Quốc hội sẽ bàn về dự thảo Luật Tố cáo và Luật Cạnh tranh sửa đổi

Ngày 24/5, theo chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi) và Luật Cạnh tranh (sửa đổi). Đây là hai dự thảo luật sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này.

Quốc hội sẽ bàn về dự thảo Luật Tố cáo và Luật Cạnh tranh sửa đổi
Dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi) sẽ được các đại biểu Quốc hội thảo luận trong phiên họp buổi sáng.
Sau khi nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi), các đại biểu thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật.
Dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp lần này gồm 9 chương, 68 điều. Dự thảo Luật đã được xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4; sau đó tiếp tục được thảo luận, cho ý kiến tại Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
 
Các đại biểu Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận một số vấn đề còn ý kiến khác nhau: Về hình thức tố cáo (Điều 22); thời hiệu tố cáo (Điều 27); quy định rút tố cáo (Điều 33); cấp giải quyết tố cáo cuối cùng (Điều 29, 37); bảo vệ người tố cáo (Chương VI) và một số vấn đề cụ thể khác.
Đối với hình thức tố cáo, hiện nay vẫn có ý kiến đề nghị chỉ quy định hai hình thức tố cáo như Luật hiện hành là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp.
Tuy nhiên, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị mở rộng hình thức tố cáo để phù hợp với sự phát triển của xã hội, đồng thời ghi nhận các hình thức tố cáo đã được quy định trong các luật khác. Do vậy, dự thảo đang được nghiên cứu để bổ sung hình thức tố cáo qua bản fax, thư điện tử, điện thoại.
Để bảo đảm tính khả thi của việc mở rộng hình thức tố cáo, dự thảo Luật đã bổ sung các quy định chặt chẽ hơn về quy trình tiếp nhận tố cáo nhằm ngăn chặn việc lạm dụng các hình thức tố cáo mới được ghi nhận để tố cáo tràn lan, thiếu căn cứ, lợi dụng quyền tố cáo để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Buổi chiều, Quốc hội sẽ nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi). Trên cơ sở báo cáo này, các đại biểu Quốc hội thảo luận các nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật.
Dự thảo Luật cạnh tranh (sửa đổi) đã được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 và tại Phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Dự thảo Luật đã được giải trình, tiếp thu, chỉnh lý gồm 10 chương và 121 điều.
Một số nội dung tiếp tục xin ý kiến đại biểu tại Kỳ họp thứ 5 gồm: Phạm vi điều chỉnh (Điều 1); Đối tượng áp dụng (Điều 2); Giải thích từ ngữ (Điều 3); Áp dụng luật này và các luật khác có liên quan (Điều 4); Chính sách của Nhà nước về cạnh tranh (Điều 6); Trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh (Điều 7); Hành vi bị cấm đối với cơ quan nhà nước (Điều 8)... và các vấn đề khác.

Bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội, HĐND như thế nào?

Ngày 22/5 cử tri cả nước sẽ bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. 

Bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội, HĐND như thế nào?
Video: Bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội, HĐND như thế nào?:

5 nhóm nội dung chất vấn xin ý kiến Đại biểu Quốc hội

Các dự án, nhà máy thua lỗ, kém hiệu quả; tinh giản biên chế... là những nội dung dự kiến chất vấn gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội.

5 nhóm nội dung chất vấn xin ý kiến Đại biểu Quốc hội
Theo chương trình làm việc, từ ngày 15/11 Quốc hội sẽ bắt đầu các phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Phiên chất vấn đầu tiên của đại biểu Quốc hội khoá XI sẽ diễn ra trong 2,5 ngày. Chuẩn bị cho hoạt động này, Tổng thư ký Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu về dự kiến nhóm vấn đề chất vấn.
Nội dung của nhóm vấn đề 1 là đánh giá tổng thể, phương án xử lý các dự án, nhà máy thua lỗ, kém hiệu quả, các dự án đã có quyết định đầu tư nhưng không triển khai, để hoang hoá, lãng phí, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Độc lạ vú sữa vàng óng được trồng ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Vú sữa có màu vàng óng, đẹp mắt được ông Trần Văn Rỡ (thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang) trồng thành công có nguồn gốc từ Đài Loan. Vỏ vú sữa mỏng, thịt dày vị ngọt thanh. Đặc biệt, cây cho trái quanh năm.

Độc lạ vú sữa vàng óng được trồng ở Việt Nam
Cây vú sữa của gia đình ông Trần Văn Rỡ (thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang) đang gây sốt trong vùng bởi quả chín vàng bóng, rất đẹp mắt. Ảnh: Baovinhlong.
Cây vú sữa của gia đình ông Trần Văn Rỡ (thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang) đang gây sốt  trong vùng bởi quả chín vàng bóng, rất đẹp mắt. Ảnh: Baovinhlong. 

Tin mới