Quốc hội nhất trí giám sát tối cao về bảo vệ môi trường

Quốc hội nhất trí giám sát tối cao chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 7, chiều 8/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025.
Kết quả biểu quyết, có 466/467 đại biểu tham gia tán thành, bằng 95,69% tổng số đại biểu Quốc hội.
Quoc hoi nhat tri giam sat toi cao ve bao ve moi truong
 Quốc hội nhất trí giám sát tối cao chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.
Công tác giám sát linh hoạt, nhạy bén trước những vấn đề thời sự
Trình bày báo cáo tại phiên họp, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, sáng 30/5, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025.
Đa số các vị đại biểu Quốc hội tán thành với nội dung Tờ trình số 833/TTr-UBTVQH15 ngày 17/5/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và dự thảo Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025; đồng thời, thống nhất nhận định, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội đã chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các yêu cầu, nhiệm vụ giám sát năm 2023 và các tháng đầu năm 2024 với nhiều đổi mới mạnh mẽ về tư duy và phương thức thực hiện.
Quoc hoi nhat tri giam sat toi cao ve bao ve moi truong-Hinh-2

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường. Ảnh: QH.

Các hoạt động giám sát được triển khai toàn diện, đồng bộ, ngày càng đi vào thực chất; nâng cao hiệu lực, hiệu quả, phản ứng linh hoạt, nhạy bén trước những vấn đề thời sự quan trọng của đất nước; tăng tính dân chủ, pháp quyền, công khai, minh bạch trong hoạt động giám sát, tạo hiệu ứng lan tỏa, góp phần tạo chuyển biến toàn diện cả về nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong thực thi pháp luật, đặc biệt là đối với vấn đề được giám sát.
Qua hoạt động giám sát đã cung cấp nhiều cơ sở thực tiễn quan trọng, bảo đảm gắn kết với hoạt động lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Bên cạnh đó, đánh giá cao việc lựa chọn 2 chuyên đề giám sát năm 2025 là phù hợp, đều là những vấn đề rất quan trọng, mang tính thời sự, được cử tri và Nhân dân quan tâm.
Sẽ giám sát tối cao chuyên đề về bảo vệ môi trường 
Về kết quả lựa chọn chuyên đề giám sát, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Quốc hội quyết định sẽ giám sát tối cao chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.
Bên cạnh đó, Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” và báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10.
Liên quan đến ý kiến đề nghị Quốc hội tiến hành giám sát tối cao 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và nguồn nhân lực, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cân nhắc lựa chọn giám sát chuyên đề về quản lý, sử dụng tài sản công và giải ngân vốn đầu tư công để giám sát trong năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, trên cơ sở đề xuất của các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và căn cứ đặc điểm tình hình năm 2025, sau khi cân nhắc nhiều mặt, để bảo đảm chất lượng, tính khả thi của chương trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất trình Quốc hội và được đại đa số các vị đại biểu Quốc hội nhất trí, quyết định lựa chọn 1 chuyên đề để Quốc hội giám sát tối cao và Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát 1 chuyên đề.
Bên cạnh đó, một số nội dung như đề xuất của đại biểu đã được lồng ghép trong xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về: kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; nghị quyết về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, căn cứ tình hình thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội cân nhắc lựa chọn những vấn đề được cử tri, nhân dân và đại biểu Quốc hội quan tâm để tiến hành giám sát theo hình thức phù hợp.
Một số ý kiến đề nghị, khi xác định nội dung giám sát của các chuyên đề giám sát năm 2025 cần trọng tâm, tập trung một số vấn đề cụ thể; đồng thời, giới hạn phạm vi giám sát phù hợp để hoạt động giám sát hiệu quả, thiết thực.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo xác định trọng tâm, trọng điểm khi xây dựng dự thảo Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát trình Quốc hội và khi xây dựng kế hoạch chi tiết của Đoàn giám sát.

Sửa luật Thủ đô: Cần thay đổi thói quen và quan niệm

Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tạo ra một khung pháp lý mang tính vượt trội cho Thủ đô phát triển, giải quyết những bức xúc, nhếch nhác.

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 28/5/2024, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội, GS.TS Hoàng Văn Cường đã có trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống xung quanh dự thảo Luật này.
Sua luat Thu do: Can thay doi thoi quen va quan niem
 Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường trao đổi với PV bên hành lang Quốc hội về Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: Mai Loan.

Đại biểu Quốc hội: Cần phải bỏ độc quyền vàng miếng

Theo ĐB Trịnh Xuân An, cần phải bỏ độc quyền vàng miếng, để không tạo ra những bất cập một cách vô lý, để thị trường tự điều tiết, tất nhiên, trong chừng mực phải có sự quản lý..

Quan trọng là thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với thế giới 
Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống bên hành lang Quốc hội sáng 29/5, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.HCM), nhìn nhận giá vàng hiện nay đang rất khó dự đoán.

Tin mới