Quốc hội Mỹ xem xét thỏa thuận hạt nhân với Việt Nam

Quốc hội Mỹ bắt đầu xem xét thỏa thuận hạt nhân với Việt Nam ngày 8/5.

Bước đi này diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama trình dự thảo thỏa thuận cho phép Mỹ chuyển giao các lò phản ứng hạt nhân và công nghệ cho Việt Nam. Theo báo National Journal (Mỹ), thời gian quốc hội Mỹ xem xét là 90 ngày làm việc.
Lễ ký Hiệp định hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân (Hiệp định 123) ngày 6/5. (Ảnh: TTXVN)
Lễ ký Hiệp định hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân (Hiệp định 123) ngày 6/5. (Ảnh: TTXVN)
Viện Năng lượng hạt nhân Mỹ nhận định thỏa thuận nói trên có thể mang lại 10-20 tỉ USD trong hoạt động xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam và tạo ra hơn 50.000 việc làm tại Mỹ. Viện này nhấn mạnh nếu quốc hội Mỹ phản đối thỏa thuận, các quốc gia khác sẽ “sẵn sàng lấp đầy khoảng trống” khi Nga và Nhật Bản từng có nhiều thỏa thuận bảo đảm với Việt Nam.
Thỏa thuận hạt nhân dân sự Việt - Mỹ được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh ký kết hồi tháng 10/2013 bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Brunei.

Nhật bí mật phát triển vũ khí hạt nhân đấu Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Tờ Yazhou Zhoukan của Hong Kong đưa tin, Nhật bí mật phát triển vũ khí hạt nhân để đề khả năng khủng hoảng tại quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku.

Từ đó, tờ Yazhou Zhoukan nhận định, Nhật có khả năng đang bí mật chế tạo bom hạt nhân, đặc biệt là nếu họ sửa đổi hiến pháp hòa bình sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Nhật hiện nắm trong tay tổng cộng 40,7 tấn plutonium bao gồm 5,5 tấn ở Nhật Bản, 21,6 tấn ở Pháp và 13,6 tấn ở Anh. Nước này cũng tích trữ khoảng 3.000 tấn chất thải hạt nhân tại 6 cơ sở xử lý hạt nhân ở  Aomori.

Vì sao Mỹ hủy bỏ kế hoạch tấn công hạt nhân VN?

Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ nhiều lần khởi thảo kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Việt Nam và Lào, nhưng rồi đều hủy bỏ.

Theo một số tài liệu được giải mật, các nhà khoa học Mỹ cảnh báo, việc tấn công hạt nhân ở Đông Nam Á là "lợi bất cập hại".

Tin mới