Quy định ngặt nghèo về xây nhà cho hoàng tử, công chúa xưa

"Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ" viết: Phàm dựng nhà làm phủ hoàng tử, công chúa thì chính đường năm gian hai chái, tiền đường bảy gian, chung quanh mái chồng, hợp làm một tòa.

Ở giai đoạn khai phá, dân cư khu vực phần nhiều là nông dân và chưa có sự chuyên môn hóa nghề nghiệp, chưa xuất hiện các làng nghề thủ công. Do vậy, thời kỳ đầu không có sẵn nhân công và vật tư tại chỗ. Vì thế, chủ nhà phải rước thợ từ miền Trung vào và tài trợ chi phí lưu trú trong nhiều năm để thực hiện những công trình tỉ mỉ, công phu.
Quy dinh ngat ngheo ve xay nha cho hoang tu, cong chua xua
Nhà gỗ tại miền Nam có nhiều quy tắc, quy định khi xây dựng. Ảnh: Kientrucdothixanh.
Nhà gỗ tại Nam Bộ

Hoạt động xây dựng này đã đóng góp vào quá trình giao lưu giữa vùng đất mới phía Nam với miền Trung, cho phép những chuyến di chuyển mang theo ảnh hưởng qua lại liên tục về văn hóa, kinh tế và kỹ thuật giữa các vùng đất mà những đoàn thợ đi qua.

Tại những nơi mà các đoàn thợ trú ngụ và hành nghề, họ đã truyền dạy kỹ thuật cho những thế hệ thợ mới, góp phần hình thành nên các làng nghề gỗ tại các địa phương miền Nam về sau.

Nhà rường gỗ có thể xuất hiện khá sớm. Tuy nhiên, bởi tính chất dễ hư hoại của vật liệu gỗ và những biến động lịch sử liên tục tại vùng đất, không còn nhiều công trình cổ xưa còn tồn tại cho đến ngày nay.

Một trong những ngôi nhà gỗ được xem là cổ nhất và còn lưu lại là dinh thự được Nguyễn Ánh (sau này là hoàng đế Gia Long) cho xây dựng dành cho giám mục Bá Đa Lộc và hoàng tử Cảnh trong thời gian hai người này lưu trú tại Gia Định, vào cuối thế kỷ 18.

Ngày nay, ngôi nhà này được lưu giữ tại khuôn viên Tòa giám mục Sài Gòn (quận 3, TP.HCM). Hầu hết ngôi nhà còn tồn tại đến nay chủ yếu được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Quy dinh ngat ngheo ve xay nha cho hoang tu, cong chua xua-Hinh-2
Dinh Tân Xá là một ngôi nhà gỗ được xây dựng làm nơi cư trú và học tập của hoàng tử Cảnh (trưởng nam của Nguyễn Ánh, người sau này sẽ trở thành hoàng đế Gia Long), dưới sự dẫn dắt của giám mục Bá Đa Lộc. Ảnh: Nhã Nam.
Quy định xây dựng

Chỉ những chủ đất giàu có hoặc những trí thức đỗ đạt mới có đủ khả năng tài chính để xây dựng dinh thự khang trang. Vì thế, kiến trúc được khảo tả trong chương này gắn liền với tầng lớp trung lưu thế kỷ 18 và 19. Tuy nhiên phía triều đình thường đưa ra các định chế quyền lực để giới hạn lựa chọn xây dựng tùy ý của các cộng đồng dân cư.

Theo Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, năm Gia Long thứ 15 chuẩn định: "Phàm dựng nhà làm phủ hoàng tử, công chúa thì chính đường năm gian hai chái, tiền đường bảy gian, chung quanh mái chồng, hợp làm một tòa, lợp ngói âm dương, bốn chung quanh xây bao tường gạch, mặt trước mặt sau đều mở một cửa vòm, trong cửa xây bình phong" (các mô tả về cấu trúc gian, chái được đề cập ở phần sau).

Vào năm Minh Mạng thứ 19, ban hành lệnh cấm hoàng tử ở riêng làm nhà ba nóc và lâu đài, cùng hạn chế về các thể thức trang trí, thu hẹp kích thước ngôi nhà xuống còn ba gian hai chái. Năm Thiệu Trị thứ 3, lại cắt giảm thêm tòa tiền đường, chỉ còn ba gian hai chái, rộng 64 trượng, tường cao 5 thước 5 tấc.

Như vậy, giới hạn ba gian hai chái dành cho nhà hoàng tộc cũng đặt ra giới hạn kết cấu cho nhà ở của thứ dân. Lại thêm nữa, từ năm Gia Long thứ 4, các công đường xây dựng mới tại các dinh, trấn cũng bị khống chế theo quy ước thống nhất ba gian hai chái.

Năm Minh Mạng thứ 13 lại có chỉ dẫn bổ sung, nhưng vẫn giữ nguyên giới hạn ba gian hai chái như cũ. Như vậy giới hạn gian-chái này được đặt ra xuyên suốt trong các quy chế đầu triều Nguyễn.

Không chỉ giới hạn về cấu trúc và kích thước mà định chế cũng ngăn cấm một số bố cục mặt bằng nhất định. Như theo Trần Trọng Kim mô tả cuộc sống thời Tự Đức thì: "Kiểu nhà làm cũng phải theo kiểu thường mà làm, chứ không được làm nhà lầu và nhà kiểu chữ công hay kiểu chữ môn. Ai làm nhà cửa mà không đúng phép, thì cho là lộng hành, phải tội".

Theo đó, người dân không được phép vượt qua các định chế quyền lực kể cả khi họ có đủ khả năng tài chính để xây dựng những công trình có quy mô lớn hơn. Bên cạnh đó, về mặt vật liệu, Trịnh Hoài Đức cũng đã kể tên một số loại gỗ có chất lượng cao chỉ dành riêng cho hoàng tộc mà người dân không được sử dụng cho nhà ở của mình.

Song thực sự về sau, các công trình vượt quá giới hạn đã được quy điển hóa càng ngày xuất hiện càng nhiều. Đó là giai đoạn cộng đồng dân cư miền Nam vượt thoát khỏi các định chế quyền lực từ triều đình nhà Nguyễn liên quan đến việc xây dựng trước đó.

Chính trong giai đoạn lịch sử này cộng đồng dân cư thậm chí còn tự mở rộng các đề tài trang trí và hướng đến việc sử dụng các biểu tượng như linh thú vốn từng là hiện thân riêng cho quyền lực đặc biệt của hoàng gia.

Tình trạng cộng đồng dân cư đưa ra các quyết định này biểu hiện một thực tế rằng dường như họ tự tách biệt khỏi nỗi sợ hãi các định chế quyền lực. Đây là những quyết định mang tính chất tương phản mạnh mẽ với việc tuân thủ truyền thống của cộng đồng trong quá khứ, như là sự tự kiềm hãm và tiết chế đặt ra ở đầu thời Nguyễn.

Không chỉ xảy ra với trường hợp nhà ở, sự vượt rào còn thấy ở cả các công trình mộ táng của quan lại và phú hộ. Một số công trình thậm chí chạm đến hoặc vượt qua những quy định vốn chỉ dành cho các thành viên cấp cao trong hoàng tộc.

Điều này cho thấy rằng, sự cách trở địa lý, cùng với sự suy yếu quyền lực trung ương tại Huế, việc đảm bảo quy chế tại các địa phương gặp phải sự gián đoạn, dẫn đến việc những giới hạn mà triều đình ban ra thường xuyên bị phớt lờ.

Những người chủ có gia sản đã cho xây dựng những dinh thự to lớn hơn về quy mô và cầu kỳ hơn về tính trang trí. Một số nhà nghiên cứu trong quá trình đối chiếu các dinh thự giữa ba miền đã đi đến kết luận rằng các dinh thự tại miền Nam thuộc loại lớn và đặc sắc nhất trên bình diện cả nước.

Nhà gỗ 3 gian mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp, mộc mạc với hơi thở thiên nhiên

Nhà gỗ 3 gian được làm từ gỗ nên mang theo nét mộc mạc, giản dị của con người Việt xưa. Không gian xung quanh nhà là sân vườn, ao cá trong lành.

Nhà gỗ 3 gian là gì?

Nhà gỗ 3 gian là mẫu nhà mang cấu trúc truyền thống, mô phỏng những mẫu nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ xưa.

Kết cấu nhà bao gồm: Cột nhà, xà nhà, câu đầu, kẻ, rường, bẩy, con lợn, các loại xà nằm ngoài khung, các kết cấu mái.

Thiết kế nhà gỗ đảm bảo sự thông thoáng rộng rãi nhưng đôi khi thiếu đi sự riêng tư. Mẫu nhà này thường xây trên diện tích lớn, vì ngoài nhà chính, xung quanh thường có sân vườn, ao cá.

Nha go 3 gian mua he mat me, mua dong am ap, moc mac voi hoi tho thien nhien
Mẫu nhà truyền thống của người Việt xưa.

Nhà gỗ 3 gian hay còn được gọi bằng tên khác đó là nhà ngang, đơn giản vì được thiết kế theo chiều ngang. Các gian và chái nhà sẽ được xây dựng ngang với nhau. Cả 3 gian được xây thông với nhau, các chái ở hai bên sẽ được ngăn bằng vách ngăn và thông nhau qua cửa đối diện.

Ba gian phòng sẽ được chia thành 3 bộ phận với chức năng khác nhau. Gian ở giữa sẽ có diện tích lớn nhất và được chủ nhà chăm chút kỹ lưỡng so với toàn bộ ngôi nhà. Đây là nơi để đặt bàn thờ gia tiên, trưng bày bộ bàn ghế lớn, đẹp để tiếp khách. Gian chính giữa cũng là nơi để tiến hành các nghi lễ quan trọng trong nhà.

Các gian phụ ở hai bên được dùng để làm phòng ngủ của gia chủ và các thành viên trong gia đình. Cũng có thể được dùng để làm phòng cho khách khi tới chơi. Điểm đặc biệt của kiểu nhà này đó là 3 gian nhà đều sẽ thông với nhau. Phòng nhỏ ở hai bên còn được gọi là chái nhà, mục đích sử dụng của mỗi gia đình sẽ khác nhau nên sẽ có nhà 3 gian 2 chái, 3 gian 3 chái, 3 gian 4 chái…

Kiểu nhà 3 gian truyền thống sẽ được xây dựng bằng vật liệu gỗ vì hầu hết các mẫu nhà này được thiết kế và xây dựng rất mộc mạc, gần gũi với con người và thiên nhiên. Đây cũng là vật liệu xây dựng chính ngày xưa khi chưa xuất hiện các loại vật liệu mới như xi măng, cốt thép... Một số loại gỗ tự nhiên được sử dụng để xây nhà 3 gian như tre, nứa, lá, gỗ mít..

Bên cạnh đó ngày xưa các gia đình khó khăn hơn sẽ dùng vật liệu hỗ trợ như gạch, đất nung, vôi, đất sét để làm nhà. Phần mái được lợp bằng lá dừa, rơm, ngày nay được lợp bằng ngói, nâng cao chất lượng của nhà ở.

Những mẫu nhà gỗ 3 gian đẹp:

Nhà gỗ 3 gian truyền thống

 Nha go 3 gian mua he mat me, mua dong am ap, moc mac voi hoi tho thien nhien-Hinh-2
Đây là mẫu nhà đẹp được cấu tạo bởi 3 gian và không có 2 buồng ở 2 bên.

Nhà gỗ 3 gian 4 mái điển hình

 Nha go 3 gian mua he mat me, mua dong am ap, moc mac voi hoi tho thien nhien-Hinh-3
Mẫu nhà từ gỗ mang đến không gian mát mẻ, và trong lành. Những cột trụ tròn chắc chắn ở hiên nhà cùng hệ cửa gỗ 2 cánh màu trầm làm cho ngôi nhà mang đậm dấu ấn của làng quê xưa. Phần mái đao uốn cong đẹp mắt kết hợp bậc thềm bằng đá hiện đại.

Nhà gỗ 3 gian 2 mái

 Nha go 3 gian mua he mat me, mua dong am ap, moc mac voi hoi tho thien nhien-Hinh-4
Nhà gỗ này đem đến không gian đẹp, gần gũi và phù hợp làm các thiết kế nhà thờ tổ, nhà thờ họ. Mẫu nhà gỗ 3 gian 2 mái thường được làm theo lối chồng rường đấu sen kết hợp kẻ truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Nhà gỗ 3 gian 2 tầng

 Nha go 3 gian mua he mat me, mua dong am ap, moc mac voi hoi tho thien nhien-Hinh-5
Kết cấu nhà gỗ trên tầng 2 thì sẽ là tầng 1 xây tường gạch đổ trần sau đó tầng 2 thì dựng nhà gỗ cổ truyền 3 gian, cầu thang sẽ nằm phía ngoài nhà. Trong đó, tầng 1 làm nơi tiếp khách, sinh hoạt, tầng 2 là nhà thờ.
Lưu ý khi xây nhà gỗ 3 gian

Để có thể sở hữu một ngôi nhà gỗ 3 gian truyền thống đẹp, lưu giữ được nét cổ truyền xưa cũng như phù hợp với tiện ích sống hiện đại, gia chủ cần đặc biệt quan tâm đến một số vấn đề sau:

Lựa chọn loại gỗ thi công: Gia chủ nên lựa chọn các loại gỗ tự nhiên có độ bền cao như gỗ mít, gỗ xoan, gỗ lim. Ngoài ra, gia chủ có thể sử dụng kết hợp nhiều loại gỗ với nhau cho từng bộ phận căn nhà để đảm bảo giữ đúng truyền thống, hợp phong thủy mà chi phí hợp lý.

Lựa chọn đội ngũ thi công lành nghề: Thi công nhà gỗ 3 gian đòi hỏi những quy định khắt khe về kết cấu nhà, hình thức hoa văn, họa tiết trang trí,… và chỉ có những người thợ lâu năm, có hiểu biết kỹ lưỡng về lịch sử truyền thống dân tộc mới có thể tái hiện lên được cái hồn cốt của căn nhà cổ truyền.

Phong thủy: Khi làm nhà gỗ 3 gian, gia chủ cần mời chuyên gia hoặc người am hiểu, có kinh nghiệm nghiên cứu thật kỹ thế đất, hướng nhà, vị trí xây nhà, ngày giờ đẹp thi công,… đảm bảo ngôi nhà hợp mệnh với gia chủ, mang tới sinh khí cho cả gia đình.

Thiết kế khuôn viên: Công trình nhà gỗ 3 gian không thể thiếu sự góp mặt của khu vườn bao quanh và khuôn viên phía trước nhà. Trước khi thi công, gia chủ cần tìm hiểu chi tiết hướng khuôn viên và các loại cây phù hợp đảm bảo hợp thẩm mỹ, cây cối phát triển xanh tốt mang lại vận may, tài lộc.

Giai thoại kỳ bí về "cửu vị thần công" ở cố đô Huế

9 khẩu súng thần công có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với kinh thành Huế, được quân lính túc trực bảo vệ và được vua Gia Long ban sắc phong "Thần oai Vô địch Thượng tướng quân".

Cố đô Huế nổi tiếng với những bảo vật cung đình, là minh chứng cho sự tồn tại hơn 140 năm của vương triều Nguyễn. Trong số những báu vật ấy, đáng chú ý bậc nhất là 9 khẩu súng thần công đặt trước cửa Ngọ Môn.

9 khẩu súng thần công này, còn gọi là "cửu vị thần công", có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với kinh thành Huế. Chúng được quân lính túc trực bảo vệ và được vua Gia Long ban sắc phong là "Thần oai Vô địch Thượng tướng quân".

Tin mới