Quận huy Hoàng Đình Bảo bị giết vì dan díu Tuyên phi Đặng Thị Huệ?

Cũng chính vì quyền lực, địa vị, danh vọng và bổng lộc nên Quận huy Hoàng Đình Bảo từ một con người có tài, một người có thời được dân chúng tin tưởng đã nhanh chóng trở thành kẻ mù quáng...

Quận huy Hoàng Đình Bảo bị giết vì dan díu Tuyên phi Đặng Thị Huệ?

Hoàng Đình Bảo (1743-1782) còn được người đương thời gọi là Huy Quận Công (hay Quận Huy) thời vua Lê - chúa Trịnh. Trước đây, tên của ông ta là Đăng Bảo, sau đó lại đổi là Tố Lý và sau nữa lại đổi là Đình Bảo. Ông quê ở Hoan Châu (nay thuộc huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), là con nuôi danh tướng Hoàng Ngũ Phúc.

Quan huy Hoang Dinh Bao bi giet vi dan diu Tuyen phi Dang Thi Hue?

 Hình ảnh lẳng lơ của Tuyên phi Đặng Thị Huệ trên phim.

Ông thi đậu hương tiến và về sau lại đậu tạo sĩ rồi lấy con gái của chúa Trịnh Doanh. Vì được phong làm Huy Quận Công nên ông thường được gọi là Quận Huy. Năm 1774, ông theo Quận Việp Hoàng Ngũ Phúc đánh chúa Nguyễn ở Đàng Trong, chiếm được kinh thành Phú Xuân. Do uy tín của Quận Việp trong triều quá lớn, nhiều người dị nghị hai chú cháu sẽ cướp ngôi chúa của họ Trịnh. Thời ấy, có người đã đặt ra những câu sấm đồn đại việc này. Quận Việp sợ bị vạ lây bèn đổi tên ông thành Tố Lý. Về sau, trước khi qua đời (1775), ông lại đổi tên lần nữa thành Đình Bảo.

Năm 1777, ông làm trấn thủ trấn Nghệ An. Tại đây xảy ra nạn đói, Quận Huy ra lệnh cho các nhà giàu trong vùng phải xuất thóc lúa trợ cấp cho người nghèo. Vì vậy người nghèo Nghệ An rất biết ơn ông. Năm 1778, ông được Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm cho coi việc trong phủ chúa và lĩnh chức trấn thủ Sơn Nam (địa bàn của Sơn Nam thời Lê gồm: Hà Đông, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình).

Bấy giờ, trong họ Trịnh xảy ra tranh chấp ngôi thế tử giữa con trưởng là Trịnh Tông và con thứ là Trịnh Cán, do người mẹ của Trịnh Cán là Tuyên phi Đặng Thị Huệ làm đại diện. Quận Huy từng có ý theo Trịnh Tông nhưng không được bèn ngả theo Đặng Thị Huệ để giúp Trịnh Cán còn nhỏ. Nhân vụ án năm Canh Tý (1780), Trịnh Tông có ý làm loạn nhưng thất bại nên bị truất ngôi xuống làm con út và ngôi thế tử thuộc về Trịnh Cán. Sau khi Trịnh Sâm mất, Trịnh Cán mới 5 tuổi lên thay, tức là Điện Đô Vương. Quận Huy được cử giữ chức phụ chính trong phủ chúa Trịnh. Vì Tuyên phi còn trẻ tuổi, Quận Huy thường ra vào bàn kế sách với Tuyên phi nên mọi người trong cung ngoài phủ dị nghị là ông tư thông với Tuyên phi. Vì vậy, người đương thời có lời đồn đại về ông như sau:

Trăm quan có mắt như mờ

Để cho Huy quận vào rờ chính cung.

Về sau, lính kiêu binh ủng hộ Trịnh Tông cùng nhau thực hiện âm mưu đảo chính lật đổ Trịnh Cán để lập Trịnh Tông. Sách Lê quý dật sử có đoạn chép vắn tắt sự việc này như sau:

Lính trong phủ ước hẹn cùng vào núi bí mật toan định ngày giờ phế Trịnh Cán. Bên trong theo ý quốc mẫu (mẹ Trịnh Sâm), bên ngoài dựa vào sự chi viện của Phan quận công (Nguyễn Phan) và nhờ Nguyễn Nhưng làm bài hịch khích lệ quân lính, phù chính nghĩa. Lại có Thư cho Tiệp Bảo là Nguyễn Bằng lên gác phủ đánh trống làm hiệu. Nghe có biến, Quận Huy sai đội quản voi chỉnh đốn bành voi. Huy lên voi tuần hành để răn đe quân sĩ. Quân sĩ đập phá gạch ngói ném bừa vào Huy. Huy bị thương ngã gục trên mình voi, quân sĩ lại lấy kiếm dài đâm lên làm Huy bị thương tiếp. Rồi lại lấy câu liềm lôi Huy xuống và băm ra từng khúc. Quận Huy bị giết, Trịnh Cán và Đặng Thị Huệ bị truất, Trịnh Tông lên ngôi, tức là Đoan Nam Vương.

Lời bàn:

Vào thời Lê Mạt, người ngồi trên ngai vàng để trị vì đất nước vẫn là nhà vua, nhưng triều đình trong cung vua chỉ là hình thức, còn thực quyền cai quản và điều hành các bộ, các tổng trong nước lại do phủ chúa Trịnh quyết định. Thậm chí có những công việc nhà vua ra lệnh nhưng phủ chúa chưa đồng ý thì lệnh ấy cũng như không. Ngược lại, việc gì phủ chúa đã quyết thì vua cũng không thể cản. Và chính vì quyền lực và địa vị như vậy nên ngôi vua thì chẳng ai dòm ngó, còn chiếc ghế trong phủ chúa thì lại tranh nhau.

Cũng chính vì quyền lực, địa vị, danh vọng và bổng lộc nên Quận Huy từ một con người có tài, một người có thời được dân chúng tin tưởng đã nhanh chóng trở thành kẻ mù quáng. Thế mới hay rằng, quyền lực cùng sự vinh hoa và cả đàn bà... luôn là cái bẫy đối với tất cả những người đàn ông không biết mình là ai. Và từ thượng cổ cho tới ngày nay, đã có biết bao người hùng thân bại danh liệt và thậm chí là mất mạng bởi cái bẫy này. Mong rằng hậu thế sẽ không còn ai vướng vào bả vinh hoa, bẫy quyền lực như tiền nhân nữa.

Ai là Từ Hi Thái hậu “phiên bản Việt Nam”?

Ai là Từ Hi Thái hậu “phiên bản Việt Nam”?

(Kienthuc.net.vn)- Giữa hai nhân vật lịch sử, một của Trung Quốc và một của Việt Nam là Từ Hi Thái hậu và Tuyên phi Đặng Thị Huệ có rất nhiều điểm tương đồng…

Từ gái quê,  trở thành người kiểm soát vua chúa nhờ nhan sắc

Từ Hi Thái hậu (1835–1908) có tên tục là Ngọc Lan, xuất thân từ một gia đình nông dân. Bà được đưa vào cung khi mới 16 tuổi, trong bối cảnh triều Mãn Thanh đang đi xuống, vua Hàm Phong ăn chơi sa đọa, bỏ bê việc triều chính.

Vua Hàm Phong khi ấy đã lập hoàng hậu và có tới 3000 cung nữ. Nhưng ngay từ lần đầu gặp mặt, vua đã say đắm Ngọc Lan vì sắc đẹp đặc biệt của cô thôn nữ này. Và Ngọc Lan đã tận dụng ưu thế của mình để chi phối hoàng đế cho đến tận ngày ông băng hà. Bà đã nhanh chóng được phong đến chức Ý Quý nhân, từ đó bắt đầu cuộc sống xa hoa gây huynh đảo cả triều đình Mãn Thanh.

Để duy trì nhan sắc, Từ Hi Thái hậu đã sử dụng rất nhiều món ăn quái đản. Tương truyền, bà nuôi 2 con chuột bạch bằng nhân sâm và cao lương mỹ vị, khiến chúng chuyển thành màu đỏ, rồi sai người đem đi hầm để ăn.

Bà cũng cho trồng trà trên núi, để đến mùa đông, khi hoa trà bị tuyết phủ, bà cho thả một đàn ngựa ra ăn hoa trà. Sau những con ngựa bị mổ ruột ra để lấy hoa trà trong bao tử chế thành trà uống, gọi là Trãm Mã Trà.

Cũng giống như Từ Hi Thái hậu, Tuyên Phi Đặng Thị Huệ vào cung năm 16 tuổi. Bà cũng là con nhà thường dân, có cuộc sống nghèo khổ, phải sống bằng nghề hái chè. Từ khi còn niên thiếu, Huệ đã nổi tiếng có sắc đẹp nhất vùng.

Khi Thị Huệ vào cung, chúa Trịnh Sâm đang có một cuộc sống hoang đàng xa xỉ với hàng trăm mỹ nữ. Tuy vậy, ông đã thích Huệ ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Với nhan sắc trời phú và tài đối đáp thông minh, Thị Huệ nhanh chóng chiếm được vị trí số một trong trái tim Trịnh Sâm. Ông phong cho Huệ làm Tuyên phi và cưng chiều hết mực.
 

Được chúa sủng ái, Huệ trở nên lộng hành, thường đóng kịch trước mặt chúa. Có khi Huệ không mặc gì, chỉ khoác lên người một chiếc khăn rất mỏng, lượn lờ qua lại để khiêu khích chúa. Chúa lao vào ôm thì Huệ lẩn rất nhanh, khiến chúa sôi cả máu lên mới thôi.

Khi có chuyện không vừa ý, Huệ thường giả vờ xây xẩm mặt mày, rồi kêu khóc thảm thiết. Có lần chúa thấy Huệ đang đùa nghịch viên ngọc ngọc dạ quang - báu vật truyền đời của gia tộc trên tay, liền bảo: Nhè nhẹ thôi, đừng làm ngọc xây xát!

Huệ liền thẳng tay ném viên ngọc xuống đất, trách chúa trọng của khinh người, rồi khóc lóc và bỏ sang cung khác. Chúa phải dỗ dành mãi Huệ mới chịu làm lành...

Sinh thế tử và giành quyền lực triều đình

Khi đã đạt những nấc thang danh vọng đầu tiên, Ngọc Lan chịu sức ép phải sinh được quý tử nối ngôi nếu muốn giành được nhiều quyền lực hơn nữa. Và bà đã sinh ra một đứa con trai vào năm 1856, người sau này sẽ trở thành Hoàng đế Đồng Trị. Từ lúc này, bà càng được sủng ái.

Sau khi Hoàng đế Hàm Phong qua đời, Hoàng hậu Từ An và Ý Quý nhân được triều đình tôn xưng là Từ An Thái hậu và Từ Hi Thái hậu và đảm nhận vai trò phụ chính cho Hoàng đế Đồng Trị còn nhỏ tuổi.

Với tham vọng quyền lực cùng tính cách quyết đoán và trí thông minh hơn người, Từ Hi Thái hậu từng bước gạt bỏ vai trò của Từ An Thái hậu và Hoàng đế Đồng Trị để trở thành người kiểm soát hoàn toàn việc triều chính. Sự hách dịch và độc đoán của bà lúc này đã lên đến đỉnh điểm…

Quay lại với phủ chúa Trịnh, vào năm 1777 Đặng Thị Huệ đã sinh con trai, được chúa yêu quý lấy tên mình thuở nhỏ đặt cho con là Cán. Trịnh Cán sớm tỏ ra là đứa trẻ khôi ngô và có thiên tư.

Trước đó, một quý phi tên là Ngọc Hoan đã sinh con trai cho chúa, đặt tên là Tông. Chúa Trịnh Sâm không yêu Ngọc Hoan nên không muốn lập Trịnh Tông làm Thế tử, mặc dù Trịnh Tông đã 15 tuổi và nhiều tài năng. Hiểu được suy nghĩ của chúa, Thị Huệ âm mưu cướp ngôi Thế tử cho Trịnh Cán.

Lúc này, triều đình chia làm 2 phe: phe Trịnh Tông, phe Trịnh Cán. Tuy vậy, phe Trịnh Tông đã thất thế sau một âm mưu giành ngôi bất thành. Từ đó, phe cánh của Thị Huệ ngày càng mạnh, người phụ nữ này ngày càng lộng hành.

Năm 1781, chúa Trịnh Sâm qua đời. Thị Huệ thông đồng với Huy quận công Hoàng Đình Bảo - một người đấy quyền lực trong phủ chúa - lập Trịnh Cán lên ngôi chúa. Tuyên phi Đặng Thị Huệ nghiễm nhiên trở thành người điều khiển triều chính giúp con, trên thực tế là nắm quyền kiểm soát toàn bộ triều đình.

Kết cục đau đớn cho hai mỹ nhân đam mê quyền lực

Cả Từ Hi Thái hậu và Tuyên phi Đặng Thị Huệ đều phải hứng chịu kết cục đáng buồn trong sự nghiệp của mình.

Dưới sự cầm quyền bảo thủ Từ Hi Thái hậu, triều đại Mãn Thanh đã suy yếu đến cùng cực. Trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân phương Tây đe dọa, bà hoàng này đã lấy số tiền dự tính đóng chiến hạm theo kiểu châu Âu để sửa sang Di Hòa viên làm nơi tĩnh dưỡng lúc về già.

Bà phải gánh chịu trách nhiệm về việc quân đội triều đình thảm bại khi liên quân tám nước tấn công Bắc Kinh, dẫn đến việc nhà Thanh phải ký hòa ước Tân Sửu nhục nhã năm 1901, mở đường cho Trung Quốc biến thành một chiếc bánh bị các cường quốc nhảy vào xâu xé…

Trái với Từ Hi Thái hậu giữ được ngôi vị cho đến lúc chết, quyền lực của Tuyên phi Đặng Thị Huệ sụp đổ rất nhanh chóng. Sau khi Trịnh Cán lên ngôi chúa, tình hình xã hội trở nên rất rối ren, dân chúng vô cùng hoang mang trước nguy cơ họa loạn.

Năm 1781, binh lính thân Trịnh Tông nổi loạn, truất ngôi Trịnh Cán và đưa Trịnh Tông lên ngôi vương. Phe cánh Đặng Thị Huệ bị truy lùng và trả thù ráo riết. Bản thân Thị Huệ bị giáng xuống hàng thứ dân, sau này đã uống thuốc độc tự vẫn trong sự uất ức và tiếc nuối thời kỳ hoàng kim.

Những biến cố này khiến quyền lực họ Trịnh suy yếu và sụp đổ hoàn toàn trước sức mạnh của nhà Tây Sơn vài năm sau đó.

3 thái giám “quyền lực” nhất Việt Nam (kỳ 3)

3 thái giám “quyền lực” nhất Việt Nam (kỳ 3)

Lịch sử ghi nhận Hoàng Ngũ Phúc là võ tướng xuất thân từ hoạn quan, có tài kiêm văn võ và lập được nhiều chiến công hiển hách. Ông cùng với Lý Thường Kiệt và Lê Văn Duyệt là bộ ba thái giám nổi danh nhất Việt Nam.

[links()]

Cái chết thảm của Đệ nhất mỹ nhân phủ chúa Trịnh

Thái phi giận quá, đánh đập một hồi, nhỏ nước bọt vào đầu vào mặt, rồi đem giam vào nhà Hộ Tăng. Tại đây, Đặng Thị Huệ bị làm tình làm tội...

Cái chết thảm của Đệ nhất mỹ nhân phủ chúa Trịnh
Đặng Thị Huệ là người đàn bà nổi tiếng tài sắc và đầy tham vọng quyền lực giàu sang dưới thời chúa Trịnh thứ 9 thời Lê Trung Hưng trong lịch sử Việt Nam. Chính vì đầy tham vọng nên Đặng Thị Huệ đã gây sóng gió trong phủ chúa Trịnh, song kết cục cuối đời lại thật bi thảm.
Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm (1739 - 1782) là vị chúa Trịnh thứ 9 thời Lê Trung Hưng trong lịch sử Việt Nam, cai trị từ năm 1767 đến 1782. Ông người làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Ông là con trưởng của Minh Đô Vương Trịnh Doanh. Năm Ất Sửu (1745), ông được lập làm Thế tử. Trịnh Doanh tỏ ra cẩn trọng việc nuôi dạy con, bổ dụng 2 tiến sĩ là Dương Công Phú và Nguyễn Hoàn làm tư giảng cho Trịnh Sâm.

Tin mới