Quan hệ nhiều thăng trầm của Iran-Ả-rập Xê-út

Trong vòng 20 năm trở lại đây, mối quan hệ giữa Iran và Ả-rập Xê-út đã có nhiều thăng trầm, khi hòa hoãn, khi lại lạnh nhạt.

Ngày 3/1, Ả-rập Xê-út tuyên bố cắt đứt mối quan hệ ngoại giao với Iran sau khi đại sứ quán nước này tại Tehran bị người biểu tình tấn công. Đây được coi là căng thẳng khá nghiêm trọng giữa hai nước, tuy nhiên trong vòng 20 năm trở lại đây, mối quan hệ giữa Iran-Ả-rập Xê-út đã có nhiều thăng trầm, khi hòa hoãn,  khi lại căng thẳng.
Quan he nhieu thang tram cua Iran-A-rap Xe-ut
Hoàng Thái tử Saudi Arabia Abdullah đón tiếp Tổng thống Iran Khatami năm 1999. 
Vụ tấn công Đại sứ quán Saudi Arabia bắt nguồn từ sự bất bình của một bộ phận người dân Iran trước quyết định xử tử Giáo sĩ theo dòng Hồi giáo Shi’ite Nimr al-Nimr, nhân vật chủ chốt trong làn sóng biểu tình năm 2011 ở Saudi Arabia.
1987 – Bất đồng
Mối quan hệ giữa Saudi Arabia và Iran đã chạm mức căng thẳng đỉnh điểm vào tháng 7/1987 khi 402 người hành hương trong đó có 275 công dân Iran thiệt mạng tại thánh địa Mecca.
Sau vụ việc trên, người biểu tình tràn qua các con phố của Tehran rồi ập vào Đại sứ quán Saudi. Sau khi Mousa'ad al-Ghamdi, một nhân viên ngoại giao người Saudi Arabia thiệt mạng bởi vết thương nặng do ngã từ cửa sổ đại sứ quán, Riyadh cáo buộc Tehran đã làm ngơ và trì hoãn đưa ông al-Ghamdi tới bệnh viện để cấp cứu kịp thời.
Từ tháng 4/1988, mối căng thẳng giữa hai nước được làm dịu bớt.
1999 - Thân thiện
Nhà vua Fahd đánh giá cao và chức mừng chiến thắng của Tổng thống Iran Mohammad Khatami trong cuộc bầu cử năm 2001. Ông Khatami là giáo sĩ Hồi giáo theo dòng Shi'ite, ông đã nỗ lực làm tan băng mối quan hệ với Saudi Arabia sau thời gian dài không mấy mặn nồng kể từ Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979.
Trước đó, vào năm 1999, ông Khatami là Tổng thống Iran đầu tiên tới thăm Saudi Arabia kể từ cuộc cách mạng năm 1979. Bên cạnh đó, hai nước còn thông qua hiệp ước an ninh chung vào tháng 4/2001.
2003 - Đối thủ
Việc lật đổ ông Saddam Hussein tại Iraq đã tạo điều kiện để người Hồi giáo theo dòng Shi'ite nắm giữ vai trò quan trọng hơn trong chính phủ nước này. Chính vì vậy, mối quan hệ giữa Iraq và Iran bắt đầu có nhiều thay đổi, điều này dường như không phải là tín hiệu tốt đối với Saudi Arabia.
Ngoài ra, chương trình hạt nhân của Iran lại càng khiến Saudi Arabia quan ngại sâu sắc rằng Tehran dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad đang hướng tới việc vươn lên trở thành cường quốc ở Vùng Vịnh đồng thời nâng tầm vị thế của người Shi'ite thiểu số.
Saudi Arabia từng thẳng thừng tuyên bố với một phái đoàn của Iran vào tháng 1/2007 rằng Tehran đang đặt khu vực Vùng Vịnh vào vòng nguy hiểm do sự đối đầu của nước này với Mỹ cũng như chương trình hạt nhân của nước này.
2011 - Mùa xuân Arập
Saudi Arabia từng cử quân đội tới hỗ trợ Bahrain trấn áp người biểu tình chỉ vì lo ngại rằng hầu hết người Hồi giáo theo dòng Shi'ite tại đây sẽ liên minh với Iran.
WikiLeaks tung tài liệu bí mật của Mỹ cho thấy các lãnh đạo của Saudi Arabia, bao gồm Nhà vua Abdullah từng kêu gọi Mỹ có hành động cứng rắn hơn với chương trình hạt nhân của Iran, thậm chí có thể sử dụng cả vũ lực quân sự.
2012 - Cáo buộc lẫn nhau
Saudi Arabia ra sức ủng hộ lực lượng nổi dậy chống lại Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria trong khi Iran luôn thể hiện lập trường ủng hộ nhà lãnh đạo này. Chính vì vậy Tehran lên tiếng cáo buộc Riyadh đang chống lưng cho “khủng bố”.
Đến tháng 3/2015, Saudi Arabia triển khai chiến dịch quân sự tại Yemen để ngăn chặn phiến quân Houthi tại đây đồng thời cáo buộc Iran đứng đằng sau Houthi. Còn Tehran lại lên tiếng cho rằng các cuộc không kích của Saudi Arabia tại Yemen đã gây thiệt hại nhiều mạng sống của người dân vô tội.

Buôn lậu dầu IS: Những bằng chứng mới chống Thổ Nhĩ Kỳ

(Kiến Thức) - Nhiều  bằng chứng mới tiếp tục cho thấy Tổng thống TNK Erdogan có  liên quan đến hoạt động  buôn lậu  dầu lửa với nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo.

Nhà báo Mỹ  Brandon Turbeville cho rằng  NATO biết rõ việc cái gọi là Nhà nước Hồi giáo  (IS) đang ăn cắp và buôn lậu dầu thô của Syria và Iraq.
Buon lau dau IS: Nhung bang chung moi chong Tho Nhi Ky
Hình ảnh chụp cảnh Bilal Erdogan - con trai của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Recep Erdogan - đang ăn tiệc với một thủ lĩnh phiến quân IS.
Trong khi đó, Rystad Energy - một công ty tư vấn dầu mỏ và khí độc lập - đã  cung cấp những chi tiết mới về các thủ đoạn buôn bán dầu thô bất hợp pháp giữa  Thổ Nhĩ Kỳ và nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo. Hãng thông tấn Na Uy Klassekampen đã tiết  lộ  báo cáo của Rystad Energy, trong đó làm sáng tỏ việc một lượng lớn dầu thô đã được nhập lậu vào Thổ Nhĩ Kỳ từ khu vực do phiến quân IS kiểm soát ở Syria và Iraq và sau đó được bán với mức giá rẻ mạt, thấp hơn nhiều so với mặt bằng giá dầu thế giới.

Hình ảnh ngập lụt kinh hoàng tại nước Anh

(Kiến Thức) - Nước Anh đang đối mặt với tình trạng ngập lụt kinh hoàng nhất trong hàng thập kỷ qua.

Hinh anh ngap lut kinh hoang tai nuoc Anh
Tình trạng ngập lụt kinh hoàng tại nước Anh xảy ra sau những cơn mưa dai dẳng suốt một tháng. 
Hinh anh ngap lut kinh hoang tai nuoc Anh-Hinh-2
Đường phố ngập lụt sau khi nước sông Calder tràn bờ vào thị trấn Calder Valley, Mytholmroyd. Đây là một trong những thị trấn bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do mưa lũ ở miền bắc nước Anh. 
Hinh anh ngap lut kinh hoang tai nuoc Anh-Hinh-3
 Mực nước đã dâng cao bằng cửa sổ của những ngôi nhà và cửa hàng ở West Yorkshire sau một tháng mưa dai dẳng.
Hinh anh ngap lut kinh hoang tai nuoc Anh-Hinh-4
 Hàng nghìn người dân Anh đã phải sơ tán khi nước lũ ngày càng dâng cao.
Hinh anh ngap lut kinh hoang tai nuoc Anh-Hinh-5
Nhiều cửa hàng ngập trong biển nước tại Hendon Bridge - một trong những thị trấn bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong khu vực. 
Hinh anh ngap lut kinh hoang tai nuoc Anh-Hinh-6
Tại Summerseat, Lancashire, quán rượu Waterside 200 tuổi được xây dựng trên một cây cầu bắc qua sông Irwell đã bị đổ sập vì lũ lụt. 
Hinh anh ngap lut kinh hoang tai nuoc Anh-Hinh-7
Một số nhân chứng kể lại rằng họ chứng kiến một phần quán rượu trôi theo dòng nước lũ.
Hinh anh ngap lut kinh hoang tai nuoc Anh-Hinh-8
Nước lũ ở nhà ga Walsden, Lancashire. 
Hinh anh ngap lut kinh hoang tai nuoc Anh-Hinh-9
Người dân ở Croston mặc áo phao đi qua con phố ngập lụt
Hinh anh ngap lut kinh hoang tai nuoc Anh-Hinh-10

Lực lượng cứu hộ sơ tán người dân đến nơi an toàn. 

Hinh anh ngap lut kinh hoang tai nuoc Anh-Hinh-11
Ngôi nhà Mill Hey Brew ở Haworth, West Yorkshire bị tàn phá nặng nề vì nước lũ. 
Hinh anh ngap lut kinh hoang tai nuoc Anh-Hinh-12
Tại trung tâm Rochdale Town, nhiều chiếc ô tô bị mắc kẹt giữa đường. 
Hinh anh ngap lut kinh hoang tai nuoc Anh-Hinh-13
Chiếc ô tô “chết đứng” giữa đường ở Brighouse. 
Hinh anh ngap lut kinh hoang tai nuoc Anh-Hinh-14
Mực nước đang dâng cao tại thị trấn Otley, North Yorkshire, sau khi sông Wharfe vỡ bờ. 
Hinh anh ngap lut kinh hoang tai nuoc Anh-Hinh-15
Lực lượng cứu hộ giải cứu người dân trong những ngôi nhà ngập lụt trên đường King ở Whalley, Lancashire. 

Tin mới