Quan hệ Mỹ-Ukraine: Thiếu cả chiến lược lẫn đối tác

(Kiến Thức) - Quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Ukraine  thiếu “cả chiến lược lẫn đối tác”, khi phương Tây đang chơi một canh bạc chính trị mạo hiểm trong khu vực.

Quan hệ Mỹ-Ukraine: Thiếu cả chiến lược lẫn đối tác
Quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Ukraine  thiếu “cả chiến lược lẫn đối tác” là nhận định của ba học giả người Mỹ: Matthew Rojansky (chuyên gia về quan hệ của Mỹ với các nước thuộc Liên Xô cũ và là giám đốc Học viện Kennan), Thomas Graham  (giám đốc điều hành Kissinger Associates Inc) và Michael Kofman (chuyên gia quân sự và chính sách công tại Viện Kennan).
Quan he My-Ukraine thieu “ca chien luoc lan doi tac”
Tổng thống Ukraine Petro Poroschenko bắt tay Tổng thống Mỹ Barack Obama trong mối quan hệ  thiếu “cả chiến lược lẫn đối tác”.

Trong một bài viết được Reuters đăng tải, ba học giả Mỹ nói trên viết : "Washington và Kiev đã đạt đến giới hạn của những gì gọi là hùng biện chính trị, đỉnh cao và các biểu tượng có thể đạt được. Hiện thời, hai bên phải xác định lợi ích quốc gia quan trọng nào có thể xây dựng và duy trì quan hệ hợp tác giữa hai nước trong tương lai gần. Nếu không, hai nước có nguy cơ tiếp tục một mối quan hệ sẽ dẫn đến thất vọng và cuối cùng là sự chia rẽ giữa người Mỹ và người Ukraine”.
Theo các nhà phân tích chính sách cao cấp, trong khi “canh bạc khu vực” rất mạo hiểm đối với Kiev, Brussels và Washington, quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Ukraine lại thiếu "cả chiến lược lẫn hợp tác”.
Mặc dù Kiev gần đây đã tìm cách đoạn tuyệt với quá khứ Liên Xô và “hậu Liên Xô”, cánh cửa để Ukraine hướng tới liên minh với Tây Âu "chưa mở hoặc không thể đảo ngược".
Trong khi đó, tương lai của đất nước Ukraine không chỉ được xác định bởi các chính trị gia có "đầu óc cải cách" và xã hội dân sự mà bởi "lợi ích của các đầu sỏ chính trị và vấn nạn tham nhũng tràn lan”. Những cải cách mà lãnh đạo Ukraine vẫn chưa được chứng minh là có hiệu quả và dẫn đến sự bất mãn  của dân chúng  Ukraine và liên minh cầm quyền ở Kiev.
Ba học giả người Mỹ nói trên nhấn mạnh rằng nhiều người Ukraine công khai bày tỏ nghi ngờ “các nhà lãnh đạo hiện tại” có thể thực hiện những  hứa hẹn của họ.
Nhưng Washington đã đặt cược quá cao vào sự thành công của chính phủ Kiev mới, được hình thành sau khi cuộc bầu cử năm 2014. Các quan chức Mỹ cấp cao đã ca ngợi các đối tác Ukraine của họ là “dũng cảm và đầy nhiệt huyết”. Ba học giả Mỹ nhấn mạnh: "Vì vậy, Washington có ít đòn bẩy để thúc ép ban lãnh đạo Ukraine tiếp tục theo đuổi những  cải cách chính sách cụ thể".
Trong bối cảnh hiện nay, các chính trị gia Ukraine, các nhà tài phiệt ủng hộ họ và các nhóm dân sự đang gõ cửa Washington để tìm kiếm sự hỗ trợ và giúp đỡ chính trị.
Cho đến nay, mối quan hệ Mỹ-Ukraine đang bắt đầu trông giống như mối quan hệ giữa một nhà bảo trợ và người được bảo trợ.Theo các chuyên gia, một mối quan hệ như vậy không phải là mối quan hệ mà người dân Ukraine và Mỹ mong muốn.
Theo ba học giả Mỹ nói trên, Washington cần đề ra một khuôn khổ mới cho quan hệ đối tác chiến lược song phương với Kiev và "phải quên đi công thức thuyết phục Ukraine chọn con đường thân phương Tây làm công cụ phá hoại các dự án hội nhập do Nga cầm đầu". HỌ cũng lưu ý thêm rằng Washington cũng phải chấm dứt tin rằng Mỹ có thể là một nhân tố chủ đạo “trên chính trường Ukraine để đạt được một sự thay đổi mong muốn”.
Ba học giả người Mỹ Matthew Rojansky, Thomas Graham  và Michael Kofman cho rằng cách tiếp cận mới (khác hẳn với cách tiếp cận hiện nay) có thể tạo ra nền tảng cho hợp tác song phương có hiệu quả giữa Mỹ và Ukraine.

Ông Kerry cảnh báo Kiev chớ có vi phạm Thỏa thuận Minsk

(Kiến Thức) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cảnh báo Kiev chớ có mưu toan tái chiếm sân bay Donetsk bằng vũ lực vì hành động này vi phạm Thỏa thuận Minsk.

Ông Kerry cảnh báo Kiev chớ có vi phạm Thỏa thuận Minsk
Trong cuộc họp báo hôm 12/5 sau khi hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ngoại trưởng Sergei Lavrov ở Sochi, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh rằng bất kỳ hành động nào như vậy sẽ vi phạm Thỏa thuận Minsk và  sẽ không nhận được sự ủng hộ của Washington.
Ong Kerry canh bao Kiev cho co vi pham Thoa thuan Minsk
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Kêu gọi Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuân thủ các thỏa thuận ngừng bắn, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói: “Điều quan trọng là đảm bảo cho  cả hai bên đạt được tiến bộ trong việc thực hiện các Thỏa thuận Minsk một cách đầy đủ”.

Mỹ dùng nhiều máy bay P-3 kiềm chế TQ ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Trang Duowei News đưa tin, Mỹ đang lên kế hoạch thiết lập chuỗi căn cứ sử dụng máy bay giám sát P-3 Orion để kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông.

Mỹ dùng nhiều máy bay P-3 kiềm chế TQ ở Biển Đông
Hải quân Mỹ hiện có nhiều máy bay P-3 Orion triển khai ở khắp nơi trên thế giới. Và trong tương lai, máy bay loại này đang dần được thay thế bằng loại P-8A Poseidon tân tiến hơn.
Thêm vào đó, tạp chí Combat Aircraft loan báo, Washington rục rịch thiết lập một chuỗi các căn cứ quân sự trang bị bằng máy bay P-3 Orion với hai mục đích. Thứ nhất, các căn cứ này sẽ làm nhiệm vụ kiềm chế các tàu chiến Trung Quốc ra vào chuỗi đảo đầu tiên. Cuối cùng, động thái này còn là cách để Mỹ kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông.

Quân đội Trung Quốc hậu thuẫn phiến quân Ấn Độ?

(Kiến Thức) -  Các báo ở New Delhi đồng loạt cáo buộc Quân đội Trung Quốc hậu thuẫn phiến quân NSCN-K đang hoạt động mạnh ở vùng đông bắc Ấn Độ.

Quân đội Trung Quốc hậu thuẫn phiến quân Ấn Độ?
Quân đội Ấn Độ hôm 4/6 đã trúng ổ phục kích của phiến quân ở huyện Chandel, bang Manipur, khiến 18 binh sĩ chính phủ thiệt mạng.
Trong khi đó, trang mạng New Outlook có trụ sở ở Thượng Hải đưa tin rằng  truyền thông Ấn Độ rầm rộ đăng tải các bài viết tố cáo Quân đội Trung Quốc hậu thuẫn phiến quân NSCN-K đang hoạt động mạnh ở vùng đông bắc Ấn Độ.

Tin mới