Quảng cáo viên sủi Lady như thuốc: Bác sĩ có bị lợi dụng hình ảnh?

(Vietnamdaily) - Cục An toàn thực phẩm (ATTP, Bộ Y tế) cảnh báo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Lady vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo, sử dụng hình ảnh bác sĩ để quảng cáo gây hiểu nhầm là thuốc chữa bệnh.

Tăng 3-5 size vòng 1 chỉ sau vài tuần?

Thông tin từ Cục ATTP cho biết, một số trang web như https://viensuilady.com, www.viensuilady-chinghang.store, www.ladylamdepsurhamco.asia, www.ladyphunudep.com, ladyphunudep.com, ladybigfamily.online… quảng cáo TPBVSK Lady với nội dung gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; sử dụng hình ảnh bác sĩ để quảng cáo; quảng cáo không phù hợp so với giấy xác nhận nội dung đã được xác nhận.

Quang cao vien sui Lady nhu thuoc: Bac si co bi loi dung hinh anh?
TPBVSK viên sủi Lady bị Cục ATTP (Bộ y tế) cảnh báo sai phạm, quảng cáo không phù hợp với nội dung đã được xác nhận. 

Theo đó, TPBVSK Lady do Công ty TNHH Supharmco (địa chỉ tầng 4, DV01-LK32, khu đất dịch vụ Đìa Lão, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, TP Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm. Tại buổi làm việc với Cục ATTP, đại diện công ty là bà Phạm Thị Phương khẳng định, đơn vị này không thực hiện và không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào thực hiện quảng cáo TPBVSK Lady trên các trang web trên.

Cục ATTP đang phối hợp các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định hiện hành… Đơn vị này đề nghị người tiêu dùng không căn cứ nội dung quảng cáo vi phạm sai sự thật để mua và sử dụng sản phẩm.

Quang cao vien sui Lady nhu thuoc: Bac si co bi loi dung hinh anh?-Hinh-2
ThS.BS Nguyễn Thị Hằng giới thiệu công dụng thành phần thảo dược trong TPBVSK viên sủi Lady (hình cắt từ video) 

Mặc dù vậy, đến ngày 24/5, nhiều trang mạng vẫn đăng tải thông tin về công dụng của TPBVSK Lady chưa được Cục ATTP cấp phép. Trang https://www.ladylamdepsurhamco.asia khẳng định: “Viên sủi Lady tăng size vòng ngực số 1 Việt Nam, hơn 118.000 khách hàng đã tăng vòng 1 cùng viên sủi Lady”.

Các trang www.ladyphunudep.com, viensuiladybeauty.com... quảng cáo “viên sủi Lady là sản phẩm chuyên hỗ trợ làm săn chắc vòng 1, ổn định nội tiết tố nữ, cải thiện sinh lý, đặc biệt còn góp phần phòng ngừa ung thư vú và cổ tử cung”; “viên sủi nở ngực sủi Lady khẳng định vị trí số 1 trong việc hỗ trợ tăng cường cải thiện nội tiết tố nữ, kích thích phát triển mô ngực tăng size vòng 1, nở nang săn chắc, chống lão hóa da, đẹp da.... chỉ sau 21 ngày sử dụng”.

Quang cao vien sui Lady nhu thuoc: Bac si co bi loi dung hinh anh?-Hinh-3
Quảng cáo viên sủi Lady trên trang mạng 

 Bác sĩ nói gì?

Ngoài việc quảng cáo thổi phồng công dụng của viên sủi Lady gây hiểu nhầm như thuốc trị bệnh, một số trang web còn sử dụng hình ảnh của ThS.BS Nguyễn Thị Hằng, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam) và một số bác sĩ, chuyên gia khác... để quảng cáo.

Quang cao vien sui Lady nhu thuoc: Bac si co bi loi dung hinh anh?-Hinh-4
Video Bs Vũ Thị Khánh Vân, nguyên Trưởng khoa A9, Viện y học cổ truyền Quân đội giới thiệu TPBVSK viên sủi Lady  

Trao đổi với Tri thức và Cuộc sống ngày 24/5, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng nói, khoảng 2 - 3 năm trước, bà phát biểu trong buổi ra mắt và chuyển giao công nghệ sản phẩm Lady tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Mễ Trì, Hà Nội) với cương vị là chuyên gia khách mời y học, phân tích thành phần thảo dược trong sản phẩm.

“Tôi luôn biết quy định của ngành cho phép bác sĩ được phép và không được phép nói gì về sản phẩm. Theo quy định, bác sĩ không được phép quảng cáo, thậm chí không được cầm đến sản phẩm đó. Nếu phát biểu về các thành phần sản phẩm thì chỉ được nói ‘hỗ trợ’, chứ tuyệt đối không được nói ‘có tác dụng’, ‘điều trị’, ‘chữa trị’...”, bà Hằng cho hay.

Quang cao vien sui Lady nhu thuoc: Bac si co bi loi dung hinh anh?-Hinh-5
 Nội dung quảng cáo sai phạm về công dụng TPBVSK Lady tràn lan trên nhiều trang mạng
Bác sĩ Hằng nói thêm, theo nghiên cứu, sâm tố nữ (thành phần được cho là có trong viên sủi Lady - PV) có công dụng tăng kích thước mô mỡ và mở ống tuyến vú, liên kết các tế bào và tăng sinh collagen. Doanh nghiệp quảng cáo tăng kích thước vòng 1 là không đúng.

“Nếu lấy hình ảnh và ý kiến của tôi đưa vào mục quảng cáo và nói là tăng kích thước vòng một, ngăn ngừa ung thư vú, ung thư cổ tử cung, thì doanh nghiệp đã vi phạm pháp luật”, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng khẳng định.

“Tôi không nhớ Công ty TNHH Supharmco là đơn vị nào. Tôi cũng không được phép ký hợp đồng quảng cáo với bất kỳ công ty nào để quảng cáo bán sản phẩm TPBVSK. Tôi mong những hình ảnh của mình trên các trang web quảng cáo được tháo gỡ. Nếu không, tôi sẽ đưa đơn kiện doanh nghiệp đang sử dụng trái phép hình ảnh của mình”, bà Hằng nói.

Luật sư Tô Ngọc Minh Tuấn, Văn phòng Luật sư Trần Công Ly Tao (TP HCM), cho biết, Điều 23 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông an toàn thực phẩm nêu rõ: Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với một trong những hành vi phát hành tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật; đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng thông tin về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật.
Bên cạnh đó, hành vi quảng cáo gian dối có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 197 Bộ luật hình sự 2015.
 Tại khoản 15, Điều 6 Luật Dược 2016, quy định hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể: “Cấm thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế”.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP, trường hợp bác sĩ trả lời thành phần thảo dược trong hội thảo chuyên môn của cơ quan y tế nhưng bị cắt ghép đưa vào quảng cáo, bác sĩ hoàn toàn có thể kiện cơ sở sao chép, lạm dụng hình ảnh bác sĩ để quảng cáo sản phẩm.

Theo BS Nguyễn Duy Thế, cán bộ Khoa Nhiễm bệnh, Bệnh viện Quân Y 175, nếu bị lợi dụng tên tuổi để quảng cáo thực phẩm chức năng, bác sĩ có quyền lên tiếng hoặc nhờ cơ quan chức năng can thiệp bảo vệ uy tín. Nhưng nếu bác sĩ trực tiếp tham gia quảng cáo thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, tìm cách “thần thánh hoá” sản phẩm, thì đây là hành vi tiếp tay cần phải lên án.

An Cung Trúc Hoàn: Thực phẩm chức năng hay thuốc Đông y?

(Vietnamdaily) - Cục ATTP (Bộ Y tế) cấp phép là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, nhưng An Cung Trúc Hoàn lại khẳng định là “thuốc Đông y gia truyền”, quảng cáo là thuốc điều trị tai biến mạch máu não...

Một sản phẩm không thể vừa là TPBVSK vừa là thuốc!

Trao đổi với PV, TS Võ Văn Năm, nguyên Phó trưởng bộ môn Dược, trường Đại học Y dược TP HCM, cho rằng một sản phẩm dược không thể được cấp hai giấy phép vừa là thuốc Đông y gia truyền vừa là TPBVSK.

Bởi thấy rõ rằng, thuốc đông y gia truyền là thuốc truyền từ đời này qua đời khác của dòng họ và có chứng minh khả năng chữa trị một căn bệnh nào đó. Còn TPBVSK thì hoàn toàn không có công dụng điều trị bệnh. Do đó, nếu một sản phẩm được 2 đơn vị cơ quan chức năng cấp 2 giấy phép tréo ngoe thì khó có thể tin dùng.

An Cung Truc Hoan: Thuc pham chuc nang hay thuoc Dong y?
An cung trúc hoàn được cấp phép là TPBVSK nhưng lại quảng cáo là Thuốc đông y gia truyền điều trị bệnh  

TS Võ Văn Năm nói, dù là thuốc Đông y gia truyền hay Tây y khi được Bộ Y tế cấp phép mới có giá trị lưu hành toàn quốc, thực hiện mọi yêu cầu, tiêu chuẩn là “thuốc” do Bộ Y tế quy định cho từng loại. Riêng đối với thuốc đông y gia truyền, nếu Sở Y tế địa phương cấp phép thì chỉ lưu hành trên địa bàn nơi cấp phép.

“Trường hợp sản phẩm được cấp phép là TPBVSK thì tuyệt nhiên “sản phẩm đó không phải là thuốc”, không được công nhận là thuốc thì không có tác dụng điều trị bệnh. Đồng thời cũng không được quảng cáo là “thuốc điều trị, đặc trị bệnh", ông Năm nhấn mạnh.

Nguyên Phó trưởng bộ môn Dược, trường Đại học Y dược TP. HCM cũng khuyến cáo, với người bị tai biến mạch máu não thì biện pháp tốt nhất vẫn là người bệnh bị tai biến ở tư thế nào thì giữ nguyên tư thế đó, chuyển ngay vào bệnh viện, tranh thủ được thời gian vàng trong mấy giờ đồng hồ ngay sau đột quỵ thì tỷ lệ cứu sống cao.

Cần siết chặt quản lý TPBVSK

Theo Luật sư Tô Ngọc Minh Tuấn, Văn phòng luật sư Trần Công Ly Tao (TP HCM), TPBVSK như một dạng thuốc bổ, nhưng lại không phải chịu sự kiểm định chất lượng của bất kỳ cơ quan chức năng nào.

An Cung Truc Hoan: Thuc pham chuc nang hay thuoc Dong y?-Hinh-2
An cung trúc hoàn được quảng cáo là thuốc đông y gia truyền

“TPBVSK cũng có công thức, có thành phần của thuốc nhưng chỉ là điều chế ở một liều lượng rất nhỏ và thêm một số vi chất, nhưng lại quảng cáo như thuốc, gây hiểu nhầm cho người bệnh. Trong khi đó, Nhà nước không rõ ràng quy định như thế nào là TPBVSK và như thế nào là thuốc, chỉ dựa vào một câu trên sản phẩm “sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. 

 TPBVSK không phải là thuốc nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, do đó phải đưa vào diện quản lý chặt chẽ, không thể thả nổi như vậy”- LS Minh Tuấn nói.

Hiện nay, ngay cả đài truyền hình quốc gia, kênh truyền thông uy tín cũng quảng cáo TPBVSK như thuốc điều trị đủ loại bệnh như gút, tiểu đường, tai biến mạch máu não, đột quỵ... khỏi bệnh sau một liệu trình, nhưng cuối quảng cáo thì “té ngửa” thực phẩm không phải là thuốc...

Chưa kể trên mạng nhiều “lang băm” hùng hồn cam đoan chữa trị khỏi bệnh cho người bệnh khi dùng “thuốc đông y gia truyền nhiều đời để lại”... Rõ ràng những quảng cáo này khiến người tiêu dùng bị “mắc bẫy”, vì không phải ai cũng hiểu về thành phần có trong thuốc và TPBVSK, chỉ thấy quảng cáo “được cấp phép” là sử dụng được, mà không biết hiệu quả như thế nào, hậu quả ra sao nếu như dùng quá liều.

An Cung Truc Hoan: Thuc pham chuc nang hay thuoc Dong y?-Hinh-3
Nội dung quảng cáo Cục ATTP cấp cho An cung trúc hoàn có đang bị "bóp méo"?

Luật sư Tô Ngọc Minh Tuấn cho rằng, nếu một sản phẩm dược được cấp hai giấy phép vừa là thuốc Đông y gia truyền, vừa là TPBVSK sẽ chồng chéo và không đúng. Đây thuộc về trách nhiệm cơ quan quản lý cấp phép. Doanh nghiệp lợi dụng sơ hở để trục lợi trên sức khoẻ và tính mạng người tiêu dùng.

Quan trọng là phải giải quyết vấn đề từ gốc, cơ quan chức năng cần có tiêu chí rõ ràng giữa TPBVSK và Thuốc để không gây nhầm lẫn, mập mờ quảng cáo như hiện nay. Quy định rõ liều lượng, định lượng của 2 loại sản phẩm này. Đồng thời, quy TPBVSK vào nhóm thuốc hỗ trợ sức khoẻ và có chế tài nghiêm ngặt đối với TPBVSK về thành phần chất lượng và việc cấp phép. 

TPBVSK quảng cáo khống công dụng như thuốc điều trị bệnh đã hiện hữu từ lâu. Cục ATTP liên tục cảnh báo các trang web quảng cáo sai phạm, tuy nhiên trang web này đóng thì trang web khác xuất hiện nội dung tương tự.

Rõ ràng, việc làm trên đã không còn hiệu quả răn đe, cơ quan chức năng Bộ y tế, Cục Quản lý Dược, Sở y tế địa phương... cần có chế tài mạnh hơn, quyết liệt hơn trong vấn đề quản lý, cấp phép, xử phạt những sai phạm của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc, TPBVSK liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng con người.

 Trước đó, Khoa học và Đời sống số ra ngày 13/04/2023 đăng bài TPBVSK An Cung Trúc Hoàn “thổi phồng” công dụng như thuốc điều trị? Theo đó, nhiều trang quảng cáo TPBVSK An Cung Trúc Hoàn là thuốc điều trị bệnh tai biến mạch máu não, điều trị di chứng sau tai biến...

Qua tìm hiểu được biết, An Cung Trúc Hoàn được Cục ATTP (Bộ Y tế) cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm là Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ (TPBVSK) 7104/2019/ĐKSP ngày 17/06/2019. Thương nhân chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm là công ty cổ phần dược thảo Fansipan (số 54F, đường Vũ Trọng Phụng, P.Thanh Xuân, Q.Thanh Xuân, Hà Nội), do ông Lê Quang Hãnh làm đại diện.

An Cung Trúc Hoàn được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 01954/2019/ATTP-XNQC do Phó Cục trưởng Cục ATTP Trần Việt Nga ký. Bên cạnh đó, trên trang https://luongyquythanh.com.vn/; 

https://ancungtruchoan.com.vn/ lại giới thiệu 'Thuốc chữa tai biến đông y gia truyền đã được Sở Y tế Thái Nguyên cấp giấy phép theo số thứ tự 44/SYT theo quyết định số 18/QĐ-SYT ngày 03/06/2015'.

Ngoài ra, Giấy phép nội dung quảng cáo trên bao bì in rõ: 'Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ - Công ty cổ phần dược thảo Fansipan'. Nhưng hiện trên bao bì sản phẩm An Cung Trúc Hoàn lại để tên 'Trung tâm Phát triển y học cổ truyền Việt Thanh'.

An Cung Trúc Hoàn khẳng định là thuốc đông y gia truyền điều trị bệnh, lại được cấp phép là TPBVSK không có công dụng trị bệnh; bao bì nhãn mác sản phẩm lưu hành không như mẫu cơ quan chức năng cấp phép, An Cung Trúc Hoàn có đáng tin?

"Sỏi mật bò là thành phần chính trong các sản phẩm TPBVSK có công dụng hỗ trợ người bị tai biến mạch máu não, đột quỵ. Nhưng quan trọng là kỹ thuật bào chế để thành phần hấp thu dễ hơn, mạnh hơn. Cũng nguyên liệu sỏi mật bò nhưng mỗi cơ sở bào chế khác nhau, đây thuộc về bí quyết.

Sỏi mật bò được lấy từ những con bò bị bệnh sỏi mật, do đó khâu nguyên liệu chính để bào chế sản phẩm này cũng là vấn đề đáng bàn. Cơ sở sản xuất thường liên kết đặt hàng với các lò mổ để mua sỏi mật bò.

Việc khan hiếm sỏi mật bò nên việc giả mạo sỏi mật bò là khó tránh khỏi. Giá bán của TPBVSK hỗ trợ người bệnh bị tai biến thường có giá hàng triệu đồng/viên. Người bệnh cần tỉnh táo kẻo mua nhầm và cẩn trọng khi sử dụng, để tránh tiền mất, tật mang" - Tiến sĩ Võ Văn Năm

Bộ Y tế cảnh báo việc giả mạo bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng là thuốc

(Vietnamdaily) - Trên mạng xã hội xuất hiện một số clip có hình ảnh nhân vật tự xưng là nhân viên y tế tại các bệnh viện lớn, lương y rồi tư vấn bệnh, quảng cáo thực phẩm chức năng là thuốc chữa bệnh để bán sản phẩm.

Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm: “Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm”.

Như vậy bất kỳ bác sĩ, lương y, nhân viên y tế nào tham gia quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe là vi phạm quy định của pháp luật hiện hành.