Quốc hội đang thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội 2019

(Kiến Thức) -Ngày 30/5, Quốc hội sẽ dành cả ngày để thảo luận, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019.

Quốc hội đang thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội 2019
Tiếp tục kỳ họp thứ 7, ngày 30/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2019; Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017.
Phiên thảo luận được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Trước đó, sáng 20/5, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình trình bày báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018 và những tháng đầu năm 2019.
Quoc hoi dang thao luan ve tinh hinh kinh te - xa hoi 2019
 Ngày 30/5, Quốc hội sẽ dành cả ngày để thảo luận, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019.
Báo cáo cho thấy, năm 2018 đã đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó 3 chỉ tiêu đạt, 9 chỉ tiêu vượt và nhiều chỉ tiêu đạt cao hơn số đã báo cáo Quốc hội.
Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,08%, cao nhất kể từ năm 2008, thuộc nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. GDP bình quân đầu người đạt 2.590 USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9,1%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 13,2%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 480 tỷ USD và xuất siêu 6,8 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho biết, năm 2019, Chính phủ xác định là năm bứt phá để hoàn thành kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 với phương châm "kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả".
Những tháng đầu năm 2019, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng tăng 2,71%, thấp nhất trong 3 năm qua. Tăng trưởng kinh tế (GDP) quý I đạt 6,79%. Xuất khẩu 4 tháng đạt 78,8 tỷ USD, tăng 5,8%; xuất siêu 711 triệu USD…Mặt bằng lãi suất ổn định, giảm 0,5% cho các lĩnh vực ưu tiên.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chú trọng chỉ đạo thực hiện các chính sách phát triển văn hóa, xã hội và tập trung giải quyết các vấn đề xã hội; tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. Đời sống đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng bị thiên tai được quan tâm, chăm lo.
Chính phủ thừa nhận những mặt còn tồn tại, hạn chế, trong đó kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định vững chắc do giá dầu thô, xung đột thương mại, căng thẳng địa chính trị ở nhiều nơi diễn biến bất ổn, khó lường. Còn những hành vi, vi phạm về đạo đức nhà giáo, bạo lực học đường, dâm ô trẻ em và biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, gian lận thi cử, lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng… gây bức xúc xã hội.
Kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ ở nhiều cơ quan, đơn vị chưa nghiêm; phối hợp công tác hiệu quả chưa cao; còn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà, tham nhũng vặt của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa được ngăn chặn hiệu quả...
Về mục tiêu năm 2019, Chính phủ đưa ra 7 nhóm giải pháp, trước tiên là kiên định mục tiêu củng cố nền tảng vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, và thúc đẩy tăng trưởng.
Trình bày thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, năm 2019 có ý nghĩa quan trọng trong việc “bứt phá” để hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020. Trong những tháng còn lại của năm 2019, bên cạnh việc tiếp tục triển khai 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2019, Ủy ban Kinh tế cơ bản đồng tình với các nhóm giải pháp nêu trong báo cáo của Chính phủ, trong đó nhấn mạnh 3 trọng tâm ưu tiên trong điều hành kinh tế vĩ mô năm 2019.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề Chính phủ cần phân tích rõ động lực tăng trưởng và đánh giá đầy đủ các yếu tố tác động đến tăng GDP, nhất là ứng phó của Việt Nam để tận dụng và phòng ngừa rủi ro từ xung đột thương mại Mỹ - Trung. Ủy ban Kinh tế cũng lưu ý Chính phủ cần đánh giá, hoàn thiện chính sách thu hút vốn FDI trong giai đoạn mới, đặt ra hàng rào ưu tiên công nghệ tốt trong thu hút vốn ngoại…

Sáng nay, Quốc hội thảo luận về kinh tế xã hội

Từ sáng nay 26/10, Quốc hội dành 2 ngày thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và 3 năm thực hiện kế hoạch 2016-2020; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2019.

Sáng nay, Quốc hội thảo luận về kinh tế xã hội
Các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.

10 sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội nổi bật của Việt Nam 2018

(Kiến Thức) - Cùng Kiến Thức điểm lại 10 sự kiện Chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam nổi bật trong năm 2018 để tạo đà phát triển trong năm mới 2019.

10 sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội nổi bật của Việt Nam 2018
1. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước
10 su kien chinh tri, kinh te, xa hoi noi bat cua Viet Nam 2018
 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Quốc hội sẽ xem xét ra nghị quyết xử phạt nặng lái xe sử dụng rượu bia

(Kiến Thức) - Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ tập trung phần lớn thời gian cho công tác xây dựng pháp luật, xem xét, thông qua 7 dự án luật, 2 nghị quyết và cho ý kiến đối với 9 dự án luật.

Quốc hội sẽ xem xét ra nghị quyết xử phạt nặng lái xe sử dụng rượu bia
Tập trung phần lớn thời gian dành để xây dựng luật
Chiều 17/5, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức buổi họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV. Buổi họp báo do Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì.

Tin mới