Quy hoạch bà Quỳnh Anh làm lãnh đạo sở bằng... niềm tin

"Nếu làm cẩn thận, chúng tôi phải thẩm định quá trình công tác. Nhưng chúng tôi tin Sở Xây dựng", Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Thanh Hóa chia sẻ về vụ Trần Vũ Quỳnh Anh.

Ngày 31/3, Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Thanh Hóa Phan Quang Vinh đã có buổi trao đổi với Zing.vn về trách nhiệm của đơn vị này trong việc quy hoạch chức danh Phó giám đốc Sở Xây dựng, cử đi học cao cấp lý luận chính trị đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh, nguyên Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Sở Xây dựng).
Quy hoach ba Quynh Anh lam lanh dao so bang... niem tin
Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thanh Hóa Phan Quang Vinh trao đổi với báo chí. Ảnh: Thắng Quang. 
- Tháng 4/2014, bà Quỳnh Anh đang là nhân viên ở Sở Xây dựng, Ban Tổ chức đưa vào diện quy hoạch phó giám đốc sở. Công tác thẩm định nhân sự để báo cáo cho Thường trực Tỉnh ủy được thực hiện như thế nào thưa ông?
- Thực ra, tiêu chuẩn đưa vào quy hoạch không có thước đo nào. Tiêu chuẩn ở đây chỉ là chức danh khi được bổ nhiệm. Quy hoạch cán bộ, nhân viên để đào tạo, để trong thời gian đó, đào tạo được các tiêu chí của chức vụ đảm nhiệm.
Bà Quỳnh Anh lúc mới được tuyển dụng, rồi lúc đưa vào quy hoạch khi chưa bổ nhiệm phó phòng. Đúng ra, nếu làm cẩn thận, chúng tôi phải thẩm định xem quá trình công tác của bà này, xem tới đây có thể đảm nhiệm được chức vụ phó giám đốc hay không.
Thế nhưng, Ban Tổ chức chủ yếu tin Sở Xây dựng là chính, vì hình như Sở họp bỏ phiếu 100%. Theo quy định lúc bấy giờ, công tác rà soát chỉ là lãnh đạo Sở bỏ phiếu thống nhất để đưa vào quy hoạch.
Vì thế, Ban Tổ chức tin lãnh đạo Sở Xây dựng đã họp và đánh giá, thấy tiêu chuẩn nữ, trẻ. Trên tiêu chí đó, lãnh đạo Ban Tổ chức không xem xét lại quá trình trước, như tuyển dụng có đúng không, đã được bổ nhiệm hay chưa...
Căn cứ vào đó, Ban Tổ chức thống nhất trình Thường vụ Tỉnh ủy để đưa vào quy hoạch.
- Trong việc cử bà Quỳnh Anh đi học cao cấp chính trị, vai trò của Ban Tổ chức là gì?
- Tiêu chuẩn để cử một cán bộ đi học cao cấp do Ban Tổ chức Trung ương quy định, một là đảng viên, hai là trưởng phòng trở lên hoặc được quy hoạch từ trưởng phòng trở lên, ba là có bằng đại học.
Về quy trình xét, trước hết, đơn vị có cán bộ cử đi phải có nhu cầu, làm văn bản gửi qua Ban Tổ chức Tỉnh ủy. Chúng tôi đáng ra phải thẩm định xem quá trình công tác, các tiêu chí có đảm nhiệm được chức vụ đó không rồi mới đồng ý cho đi học.
Ban Tổ chức đề nghị Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia xét tuyển sinh. Đây cũng là cơ quan cuối cùng quyết định việc này. Tuy nhiên, trong cuộc họp lãnh đạo, tôi vẫn phát biểu, trách nhiệm của Ban Tổ chức là thẩm định nhân sự, vì đào tạo lý luận chính trị tức là đào tạo cán bộ cho địa phương.
- Có thông tin cho rằng thời điểm xét bà Quỳnh Anh đi học cao cấp lý luận chính trị không đủ điều kiện nên không được Ban Tổ chức đồng thuận. Sau đó, một lãnh đạo tỉnh quyết định cho bà Quỳnh Anh đi học. Việc này có hay không?
- Tôi là người phụ trách đào tạo của Ban tổ chức Tỉnh ủy, tôi khẳng định không có lãnh đạo tỉnh nào gửi thư tay cho tôi để chỉ đạo cho bà Quỳnh Anh đi học cao cấp lý luận chính trị. Bà Quỳnh Anh đảm bảo các tiêu chí như đã nói trên. Tôi xin khẳng định Ban Tổ chức Tỉnh ủy và riêng cá nhân tôi không chịu sức ép nào.
- Ông nhận mức kỷ luật nào khi Ban Tổ chức Tỉnh ủy họp kiểm điểm về vụ việc này?
- Chúng tôi đã họp và nhận trách nhiệm vì thiếu chặt chẽ trong thẩm định, nên để xảy ra sai sót trong quy hoạch lãnh đạo và cử cán bộ đi học cao cấp chính trị. Cá nhân tôi thì sai đến đâu tôi nhận đến đấy.

Ảnh: Người đi bộ Hà Nội mếu máo vì vạch sang đường bị chắn

(Kiến Thức) - Nhiều vạch kẻ dành cho người đi bộ sang đường ở Hà Nội bị chặn ngang bởi các cột biển báo, đèn điện cao áp... gây cản trở, khiến người dân đi lại khó khăn.

Anh: Nguoi di bo Ha Noi meu mao vi vach sang duong bi chan
 Ngay dưới chân cầu vượt thép Hoàng Minh Giám -  Nguyễn Chánh (Hà Nội), vạch kẻ đường cho người đi bộ qua đường bị các cột biển báo, cột đèn cao áp, cột đèn tín hiệu... chặn đầu, nếu người đi bộ di chuyển qua đây sẽ phải luồn lách hoặc né sang một bên để tránh vật cản (hướng Trần Duy Hưng đi Nguyễn Chí Thanh).

Còn tranh cãi ông Hải phá bậc nhà hát 100 tuổi khi nhìn ảnh này?

Sau khi ông Đoàn Ngọc Hải cho phá bỏ bậc thềm trước rạp Công Nhân nằm trên đường Trần Hưng Đạo, đã có không ý kiến trái chiều được đưa ra.

Sau khi Phó chủ tịch quận 1 Đoàn Ngọc Hải (TP.HCM) cùng lực lượng chức năng cho phá bỏ bậc thềm trước rạp Công Nhân (Nhà hát kịch thành phố) nằm trên đường Trần Hưng Đạo, đã có không ý kiến trái chiều được đưa ra xung quanh quyết định cứng rắn này.
Con tranh cai ong Hai pha bac nha hat 100 tuoi khi nhin anh nay?
 

Con tranh cai ong Hai pha bac nha hat 100 tuoi khi nhin anh nay?-Hinh-2
Theo như bức ảnh so sánh được đưa lên mạng này, đây là ảnh năm 1960 nhà hát này có 3 bậc, nhà hát hiện tại (trước khi bị phá) có nhiều hơn 3 bậc... Ảnh Vitalk 
Nhiều bình luận cho rằng đây là công trình lịch sử, có ý nghĩa văn hóa thì không nên đập bậc thềm. Tuy nhiên, cũng có nhiều người ủng hộ ông Hải xử lý triệt để những sai phạm về lấn chiếm vỉa hè. Bạn đọc đã truyền nhau hình ảnh trên mạng so sánh rạp hát này trong quá khứ để chứng minh những việc mà đoàn kiểm tra của ông Hải đã làm.
"Trước khi cho đập bỏ những công trình có lịch sử ông Hải đã xem hình ảnh tư liệu và giấy phép xây dựng thời đó của công trình đó ra sao rồi mới quyết định nhé. Chứ không phải đập bừa đâu"-một bạn đọc bình luận.
Một bạn đọc khác viết: "Dân tình đang sôi sục vì anh Hải đập phá bậc lên xuống của nhà hát 100 tuổi, nhưng xem lại ảnh Sài Gòn những năm 1960 thì có lẽ là anh Hải vẫn đúng cũng nên. Hôm nay đi về mà thấy đường thông hè thoáng, hết hẳn chen lấn, hở ra là tắc đường như mọi khi...".
Tuy nhiên, vẫn có bạn đọc phân vân: "Trẻ con bây giờ bước lên nhà hát đó thế nào? Công trình xây hàng trăm năm rồi, tại sao không cấm ngay từ lúc xây?"...
Con tranh cai ong Hai pha bac nha hat 100 tuoi khi nhin anh nay?-Hinh-3
Nhà hát thành phố trong quá khứ (bên trái, ảnh của tạp chí Life) và hiện tại. Ảnh VNE 

Tin mới