Quy hoạch đường sắt Cát Linh - Hà Đông kéo dài thêm 20km

Theo kế hoạch tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (tuyến số 2A) sẽ được kéo dài từ Hà Đông đến Xuân Mai, với chiều dài khoảng 20km theo hướng Quốc lộ 6 về hướng Xuân Mai.

Quy hoạch đường sắt Cát Linh - Hà Đông kéo dài thêm 20km
Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện chính sách phát triển giao thông vận tải đường sắt và sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho giao thông vận tải đường sắt.

Trong báo cáo này, Chính phủ cho biết theo quyết định năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP. Hà Nội, dự kiến sẽ xây dựng 8 tuyến đường sắt đô thị khu vực trung tâm với chiều dài 305km.

Quy hoach duong sat Cat Linh - Ha Dong keo dai them 20km
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ kéo dài thêm 20km về hướng Xuân Mai. 

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng nghiên cứu xây dựng kéo dài các tuyến để kết nối với các đô thị vệ tinh; đồng thời quy hoạch một số tuyến tàu điện một ray nhằm hỗ trợ và khai thác tốt hơn cho toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị.

Theo đó, đường sắt đô thị khu vực đô thị trung tâm TP. Hà Nội sẽ bao gồm 8 tuyến. Trong đó, tuyến số 1 gồm 2 nhánh: Ngọc Hồi - ga trung tâm Hà Nội - Gia Lâm - Yên Viên và Gia Lâm - Dương Xá (Phú Thụy). Tuyến đi trên cao, có xem xét phương án đi kết hợp giữa đường sắt đô thị với đường sắt quốc gia. Chiều dài tuyến khoảng 36km, tổng số ga được bố trí là 23 ga và 2 đề pô tại Ngọc Hồi và Yên Viên.

Tuyến số 2 là Nội Bài - Nam Thăng Long - Hoàng Hoa Thám - Bờ Hồ - Hàng Bài - Đại Cồ Việt - Thượng Đình - Vành đai 2,5 - Hoàng Quốc Việt với chiều dài khoảng 42km, tuyến đi trên cao Nội Bài - đường Hoàng Quốc Việt và đi ngầm trên đoạn còn lại với tổng số 32 ga và 2 đề pô tại Xuân Đỉnh và Phủ Lỗ. Tuyến này được tổ chức chạy tàu vành đai kết hợp hướng tâm.

Tuyến số 2A là tuyến Cát Linh - Ngã tư Sở - Hà Đông với chiều dài khoảng 14km, tuyến đi trên cao với tổng số 12 ga và 1 đề pô tại Yên Nghĩa.

Tuyến số 3 là Trôi - Nhổn - ga Hà Nội - Hoàng Mai với chiều dài khoảng 26km, tuyến đi trên cao đoạn Trôi - Cầu Giấy và chủ yếu đi ngầm trên đoạn còn lại với tổng số 26 ga. Giai đoạn 1 xây dựng đoạn từ Nhổn - ga Hà Nội với 12 ga và 1 đề pô tại Nhổn.

Tuyến số 4 là Mê Linh - Đông Anh - Sài Đồng - Vĩnh Tuy - Vành đai 2,5 - Cổ Nhuế - Liên Hà với chiều dài khoảng 54km. Đoạn từ Mê Linh - Đông Anh - Sài Đồng - vượt sông Hồng - Vĩnh Tuy - Thượng Đình được quy hoạch đi cao, từ Thượng Đình - Hoàng Quốc Việt được quy hoạch đi ngầm, đoạn từ Hoàng Quốc Việt - Liên Hà quy hoạch đi trên cao. Tổng số ga trên tuyến 41 ga và 02 đề pô tại Liên Hà (Đan Phượng) và Đại Mạch (Đông Anh). Tuyến số 4 kết nối với các tuyến số 1, số 2A, số 3 và số 5. Đoạn đi dọc đường Vành đai 2,5 tuyến số 4 xem xét đi trùng ray với tuyến số 2 và tổ chức chạy tầu phù hợp. Giai đoạn đầu khi chưa xây dựng đường sắt đô thị bố trí xe buýt nhanh trên từng đoạn.

Tuyến số 5 là đường Văn Cao - Ngọc Khánh - đại lộ Thăng Long - Vành đai 4 - Hòa Lạc với chiều dài khoảng 39km. Đoạn từ Nam Hồ Tây - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng - Trung tâm hội nghị Quốc gia đi ngầm, đoạn tiếp theo đi trên mặt đất hoặc đi trên cao trong phạm vi dải phân cách giữa của Đại lộ Thăng Long. Tổng số ga trên tuyến 17 ga và 2 đề pô tại Sơn Đồng (Hoài Đức) và Hòa Lạc.

Tuyến số 6 là Nội Bài - Phú Diễn - Hà Đông - Ngọc Hồi với chiều dài khoảng 43km. Tuyến được xây dựng trên cơ sở tuyến đường sắt vành đai phía Tây hiện tại và quy hoạch là tuyến đi trên cao hoặc đi trên mặt đất với tổng số 29 ga và 2 đề pô tại Ngọc Hồi và Kim Nỗ.

Tuyến số 7 là Mê Linh - Đô thị mới Nhổn - Vân Canh - Dương Nội với chiều dài khoảng 28km, tuyến đi trên cao toàn bộ hoặc đi trên cao kết hợp đi ngầm trong đoạn đô thị Đông Vành đai 4, với tổng số 23 ga và 1 đề pô tại Mê Linh.

Tuyến số 8 là Sơn Đồng - Mai Dịch (trung chuyển với tuyến số 2) - Vành đai 3 - Lĩnh Nam - Dương Xá với chiều dài khoảng 37km. Đoạn từ Sơn Đồng - Mai Dịch quy hoạch đi trên cao, đoạn tuyến đi theo Vành đai 3 đến Lĩnh Nam đi ngầm, đoạn tuyến từ Lĩnh Nam - vượt sông Hồng - Dương Xá đi trên cao. Tổng số ga trên tuyến 26 ga và 2 đề pô tại Sơn Đồng và Cổ Bi. Trên tuyến có thể sử dụng xe buýt nhanh từng đoạn phụ thuộc vào lưu lượng giao thông của các giai đoạn.

Kế hoạch kéo dài các tuyến đường sắt đô thị trung tâm để kết nối với đô thị vệ tinh sẽ bao gồm việc kéo dài tuyến số 2 từ Nội Bài đến Trung Giã, huyện Sóc Sơn, chiều dài khoảng 9km; kéo dài tuyến số 2A từ Hà Đông đến Xuân Mai, chiều dài khoảng 20km, theo hướng Quốc lộ 6, bố trí đề pô tại Xuân Mai.

Hà Nội cũng sẽ kéo dài tuyến số 3 từ Nhổn đi đô thị vệ tinh Sơn Tây theo hướng Quốc lộ 32, chiều dài khoảng 30km, bố trí đề pô tại Sơn Tây.

Tuyến Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai cũng sẽ được kéo dài khoảng 32km, từ khu đô thị vệ tinh Sơn Tây, tuyến đi theo hướng Quốc lộ 21 kéo dài đến các đô thị vệ tinh Hòa Lạc và Xuân Mai, khi chưa xây dựng đường sắt đô thị nghiên cứu sử dụng xe buýt nhanh, bố trí đề pô tại xã Hòa Thạch.

Hà Nội cũng quy hoạch một số tuyến tàu điện một ray nhằm hỗ trợ và khai thác tốt hơn cho toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị gồm: Liên Hà - Tân Lập - An Khánh dài khoảng 11km; Mai Dịch - Mỹ Đình - Văn Mỗ - Phúc La, Giáp Bát - Thanh Liệt - Phú Lương dài khoảng 22km; Nam Hồng - Mê Linh - Đại Thịnh dài khoảng 11km, sau này tuyến có thể kéo dài lên Phúc Yên.

Chậm tiến độ, đường sắt Cát Linh - Hà Đông đội vốn tư vấn thêm 7,8 triệu USD

Tháng 9/2021, Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính liên quan tới việc đề xuất sửa đổi điều khoản trong Hiệp định vay bổ sung cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội), sử dụng vốn vay Trung Quốc.

Theo Bộ GTVT, do hợp đồng xây dựng dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (hợp đồng EPC) không hoàn thành đúng tiến độ, nên phải kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng tư vấn giám sát. Điều này làm chi phí hợp đồng tư vấn thêm khoảng 7,8 triệu USD so với ký kết ban đầu.

Do đó, Ban quản lý dự án đường sắt (đại diện chủ đầu tư, Bộ GTVT) đã có văn bản đề xuất Bộ GTVT cho sử dụng phần vốn vay còn dư trên 26,4 triệu USD của hợp đồng vay vốn để bù cho chi chi phí tăng thêm ở hợp đồng tư vấn giám sát. Điều này do nguồn vốn đối ứng của dự án còn lại rất ít.

Sau đó, Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc sửa đổi một phần hiệp định vay vốn bổ sung, để bổ sung nội dung thanh toán từ hợp đồng vay vốn cho chi phí thuê tư vấn giám sát.

Tuy nhiên, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc cho rằng, khoản tiền tăng thêm của hợp đồng tư vấn giám sát không thể dùng nguồn vốn vay từ hợp đồng tài trợ cho dự án, nên không cần thiết phải sửa hiệp định vay.

1% nhà thầu Trung Quốc chưa hoàn thiện dự án đường sắt trên cao gồm những gì?

(Kiến Thức) - 1% khối lượng công việc còn phải thực hiện nốt tại Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chủ yếu là hoàn thiện mỹ quan và lắp đặt nốt thiết bị ở 1 số đơn thể khu Depot.

1% nhà thầu Trung Quốc chưa hoàn thiện dự án đường sắt trên cao gồm những gì?
Ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, 1% khối lượng công việc còn phải thực hiện nốt tại Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chủ yếu là hoàn thiện mỹ quan và lắp đặt nốt thiết bị ở 1 số đơn thể khu Depot.

Tổng thầu Trung Quốc hứa vận hành đường sắt cuối năm: “Tin được không“?

(Kiến Thức) - Mới đây, đại diện Tổng thầu Trung Quốc vừa khẳng định Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ chạy thương mại vào cuối năm 2020. Sau nhiều lần thất hứa, người dân thủ đô liệu có tiếp tục thất vọng?

Tổng thầu Trung Quốc hứa vận hành đường sắt cuối năm: “Tin được không“?
Mới đây, ông Đường Hồng - Giám đốc Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông của Tổng thầu EPC Trung Quốc cho biết, dự kiến, trong tháng 7/2020, các hạng mục của dự án nghiệm thu xong và nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông sẽ đủ điều kiện đưa vào vận hành khai thác vào cuối năm 2020.
Tong thau Trung Quoc hua van hanh duong sat cuoi nam: “Tin duoc khong“?
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ chạy thương mại vào cuối năm 2020.

Hôm nay, đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông bắt đầu vận hành

(Kiến Thức) - Sáng 12/12, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông bắt đầu vận hành thử toàn bộ hệ thống trong 20 ngày để đánh giá an toàn, phục vụ nghiệm thu trước khi đưa vào khai thác thương mại.

Hôm nay, đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông bắt đầu vận hành
Hom nay, duong sat do thi Cat Linh - Ha Dong bat dau van hanh
 Trước thời điểm vận hành thử toàn hệ thống, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã cơ bản hoàn thành xây dựng gồm: 13,05km cầu cạn của tuyến đường sắt trên cao, toàn bộ đường ray, các bộ ghi chạy tàu, toàn bộ 12 nhà ga kèm hạ tầng kỹ thuật phục vụ vận hành, 16 depot ( (là nơi quản lý, dừng đỗ và bảo dưỡng, sửa chữa toa tàu) cùng hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan cây xanh

Tin mới