Quân nổi dậy Syria lộ pháo cối “cực độc”

(Kiến Thức) - Trong đoạn clip đăng tải trên trang mạng Youtube, quân nổi dậy Syria đã giới thiệu một thiết kế súng cối cỡ nòng lớn “độc đáo”.

Quân nổi dậy Syria lộ pháo cối “cực độc”
Do thiếu thốn về vũ khí tấn công tầm xa, sức công phá mạnh (pháo), quân nổi dậy Syria buộc phải tự chế tạo các loại vũ khí. Một trong các loại vũ khí tấn công tầm xa được chế tạo rất phổ biến, đó là pháo cối.
Đặc điểm của pháo cối là pháo nòng nhẵn, không có khương tuyến, quỹ đạo bắn là một hình cầu vồng có góc bắn (góc giữa mặt phẳng ngang và trục nòng pháo) rất lớn, quỹ đạo hình cầu vồng.
Về phần đạn cối thì có sơ tốc lực đẩy nhỏ, chuyển động phóng là nhờ liều thuốc cháy trong phần trên các cánh dẫn hướng. Vì là loại đạn sơ tốc nhỏ nên súng cối chỉ tác chiến đánh gần và rất hiệu quả trong đánh gần, có thể tiêu diệt các mục tiêu bị khuất lấp bởi vật cản đồng thời nó có thể bắn ra từ vị trí được che chắn tốt.
Pháo cối khác với các loại pháo khác là thường nạp đạn từ phía trước nòng, điều này cho phép thao tác bắn rất đơn giản, bắn nhanh. Đạn tự bị bị kích hỏa bay đi mà xạ thủ không cần độc tác phát hỏa.
Pháo cối tự chế của quân nổi dậy Syria.
 Pháo cối tự chế của quân nổi dậy Syria.
Tuy nhiên, đối với pháo cối mà quân nổi dậy Syria giới thiệu thì nó có nhiều điểm khác với những “vũ khí chuyên nghiệp”. Để bắn viên đạn đi thì “xạ thủ” phải dùng bật lửa châm dây cháy chậm ở đuôi nòng để kích hỏa quả đạn.
Pháo cũng có cỡ nòng lớn nhưng dường như nó cần phải có chiều dài tương xứng hơn. Giá pháo lắp 2 bánh xe lớn thay vì dùng các loại giá 3 chân. Và nó cũng không có bàn đế, đấy là bộ phận chịu lực giật khi bắn, kể cả pháo cối cỡ nòng lớn (như 120mm) đều thiết kế bàn đế.
Không rõ loại pháo này có tầm bắn xa bao nhiêu nhưng có lẽ độ chính xác của nó không lớn.

Dưới đây là clip pháo cối cực độc của quân nổi dậy Syria:

Phiến quân Syria tự chế xe bọc thép

Phiến quân Syria tự chế xe bọc thép
Sham II là tên cổ xưa của Sirya, được xây dựng dựa trên khung gầm một xe hơi và theo lời của quân nổi dậy, xe bọc thép này được sản xuất 100% ở Syria.

Ngắm vũ khí “độc nhất thế giới” của quân nổi dậy Syria

Ngắm vũ khí “độc nhất thế giới” của quân nổi dậy Syria
Trong điều kiện bị thiếu thốn vũ khí lại phải đối mặt với quân chính phủ trang bị tốt hơn hẳn, các binh lính nổi dậy đã tự chế ra nhiều loại vũ khí độc đáo để chống lại quân chính phủ. Trong ảnh là binh lính nổi dậy cải tiến súng săn thành súng phóng lựu đạn trong cuộc giao tranh ở khu vực Damascus, tháng 1/2013.
Trong điều kiện bị thiếu thốn vũ khí lại phải đối mặt với quân chính phủ trang bị tốt hơn hẳn, các binh lính nổi dậy đã tự chế ra nhiều loại vũ khí độc đáo để chống lại quân chính phủ. Trong ảnh là binh lính nổi dậy cải tiến súng săn thành súng phóng lựu đạn trong cuộc giao tranh ở khu vực Damascus, tháng 1/2013.

Máy bắn đá – vũ khí công thành thời trung cổ trở lại thời kỳ hiện đại dưới bàn tay binh lính nổi dậy Syria. Giờ đây, máy bắn đá thay từ khung gỗ chuyển sang khung sắt, viên đạn chuyển từ đá thành lựu đạn. Trong ảnh là binh lính nổi dậy sử dụng “máy bắn đá” hiện đại pháo kích quân chính phủ ở ngoại vi Damascus.
Máy bắn đá – vũ khí công thành thời trung cổ trở lại thời kỳ hiện đại dưới bàn tay binh lính nổi dậy Syria. Giờ đây, máy bắn đá thay từ khung gỗ chuyển sang khung sắt, viên đạn chuyển từ đá thành lựu đạn. Trong ảnh là binh lính nổi dậy sử dụng “máy bắn đá” hiện đại pháo kích quân chính phủ ở ngoại vi Damascus.

Thiếu thốn đạn dược, quân nổi dậy phải tự chế thêm đạn rocket.
Thiếu thốn đạn dược, quân nổi dậy phải tự chế thêm đạn rocket.

Việc nhồi thuốc nổ được tiến hành một cách thủ công, không có bảo hộ. Và chỉ cần một sơ sẩy nhỏ, những người lính nổi dậy có thể trả giá bằng sinh mạng. Trong ảnh là binh lính nổi dậy nhồi thuốc nổ đạn rocket ở Idlib tháng 12/2012.
Việc nhồi thuốc nổ được tiến hành một cách thủ công, không có bảo hộ. Và chỉ cần một sơ sẩy nhỏ, những người lính nổi dậy có thể trả giá bằng sinh mạng. Trong ảnh là binh lính nổi dậy nhồi thuốc nổ đạn rocket ở Idlib tháng 12/2012.

Trong ảnh là quân nổi dậy đang chuẩn bị quả đạn rocket trên bệ giá phóng tự chế cho cuộc pháo kích sân bay quân sự ở phía Bắc thành phố Aleppo, ngày 23/12/2012. Phương án phóng rocket này khá giống với hỏa tiễn DKB mà bộ đội Việt Nam sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Trong ảnh là quân nổi dậy đang chuẩn bị quả đạn rocket trên bệ giá phóng tự chế cho cuộc pháo kích sân bay quân sự ở phía Bắc thành phố Aleppo, ngày 23/12/2012. Phương án phóng rocket này khá giống với hỏa tiễn DKB mà bộ đội Việt Nam sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Lực lượng nổi dậy Syria cũng tự chế xe bọc thép mang tên Sham 2 để đối chọi với quân chính phủ.
Lực lượng nổi dậy Syria cũng tự chế xe bọc thép mang tên Sham 2 để đối chọi với quân chính phủ.

Quân nổi dậy đang dùng “ná cao su” khổng lồ bắn lựu đạn hoặc liều nổ tự chế oanh tạc quân chính phủ ở thành phố Aleppo. Cũng như máy bắn đá, ná cao su được “hiện đại hóa” với khung sắt.
Quân nổi dậy đang dùng “ná cao su” khổng lồ bắn lựu đạn hoặc liều nổ tự chế oanh tạc quân chính phủ ở thành phố Aleppo. Cũng như máy bắn đá, ná cao su được “hiện đại hóa” với khung sắt.

“Xe pháo phản lực” nội địa của quân nổi dậy Syria là sự kết hợp giữa bệ phóng rocket trên tiêm kích phản lực với xe bán tải dân sự.
“Xe pháo phản lực” nội địa của quân nổi dậy Syria là sự kết hợp giữa bệ phóng rocket trên tiêm kích phản lực với xe bán tải dân sự.

Các binh sĩ nổi dậy Syria có lẽ đã học hỏi từ quân nổi dậy Lybia, từng tự chế nhiều loại vũ khí để chống lại quân chính phủ trung thành với cựu Tổng thống Gaddafi. Một thợ cơ khí quân nổi dậy Libya đang chế tạo tấm giáp bảo vệ xạ thủ trên khẩu pháo, thành phố Mistara tháng 10/2011.
Các binh sĩ nổi dậy Syria có lẽ đã học hỏi từ quân nổi dậy Lybia, từng tự chế nhiều loại vũ khí để chống lại quân chính phủ trung thành với cựu Tổng thống Gaddafi. Một thợ cơ khí quân nổi dậy Libya đang chế tạo tấm giáp bảo vệ xạ thủ trên khẩu pháo, thành phố Mistara tháng 10/2011.

Các thợ cơ khí quân nổi dậy Libya đặt khẩu pháo lên bệ giá súng bọc tấm thép che chắn đạn, loại vũ khí này có thể đặt trên xe rơ moóc, đặt cố định trên mặt đất hoặc xe bán tải.
Các thợ cơ khí quân nổi dậy Libya đặt khẩu pháo lên bệ giá súng bọc tấm thép che chắn đạn, loại vũ khí này có thể đặt trên xe rơ moóc, đặt cố định trên mặt đất hoặc xe bán tải.

Một người thợ đang hàn gắn khẩu súng lên bệ giá súng.
Một người thợ đang hàn gắn khẩu súng lên bệ giá súng.

Những xưởng vũ khí này cũng có một số máy móc “hiện đại” để sửa chữa vũ khí. Trong ảnh là binh lính nổi dậy ở Misrata sửa chữa quả đạn chống tăng RPG-7.
Những xưởng vũ khí này cũng có một số máy móc “hiện đại” để sửa chữa vũ khí. Trong ảnh là binh lính nổi dậy ở Misrata sửa chữa quả đạn chống tăng RPG-7. 

Ngoài việc tự chế, quân nổi dậy Libya cũng sửa chữa lại một số vũ khí thu được từ quân chính phủ.
Ngoài việc tự chế, quân nổi dậy Libya cũng sửa chữa lại một số vũ khí thu được từ quân chính phủ.

Thiết kế lắp cụm ống phóng rocket của máy bay lên xe bán tải xuất phát từ chính quân nổi dậy Libya, rồi sau này nó được “truyền sang” quân nổi dậy Syria.
Thiết kế lắp cụm ống phóng rocket của máy bay lên xe bán tải xuất phát từ chính quân nổi dậy Libya, rồi sau này nó được “truyền sang” quân nổi dậy Syria.
Súng máy phòng không 12,7mm tự chế đặt trên xe rơ moóc của binh lính nổi dậy Libya.
Súng máy phòng không 12,7mm tự chế đặt trên xe rơ moóc của binh lính nổi dậy Libya.


Pháo phản lực “kiểu Việt Nam” đánh bại siêu pháo Mỹ

Pháo phản lực “kiểu Việt Nam” đánh bại siêu pháo Mỹ
* Bài viết có sử dụng tài liệu Lịch sử pháo binh Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tin mới