Quấy rối tình dục, ngược đãi người giúp việc gia đình bị phạt nặng

Theo quy định hiện hành, người có hành vi quấy rối tình dục, ngược đãi người giúp việc gia đình có thể bị phạt lên tới 75 triệu đồng.

Với vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình, Nghị định 22/2022 nêu rõ, phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình; không trả tiền tàu xe đi đường khi lao động là người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
Phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không thông báo cho UBND xã, phường, thị trấn việc sử dụng lao động hoặc chấm dứt việc sử dụng lao động là người giúp việc gia đình theo quy định.
Quay roi tinh duc, nguoc dai nguoi giup viec gia dinh bi phat nang
Ảnh minh họa. 
Mức phạt tiền sẽ tăng lên, từ 10-15 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Giữ giấy tờ tùy thân của lao động là người giúp việc gia đình; không trả cho lao động là người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Đặc biệt, người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, hoặc dùng vũ lực đối với người lao động là người giúp việc gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền từ 50-75 triệu đồng.
Ngoài nội dung trên, Nghị định 22/2022 cũng quy định mức phạt đối với vi phạm quy định về lao động chưa thành niên. Cụ thể, phạt tiền từ 20-25 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sử dụng lao động chưa thành niên mà chưa có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên đó.
Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc mà: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó; Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc theo Điều 146 của Bộ luật Lao động; Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trong những nghề, công việc không được pháp luật cho phép.
Mức phạt tiền từ 50-75 triệu đồng được áp dụng đối với người sử dụng lao động sử dụng người từ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 143 của Bộ luật Lao động; Sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc bị cấm hoặc làm việc tại nơi làm việc bị cấm…
>>> Xem thêm video: Quấy rối tính dục, xử lý ra sao?

Nguồn: VTV 9.

Vụ sàm sỡ trong thang máy: Không nương tay với “yêu râu xanh“

Không khỏi sốt ruột trước cách thức xử lý vụ việc của cơ quan hữu trách trong vụ nữ sinh viên bị sàm sỡ trong thang máy chung cư ở quận Thanh Xuân, TP Hà Nội một cách thô bỉ.

Những hình ảnh mà camera an ninh ghi lại là bằng chứng khó có thể chối cãi về hành vi sàm sỡ trong thang máy tòa chung cư của gã đàn ông với nữ sinh viên 20 tuổi. Ngay trong đêm xảy ra vụ sàm sỡ, nữ sinh viên đã tới ban quản lý tòa nhà và cơ quan công an sở tại để trình báo, tố cáo sự việc mình bị xâm hại. Thế nhưng, thay vì có những biện pháp thích đáng để xử lý đối tượng có hành vi sàm sỡ đến như vậy, nạn nhân lại được mời tới cơ quan công an để… tìm hướng giải quyết.

Từ 1/1/2021: Quấy rối tình dục đồng nghiệp sẽ bị đuổi việc

Nhằm ngăn chặn tình trạng quấy rối tình dục nơi làm việc, Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019 đã có quy định sa thải đối tượng sàm sỡ, quấy rối tình dục đồng nghiệp tại nơi làm việc.
 

Định nghĩa về quấy rối tình dục nơi làm việc, Khoản 9 Điều 3 của Bộ luật này nêu rõ "quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động".

Tin mới