Quảng trường Thiên An Môn có 2 cột đá lớn, trên đầu còn có linh thú

Nhìn từ góc độ xã hội vào thời đó, vai trò cặp cột đá này như một "lời đe dọa" đến quyền lực tối cao của hoàng đế, nhưng tại sao hoàng đế vẫn không dám phá bỏ chúng?

Từ việc nghiên cứu các công trình kiến trúc cổ đã giúp chúng ta nhận thấy rằng những hy vọng, ước mơ của người xưa về một cuộc sống bình yên đều được thể hiện ở đây. Rất nhiều công trình nhìn qua cứ nghĩ bình thường nhưng đằng sau ẩn chứa những câu chuyện đáng kinh ngạc!

Một trong những công trình kiến trúc điêu khắc nổi bật đó là cặp cột đá (trụ đá) trước quảng trường Thiên An Môn, Trung Quốc.

Hầu như khách du lịch đến đây tham quan thường không để ý đến điểm đặc biệt của cặp trụ đá này và đôi khi còn cảm thấy sự xuất hiện của chúng không đáng có. Tuy nhiên trên thực tế, cặp trụ này đã có lịch sử rất lâu đời và mang ý nghĩa lớn.

Cặp trụ đá đã xuất hiện từ thời Đế Nghiêu và Đế Thuấn. Mới đầu, chúng chỉ là những cột gỗ để mọi người thảo luận đúng sai và đưa ra ý kiến với vua, về sau được làm bằng đá.

Cặp cột đá tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh mang hình dáng cơ bản nhưng đặc biệt trên mỗi cây cột đều xuất hiện một linh thú ngồi xổm: Một đầu hướng ra ngoài và một đầu hướng vào trong. Hình tượng này lần lượt đại diện cho "Vương đế xuất chinh" và "Vương phi trở lại", đồng thời đặt nhiều kỳ vọng vào sự liêm chính của vị hoàng đế nắm quyền.

Ngoài lời chúc tốt đẹp, cặp cột đá còn giống như hai vị thần giữ cửa, chuyên quan sát mọi việc lớn nhỏ trong và ngoài cung, quan sát từng hành động của hoàng đế cũng như dự báo điểm xấu có thể xảy ra.

Nhìn từ góc độ xã hội vào thời điểm đó, vai trò cặp trụ này như một "lời đe dọa" đến quyền lực tối cao của hoàng đế, nhưng tại sao hoàng đế vẫn không dám phá bỏ cặp trụ này?

Quang truong Thien An Mon co 2 cot da lon, tren dau con co linh thu

Bởi vì chính cặp trụ mang trong mình trọng trách cao cả. Chúng vừa đại diện cho thiên hạ, vừa đại diện cho trách nhiệm của hoàng đế với đất nước, khiến vị vua không dám một phút giây lơ là việc chính sự. Cặp trụ xuất hiện để ý thức về sứ mệnh của hoàng đế, giữ chúng luôn hiện hữu trong trái tim người quân vương.

Nhiều người bất ngờ trước di nguyện cuối đời của Võ Tắc Thiên

Là nữ Hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, thế nhưng trước khi qua đời, Võ Tắc Thiên đã để lại di ngôn từ bỏ danh hiệu mà mình mất cả đời để đạt được.

Trong một xã hội trọng nam khinh nữ như thời phong kiến trong lịch sử Trung Quốc, câu chuyện từ phi tần vươn lên làm nữ Hoàng đế của Võ Tắc Thiên vẫn thường được nhắc tới như một truyền kỳ.

Võ Tắc Thiên thường được biết đến với cái tên Võ Mỵ Nương, tên thật là Võ Chiếu. Bà là nữ Hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, bà đã để lại nhiều tranh luận về công tội giữa các nhà sử học.

Góc khuất ít ai biết của hoàng hậu cuối cùng nhà Thanh

Uyển Dung là hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc,bà "nghiện" khỏa thân để che lấp thiếu thốn trong đời sống chăn gối 

Uyển Dung là hoàng hậu cuối cùng của Trung Quốc. Kể từ tháng 12/1922 vào cung đến khi bà cùng Hoàng đế Phổ Nghi bị Phùng Ngọc Tường tống ra khỏi cung vào tháng 11/1924, chỉ sống ở Tử Cấm Thành vẻn vẹn có hai năm.

Quách Bố La Uyển Dung sinh năm 1906, bà là người tộc Đạt Oát Nhĩ. Bà được biết đến với vẻ đẹp đoan trang, thanh tú cùng tài cầm kỳ thi họa. Bản thân bà tiếp thu nền giáo dục, văn hóa phương Tây khi theo học trường giáo hội Mỹ. Ngoài ra, Uyển Dung rất am hiểu tiếng Anh và văn hóa nhạc Jazz đang rất được ưa chuộng thời bấy giờ.

Tuy lên ngôi hoàng hậu từ khi 17 tuổi lại sở hữu nhan sắc và tài năng nhưng cuộc đời Uyển Dung lại là một câu chuyện buồn.

Trong lan truyền tin đồn rằng bố của Uyển Dung đã bỏ ra 20 vạn lạng vàng để mua chức hoàng hậu cho con gái.

Kiếp "hồng nhan bạc phận" của hoàng hậu cuối cùng triều Thanh

  Goc khuat it ai biet cua hoang hau cuoi cung nha Thanh
Hoàng hậu cuối cùng nhà Thanh "nghiện" khỏa thân để che lấp thiếu thốn trong đời sống chăn gối. Ảnh nguồn: Internet.

Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Hoa là một người yếu đuối trong đời sống tình dục. Trong cuốn hồi ký của mình, Phổ Nghi có viết: “Lúc Hoàng đế Phổ Nghi mới 10 tuổi, để tránh hầu hạ vua, các thái giám tối nào cũng đẩy cung nữ vào phục vụ ông, có đến ba cô một tối. Họ ‘quần’ ông đến mệt lử mới để cho ông ngủ. ‘Hôm sau thức dậy, tôi hoa mắt chóng mặt, nhìn mặt trời và mọi thứ đều ra một màu vàng ệch”.

Cũng từ những dòng hồi ký này, mà chúng ta có thể suy đoán rằng, ngay từ năm 10 tuổi, do quá mệt mỏi vì phải “phục vụ” các cung nữ nên Phổ Nghi sinh ra chứng… bất lực.

Đó là lý do khiến cuộc đời của hoàng hậuThanh Uyển Dung sa vào những bi kịch đáng tiếc xuất phát từ đời sống chăn gối lạnh nhạt với chồng mình.

Uyển Dung sa đà vào nghiện thuốc phiện rồi qua lại với người đàn ông khác đến mức mang bầu rồi sinh con. Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, đứa con này đã bị chính Phổ Nghi vứt vào lò lửa thiêu chết.

Trong tài liệu được Tôn Diệu Đình, vị thái giám cuối cùng của triều đại phong kiến ghi chép lại thì hoàng hậu trẻ tuổi sa đà vào sở thích khỏa thân.Uyển Dung thích được hầu hạ khi tắm, bà thường để cho tất cả thị nữ thay nhau tắm rửa cho mình như 1 đứa trẻ. Uyển Dung thường tắm rất lâu và không bao giờ mặc quần áo ngay sau khi tắm xong. Bà để mình khỏa thân hồi lâu rồi tự vuốt ve thân thể để khỏa lấp cô đơn.

Không những thế, Uyển Dung còn duy trì thói quen này trong cuộc sống hằng ngày như khi đi ngủ, khi trong cung vắng người và chỉ để lại những thị nữ quen thuộc. Theo tiết lộ của Tôn Diệu Đình, Uyển Dung thường có khá nhiều đòi hỏi trong chăm sóc đời sống cá nhân, hoàng hậu này thường có những sở thích quái đản và kỳ lạ.

Thế nhưng cả cuộc đời bà luôn chìm trong thuốc phiện và sự ghẻ lạnh của chồng, Uyển Dung kết thúc cuộc sống vào năm 1946 khi bà vừa tròn 40 tuổi. Được biết, người ta tìm thấy thi thể bà bên một con mương lạnh lẽo. 

Tin mới