Quạt mo cau ngày xưa nhà ai cũng có một cái, nay lại trở thành sản phẩm

Mo cau là thứ gắn liền với tuổi thơ nhiều người, đặc biệt là từ thế hệ 8X trở về trước. Không chỉ là đồ chơi của trẻ con, nó còn được ông bà dùng để làm quạt, rồi đựng vài đồ dùng trong nhà. Nay mo cau lại trở thành con gà đẻ trứng vàng.

Tỉnh Quảng Ngãi có diện tích trồng cau lớn, một số vùng núi như huyện Sơn Tây được mệnh danh là xứ ngàn cau. Tại huyện Nghĩa Hành có nhiều điểm thu mua cau tươi và tuyệt nhiên không ai nghĩ đến chuyện hái mo cau để bán. Mo cau theo thời gian rụng xuống đất, được người dân đem nhóm bếp lửa.
Thế nhưng, giờ đây mo cau đã có thêm công dụng mới: Trở thành nguyên liệu đầu vào để sản xuất chén, đĩa, muỗng…
Những ngày này, cơ sở sản xuất chén, đĩa từ mo cau của anh Nguyễn Văn Tuyến (38 tuổi) và những người bạn tại Cụm công nghiệp Đồng Dinh (huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) đang hoạt động hết công suất. Chỉ trong vòng 1 tháng qua, cơ sở của anh đã hoàn thành đơn hàng 50.000 sản phẩm chén, đĩa, khay đựng cơm cho đối tác ở Hàn Quốc.
Quat mo cau ngay xua nha ai cung co mot cai, nay lai tro thanh san pham
 
Anh Tuyến chia sẻ: "Ở Nghĩa Hành, nhà nào cũng có vườn và có vài cây cau, vừa để tạo cảnh quan, vừa hái cau tươi bán nên tôi đã nghĩ ra việc tận dụng mo cau để làm các sản phẩm thay thế nhựa dùng một lần mà nhiều nước đã làm thành công".
Tháng 10/2019, Tuyến chính thức bắt tay vào dự án sản xuất chén, dĩa, muỗng, tô, ly... bằng mo cau.
"Mặt hàng này có thể tái sử dụng, giá tốt nữa, khi có nhiều nhà sản xuất nữa là người dân có thể giảm bớt tô nhựa, ly nhựa, hộp xốp hiện đang là vấn nạn đối với môi trường hiện nay. Lúc đầu mình tính đầu tư nhà xưởng luôn, xong khi tính toán chi thì mình chọn sang phương án thuê rồi cải tạo lại theo mô hình sản xuất của mình để tiếp kiệm chi phí.
Sau này sản phẩm có đầu ra tốt, mình sẽ quay lại đầu tư làm nhà xưởng sau. Máy móc thì mình nhập về từ nước ngoài một chiếc còn lại là tuyến tự thuê gia công lại máy theo mong muốn của mình để tiết kiệm chi phí. Mình đang chạy ba máy. Nếu bình thường mỗi máy cũng cho ra khoảng 50.000 sản phẩm/tháng. Và nếu đầu ra tốt hơn mình sẽ bổ sung thêm máy cho tương ứng". Tuyến chia sẻ trên Tiền Phong.
Hiện nay ở các khâu vận hành Tuyến vẫn trực tiếp làm. Tuy nhiên, khi mọi thứ đã đi vào hoạt động ổn định, trơn tru, Tuyến sẽ chuyển giao dần cho các nhân viên công ty còn mình tập trung lo mảng tiếp thị sản phẩm và tìm thêm kênh phân phối.
Ngoài việc tạo thu nhập cho người trồng cau, cơ sở của anh Tuyến còn tạo việc làm cho 6 - 10 lao động với thu nhập 5 - 8 triệu đồng mỗi tháng. "Việc vận hành máy khá đơn giản, công việc khá nhẹ nhàng nhưng mang lại thu nhập khá cao. Thu nhập mỗi người từ 5 đến 10 triệu đồng mỗi tháng. Mức thu nhập này cao hơn rất nhiều so với làm nông hoặc làm một số ngành nghề khác", chị Phan Thị Kiều một lao động lâu năm của cơ sở sản xuất mo cau cho hay.
Mỗi tháng, cơ sở chế biến mo cau của anh Nguyễn Văn Tuyến xuất bán ra thị trường khoảng 50.000- 60.000 sản phẩm, với giá bán chỉ từ 1.000 đến 3.000 đồng, nhưng cũng đem về cho anh Tuyến lợi nhuận trên dưới 100 triệu đồng. Sản phẩm cung ứng cho thị trường các tỉnh Hải Phòng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Hội An.

Chuyện thật như đùa: Người đàn ông mua rác về biến thành tiền

Thứ này được nhiều người coi là rác, không có tác dụng gì đã được anh Tuyến (Phú Yên) biến chúng thành các sản phẩm có giá trị.

Chuyen that nhu dua: Nguoi dan ong mua rac ve bien thanh tien

Với nhiều người mo cau chỉ là rác, đem vứt đi, còn anh Nguyễn Văn Tuyên (Phú Yên) lại biến chúng thành các sản phẩm có giá trị cao trong đời sống và bảo vệ môi trường.

Chuyen that nhu dua: Nguoi dan ong mua rac ve bien thanh tien-Hinh-2

Mới đây, anh đã bán ra thị trường các sản phẩm như bát, đĩa, thìa... làm từ mo cau thu hút nhiều người quan tâm.

Chuyen that nhu dua: Nguoi dan ong mua rac ve bien thanh tien-Hinh-3

Trước đây, anh tìm hiểu thấy các sản phẩm làm từ mo cau chủ yếu bên nước ngoài. Trong khi đó, nước ta chưa thấy có cơ sở nào sản xuất các sản phẩm này.

Chuyen that nhu dua: Nguoi dan ong mua rac ve bien thanh tien-Hinh-4

Hơn nữa, anh biết được một vùng ở Quảng Ngãi trồng rất nhiều cau, những chiếc mo cau đều đem vứt đi. Điều đó đã hối thúc anh tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu để tận dụng nguồn nguyên liệu này, giúp người dân có thêm thu nhập và đem ra thị trường sản phẩm bảo vệ môi trường.

Chuyen that nhu dua: Nguoi dan ong mua rac ve bien thanh tien-Hinh-5

Thời gian đầu mới làm, anh đã phải mất “học phí” khá nhiều vì không có ai hướng dẫn, tự tìm hiểu nên làm ra nhiều sản phẩm lỗi.

Chuyen that nhu dua: Nguoi dan ong mua rac ve bien thanh tien-Hinh-6

Không chỉ thế, việc thu mua nguyên liệu cũng là vấn đề khó khăn trong khi bắt đầu làm. Hiện tại, anh đã có thể thu gom được nhưng số lượng chưa có nhiều.

Chuyen that nhu dua: Nguoi dan ong mua rac ve bien thanh tien-Hinh-7

Mặt khác, đầu ra của sản phẩm cũng khiến anh thấy lo lắng. Hiện tại, anh chỉ bán cho các cơ sở trong nước thuộc các tỉnh, thành lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hội An..., chưa có sản phẩm nào xuất khẩu sang nước ngoài.

Chuyen that nhu dua: Nguoi dan ong mua rac ve bien thanh tien-Hinh-8

“Hiện, số lượng sản xuất ra chưa nhiều, chưa thể bày bán rộng rãi và cũng chưa có đủ số lượng để xuất sang nước ngoài”, anh cho hay.

Chuyen that nhu dua: Nguoi dan ong mua rac ve bien thanh tien-Hinh-9

Anh cho biết những khó khăn này qua thời gian sẽ qua hết. Vì thời gian đầu chưa có kinh nghiệm nên mọi thứ còn mới mẻ, chưa thể diễn ra suôn sẻ được.

Chuyen that nhu dua: Nguoi dan ong mua rac ve bien thanh tien-Hinh-10

Sau 1 tháng hoạt động, xưởng của anh hiện tại đã sản xuất được khoảng trên 1000 sản phẩm làm từ mo cau mỗi ngày.

Chuyen that nhu dua: Nguoi dan ong mua rac ve bien thanh tien-Hinh-11

Theo anh, những sản phẩm này được làm từ máy nhưng không sản xuất hàng loạt được. Mỗi lần chỉ làm một sản phẩm, khi nào xong mới chuyển làm sản phẩm tiếp theo.

Chuyen that nhu dua: Nguoi dan ong mua rac ve bien thanh tien-Hinh-12

Giá mỗi sản phẩm cũng không quá cao, những chiếc đĩa, thìa hay bát... giá dao động khoảng 2.000 – 3.000 đồng/chiếc.

Chuyen that nhu dua: Nguoi dan ong mua rac ve bien thanh tien-Hinh-13

Thời gian tới, anh dự định sẽ sản xuất thêm các sản phẩm như quạt mo cau và dép mo cau có khắc tên các khu du lịch để phục vụ cho du khách nước ngoài đến nước ta.

Chuyen that nhu dua: Nguoi dan ong mua rac ve bien thanh tien-Hinh-14

Theo anh, những sản phẩm này có thể tái sử dụng được nhiều lần nếu đựng các đồ khô như trái cây, túi bánh, kẹo... Còn đựng thức ăn có nước, các sản phẩm làm từ mo cau có thể biến dạng và chỉ sử dụng được một lần.

Chuyen that nhu dua: Nguoi dan ong mua rac ve bien thanh tien-Hinh-15

Những chiếc bát, đĩa, thìa... làm từ mo cau này có thời hạn sử dụng từ 6 tháng đến 1 năm. Vì thế, khách hàng có thể mua về cất đi và dùng dần.

Biến thứ bỏ đi thành hàng hot

Hạt bình bát được một nhóm sinh viên chế thành thuốc trừ sâu an toàn cho người dùng, bảo vệ môi trường. Còn mo cau cũng được một chàng trai ở Bình Định biến thành đồ dùng thân thiện với môi trường.

Chuyện lạ Trà Vinh: Chế hạt cây dại thành thuốc trừ sâu 

Nhận thấy sự nguy hiểm ngày càng tăng của các loại thuốc trừ sâu với môi trường và sức khỏe con người, nhóm sinh viên Trường ĐH Trà Vinh đã nghiên cứu và cho ra đời chế phẩm sinh học phòng trừ sâu từ hạt bình bát.

Tin mới