Quay CSGT nhận hối lộ cũng phải… xin phép?

(Kiến Thức) - “CSGT thi hành công vụ dưới sự giám sát của nhân dân, thế giờ CSGT đang nhận hối lộ mà phóng viên thấy thì phải ra xin phép mới được chụp à?”.

Quay CSGT nhận hối lộ cũng phải… xin phép?
Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Trưởng văn phòng luật sư Đức Thịnh (Hà Nội) bày tỏ thắc mắc trước thông tin “muốn chụp ảnh CSGT phải xin phép”.
Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ đường sắt vừa ký văn bản số 1042/C67-P3 gửi Trưởng phòng CSGT công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu lực lượng CSGT nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh làm rõ với những đối tượng quay phim, chụp ảnh CSGT khi chưa được phép.
Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản; nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Trao đổi với PV Kiến Thức về nội dung trên, Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ đường sắt, giải thích: “Trong văn bản tôi vừa ký, không có chữ nào cấm người dân, báo chí chụp ảnh, quay phim CSGT đang hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.
Không cấm báo chí quay phim, chụp ảnh nhưng phải mang tính chất xây dựng.
Không cấm báo chí quay phim, chụp ảnh nhưng phải mang tính chất xây dựng.
Ngành Công an thực hiện nhiệm vụ theo pháp luật và dưới sự giám sát của nhân dân, nhưng gần đây có nhiều trường hợp báo chí lợi dụng điều này để tống tiền CSGT và đã bị xử lý. Bên cạnh đó, còn có một số trường hợp giả danh nhà báo để quay phim chụp ảnh với mục đích xấu”.
“Công văn này cũng không hạn chế quyền giám sát cùa người dân và báo chí. Mục đích là để công an và báo chí phối hợp với nhau xây dựng hình ảnh CSGT tốt lên theo đúng thông tư của Bộ Công an.
Bây giờ anh đến làm việc với tôi, quay phim chụp ảnh thì anh phải đến xin phép tôi. Giám sát thì cũng phải mang tính chất xây dựng, chứ cứ quay lung tung là không mang tính chất xây dựng.
Khi các chiến sĩ CSGT đang làm nhiệm vụ, người dân cũng như báo chí cứ giám sát, quay phim, chụp ảnh nhưng phải theo pháp luật chứ không được đăng tải, phát tán bậy bạ được”, Đại tá Trần Sơn Hà cho biết thêm.
Ông Hà khẳng định thêm: “Nội dung văn bản không phải yêu cầu xin phép mà là… đến làm việc. Báo chí đến đặt vấn đề làm việc với tôi, để giám sát, thu thập.
Mỗi người mỗi ngành, mỗi nghề khác nhau, việc ai người ấy làm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Quyết định đó nhằm xây dựng lực lượng trong sạch vững mạnh, đảm bảo quyền giám sát của nhân dân và đề phòng các đối tượng giả danh, lợi dụng việc quay phim chụp ảnh để làm bậy.
Trong văn bản đó không có chữ “cấm” nào cả. Báo chí quay phim, chụp ảnh không ai cấm, nhưng phải mang tính chất xây dựng”.
Để tìm hiểu kỹ hơn về văn bản mới này, Kiến Thức có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Hoàng Tiến - Trưởng văn phòng luật sư Đức Thịnh (Hà Nội). Ông Tiến phân tích:
Trong trường hợp là hình ảnh cá nhân của mỗi người thì phóng viên, nhà báo muốn chụp ảnh, phải xin phép là đúng. Thế nhưng CSGT thay mặt cho nhà nước đang thi hành công vụ, muốn chụp ảnh, ghi hình mà phải ra xin phép thì… không hiểu là người ban hành đã căn cứ vào văn bản nào của Bộ Công an, của Nhà nước mà quy định điều đó.
Luật sư Tiến đặt vấn đề, khi đang mặc quần áo CSGT đứng ngoài đường để làm nhiệm vụ, thì người dân, phóng viên, nhà báo có quyền ghi lại hình ảnh nhân viên nhà nước đang thực thi công vụ chứ không phải cá nhân. Báo chí hoàn toàn có quyền làm việc này.
“Thế giờ Chủ tịch nước, hay Tổng bí thư đi thăm, kiểm tra, phóng viên báo chí muốn chụp ảnh lại phải chạy ra xin phép à. Luật Báo chí không cấm điều đó.
Hay như trong một phiên tòa xét xử, phóng viên chỉ cần xin phép chánh văn phòng tòa án đồng ý thì họ được chụp ảnh những người tham dự phiên tòa, bị can, bị cáo…”, luật sư Tiến đưa ra một số tình huống cụ thể.
“CSGT thi hành công vụ dưới sự giám sát của nhân dân, thế giờ CSGT đang nhận hối lộ mà phóng viên thấy thì phải ra xin phép mới được chụp à? Nếu Công an, pháp luật không quy định về việc đó thì rõ ràng quy định thế… là trái pháp luật”, luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, cho biết.
Về cách xử lý, luật sư Tiến cho rằng, Cục trưởng Cục CSGT sẽ phải xem xét, nếu trái pháp luật sẽ ra lệnh hủy văn bản đó đi. Tuy nhiên, hiện pháp luật vẫn chưa được phép hành xử, xử lý những người ra quyết định, văn bản trái pháp luật.

Bí mật giám sát CSGT vẫy xe như “quạt vẫy tai voi“

(Kiến Thức) -“Bí mật giám sát CSGT vẫy xe theo kiểu xử lý nội bộ lâu nay mà các cấp các ngành đều làm nhưng hiệu quả rất thấp, chẳng khác gì quạt vẫy tai voi”, PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp nhận định.

Bí mật giám sát CSGT vẫy xe như “quạt vẫy tai voi“
Theo PGS. TS Nguyễn Văn Tiệp, cách làm tốt hơn cả là Cục CSGT đường bộ - đường sắt nên phối hợp với báo chí trung ương và địa phương cho phép nhà báo tác nghiệp nếu phát hiện hiện tượng tiêu cực của CSGT thì thưởng nhà báo thật cao và phạt cảnh sát thật nặng để răn đe
Bí mật giám sát CSGT vẫy xe có mang lại hiệu quả?

Clip tố CSGT “ăn bẩn“: Tạm đình chỉ 2 CSGT

(Kiến Thức) - Đoàn thanh tra Công an tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã có buổi làm việc với tài xế quay clip tố CSGT “ăn bẩn” và cho biết những CSGT liên quan đã bị tạm đình chỉ công tác.

Clip tố CSGT “ăn bẩn“: Tạm đình chỉ 2 CSGT

Sáng ngày 15/8, Công an tỉnh BR-VT đã lập đoàn thanh tra do Thượng tá Vũ Văn Thụ, Phó chánh thanh tra Công an tỉnh phụ trách cùng cán bộ thanh tra Công an huyện Đất Đỏ (tỉnh BR-VT) có buổi làm việc với ông Lê Hữu Thủy tại trụ sở Công an phường 10, quận Gò Vấp, TP.HCM.

Đoàn thanh tra Công an tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã có buổi làm việc với tài xế Lê Hữu Thủy tại trụ sở Công an phường 10, quận Gò Vấp (TP.HCM)
Đoàn thanh tra Công an tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã có buổi làm việc với tài xế Lê Hữu Thủy tại trụ sở Công an phường 10, quận Gò Vấp (TP.HCM)

Theo Thượng tá Thụ thì buổi làm việc này để ghi nhận toàn bộ tường trình sự việc của ông Thủy (là tài xế xe vi phạm mang BKS 51A-012.81 và là người quay lại clip “tố” CSGT huyện Đất Đỏ “ăn bẩn” - PV), cũng như đoàn thanh tra làm rõ một số vấn đề có liên quan.

Hiệu phó quỵt nợ, trường “tố ngược” báo chí

(Kiến Thức) - Hội đồng Trường THPT Dân lập Phương Nam đã có đơn tố cáo một tờ báo đăng bài viết “Nữ hiệu phó bị tố quỵt nợ hàng trăm tỉ” là “sai sự thật”.

Hiệu phó quỵt nợ, trường “tố ngược” báo chí

Vụ việc bà Trương Thị Hải Yến - Phó hiệu trưởng, Chủ tịch HĐQT trường THPT Dân lập Phương Nam (lô 18, khu đô thị mới Định Công, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) bị "tố" vay 268 tỉ 8 trăm triệu đồng, cùng với 16 quyển sổ đỏ của 19 cá nhân, nhưng nhiều năm không trả, đang gây xôn xao dư luận.

Danh sách các cá nhân "tố" bà Yến lừa đảo 268 tỉ 8 trăm triệu đồng, cùng 16 quyển sổ đỏ.
 Danh sách các cá nhân "tố" bà Yến lừa đảo 268 tỉ 8 trăm triệu đồng, cùng 16 quyển sổ đỏ.
Trước thông tin của vụ việc, ngày 19/8, phóng viên Kiến Thức đã đến điểm trường THPT Dân lập Phương Nam để ghi nhận tình hình thực tế.