vững, bất di bất dịch. Nhiều nhà phân tích đã cho rằng lợi nhuận nhiều tỷ USD chảy cuồn cuộn vào túi Trung Quốc, Singapore, Indonesia và những công ty khác, sẽ tự động hóa giải những hiềm khích chính trị trong khu vực.
Hình mẫu quá khứ đáng ngưỡng mộ của EU từ lâu đã nhạt phai cùng với cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu và vô số hệ lụy. Trong khi đó, tiến trình hội nhập ASEAN-Trung Quốc đặc biệt nổi lên. Kim ngạch thương mại Trung Quốc-ASEAN năm 2012 đạt 400 tỷ USD (chiếm vị trí thứ ba trong thương mại của Trung Quốc sau Liên minh châu Âu và Mỹ). Đầu tư song phương đang tiến tới mốc 100 tỷ USD, trong đó các nước ASEAN cũng đã đầu tư vào nền kinh tế Trung Quốc tới 76,2 tỷ USD.
Sự phát triển về lượng trong lĩnh vực kinh tế đến giai đoạn nhất định sẽ chuyển thành chất lượng mới cao hơn của sự liên kết hội nhập ASEAN-Trung Quốc.
Tháng 11/2012, trong chuyến thăm của cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đến các nước ASEAN, đã nảy sinh ý tưởng tạo lập dự án lớn nhất thế giới là Đối tác kinh tế toàn diện của khu vực (RCEP) với sự tham dự của 10 nước ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand.
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Brunei hồi tháng 4/2013, ý tưởng của ông Ôn gia Bảo đã có đường nét cụ thể hơn. Đến cuối năm 2015 thì 16 quốc gia kể trên sẽ bắt tay tạo lập cấu trúc của cơ chế thương mại mới. Các chuyên viên đánh giá rằng sáng RCEP là phương án đối trọng với Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP) với 10 quốc gia, do Mỹ cầm đầu nhưng không có Trung Quốc.
Hợp tác Trung Quốc-ASEAN cũng mang đến cho các nước Đông Nam Á cả thách thức và đe dọa. Trong số đó có mối đe dọa ô nhiễm môi trường làm hại hệ sinh thái bằng lưu thông nước những con sông xuyên biên giới. Các chuyên viên bảo vệ môi trường phương Tây và châu Á đang cố gắng thu hút sự chú ý của công đồng thế giới tới việc Trung Quốc xây dựng công trình thuỷ điện trên sông Mekong (dài 4.500 km). Tại Vân Nam, Trung Quốc đã xây dựng đập thủy điện thứ năm trên thượng nguồn sông Mekong và theo nhân định của giới chuyên gia, đập Ngọa Trác Nộ có thể gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hệ sinh thái của sông Mekong, đặc biệt là ở phần hạ lưu của dòng sông lớn này.

Đập thủy điện Trung Quốc ảnh hưởng lớn đến hạ nguồn sông Mekong.
 Đập thủy điện Trung Quốc ảnh hưởng lớn đến hạ nguồn sông Mekong.

Ngay trong năm 2013, Trung Quốc đã đưa vào vận hành tuyến đường sắt Côn Minh-Ngọc Khê, kết nối tỉnh Vân Nam với các nước láng giềng ASEAN. Mặc dù chiều dài tương đối ngắn của nhánh đường là 141 km, người ta đã dựng 35 đường hầm và 61 cây cầu. Trong triển vọng ngắn hạn, dự kiến xây dựng những phân đoạn tiếp theo đến Mông Tự, không kém phần phức tạp về mặt địa hình. Người Trung Quốc dự định hoàn thành nhánh này vào năm 2014, thực thi kế hoạch xây dựng mạng lưới đường sắt xuyên Á phía đông. Nói cách khác, lợi ích kinh tế và địa chính trị khu vực hiện nay đang ngày càng chiếm phần chủ đạo lấn át và khống chế những tính toán lo âu và dự báo về môi trường.

TIN LIÊN QUAN:

ĐANG ĐỌC NHIỀU:

Tin mới