Vừa mới đây trên các diễn đàn facebook nhiều người ghi lại và chia sẻ hiện tượng mặt trời xuất hiện vâng hào quang bao quanh tại Yên Bái. Rất nhiều người đã tỏ ra thích thú đồng thời cũng không khỏi bày tỏ sự tò mò, hiếu kỳ trước hiện tượng quầng mặt trời này.
Hiện tượng quầng mặt trời tại Yên Bái được dân mạng chia sẻ. Ảnh: Facebook |
Thực chất quầng hào quang bao quanh Mặt Trời là hiện tượng quang học. Hiện tượng này ít khi xuất hiện.
Quầng mặt trời thường xuất hiện khi nó chiếu qua một lớp mây ti mỏng ở độ cao 6 - 8km (Theo Cirrostratus). Tầng mây này có cấu trúc tinh thể nên ánh sáng bị khúc xạ khiến quầng xuất hiện với đủ sắc màu giống cầu vồng.
Theo báo VNexpress dẫn lại của Đại học Illinois ở Urbana-Champaign, những tinh thể băng hình lục giác có hướng ngẫu nhiên với đường kính chưa đến 20,5 micromet chịu trách nhiệm sản sinh quầng hào quang có thể quan sát thấy trên bầu trời. Kích thước và hình dáng hình học cho phép ánh sáng trải qua hai lần khúc xạ hoặc uốn cong khi chiếu qua tinh thể băng. Ngay khi hoàn thành lần khúc xạ thứ hai, ánh sáng xuất hiện dưới dạng hào quang trên bầu trời.
Quầng hào quang còn có tên gọi là "Hào quang 22 độ" bởi hai lần khúc xạ bẻ cong ánh sáng theo góc 22 độ so với hướng gốc. Ảnh: Đại học Illimois. |
Quầng mặt trời hoặc mặt trăng thường là dấu hiệu dự báo sắp có mưa. Do quầng hào quang cần tinh thể băng để hình thành, tinh thể băng thường xuất hiện trong những đám mây ti ở độ cao lớn. Những đám mây này có thể kéo đến nhiều ngày trước khi có khối khí nóng hoặc lạnh mang mưa đến. Tuy nhiên, không phải mọi đám mây ti đều đi kèm bão. Một số quầng hào quang chỉ đơn thuần là tín hiệu cho thấy lượng nước ở thượng quyển gia tăng.