Quốc hội sửa Luật Cư trú, sổ hộ khẩu chỉ còn tồn tại tới năm 2022
(Kiến Thức) - Dự án Luật Cư trú (sửa đổi) được Quốc hội thông qua vào chiều 13/11, nhất trí quy định Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú đến hết 31/12/2022.
Sông Thao
Chiều 13/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) với 449/455 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,15% tổng số đại biểu Quốc hội). Luật gồm 7 chương, 38 điều quy định về việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân Việt Nam trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam; việc đăng ký, quản lý cư trú; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân, cơ quan, tổ chức về đăng ký, quản lý cư trú.
Các đại biểu Quốc hội ấn nút biểu quyết tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội XIV.
Một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm khi thảo luận, đó là việc đổi mới phương thức quản lý cư trú của công dân từ cách thức thủ công, truyền thống bằng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú và các tàng thư văn bản sang quản lý bằng số hóa, có kết nối thông suốt giữa các cơ quan đăng ký, quản lý cư trú trên cả nước thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú và số định danh cá nhân.
Các ý kiến cho rằng, quy định nêu trên hoàn toàn phù hợp với xu thế tất yếu của việc hiện đại hóa phương thức quản lý nhà nước, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử hiện nay. Việc chuyển đổi này vừa bảo đảm thuận lợi cho công dân trong việc thực hiện tốt hơn quyền tự do cư trú, vừa nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội cũng đồng tình với việc cho phép tiếp tục sử dụng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đến hết ngày 31/12/2022 để chứng minh nơi cư trú. Do ý kiến còn khác nhau nên UBTVQH cũng đã gửi phiếu thăm dò ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội.
Kết quả lấy phiếu cho thấy, đa số đại biểu Quốc hội đồng ý phương án cho phép người dân được tiếp tục sử dụng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp cho đến hết ngày 31/12/2022 để chứng minh thông tin về nơi cư trú nhằm tránh làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, thêm phiền phức cho người dân, tạo áp lực lớn cho các cơ quan quản lý, đăng ký cư trú tại thời điểm Luật mới có hiệu lực thi hành.
UBTVQH cho rằng, quy định này không làm ảnh hưởng đến hiệu lực thi hành của Luật Cư trú và việc triển khai thực hiện các quy định của Luật ngay từ thời điểm ngày 1/7/2021. Khi các Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú hoàn thành việc xây dựng, vận hành thông suốt và các cơ quan, tổ chức, địa phương đã thực hiện tốt việc kết nối, liên thông để bảo đảm chỉ cần sử dụng số định danh cá nhân là có thể xác định được thông tin nhân thân, thông tin về nơi cư trú của công dân thì Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú sẽ tự chấm dứt vai trò ngay cả khi chưa đến thời hạn 31/12/2022.
Nội dung trên được thể hiện ở Điều 38 về Điều khoản thi hành và được 446/455 biểu quyết tán thành (chiếm 92,53% tổng số đại biểu Quốc hội). Tuy nhiên, Luật cũng quy định trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký, khai báo về cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.
Luật cũng giao Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan khác có liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành có nội dung quy định liên quan đến Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hoặc có yêu cầu xuất trình giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Luật này, hạn chế việc sử dụng thông tin về nơi cư trú là điều kiện để thực hiện các thủ tục hành chính.
Đại biểu Quốc hội: Cắt lương hưu vĩnh viễn, xoá danh xưng cán bộ vi phạm
Đại biểu Quốc hội đề xuất cần phải xử lý mạnh tay với cán bộ vi phạm kỷ luật, thậm chí xem xét cắt lương hưu vĩnh viễn, xoá danh xưng như nguyên Bộ trưởng.
Sáng 24/10, Quốc hội nghe giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức và thảo luận tại hội trường.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội chia sẻ với đồng bào miền Trung
Sáng 15/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) bế mạc phiên họp thứ 49.
Phát biểu bế mạc, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ sau 3 ngày làm việc khẩn trương, tập trung trong bối cảnh vừa giải quyết các công việc theo thẩm quyền vừa thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công, Ủy ban TVQH kết thúc chương trình phiên họp thứ 49 theo nội dung chương trình đề ra.
Bộ GD đề xuất tăng học phí: Điểm mức học phí các trường hiện nay
(Kiến Thức) - Theo đề xuất của Bộ GD&ĐT, từ năm học 2021-2022, học phí bậc đại học tăng 12,5%. Học phí bậc mầm non, phổ thông tăng 7,5% so với năm học 2020-2021. Vậy, học phí các trường hiện nay như thế nào?
Đề xuất tăng học phí được đưa ra trong dự thảo lần thứ 2 Nghị định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.