Quý ông giảm mạnh tinh dịch khi cắt tiền liệt tuyến?

(Kiến Thức) - Tiền liệt tuyến là một tuyến sinh dục phụ, chỉ tiết ra chừng 20 - 25% lượng tinh dịch ở mỗi lần xuất tinh; vì thế khi bị cắt bỏ, khối lượng tinh dịch chỉ giảm ít.

Hỏi: Xin hỏi, cắt tiền liệt tuyến có ảnh hưởng nhiều tới tinh dịch không? Chất dịch của tiền liệt tuyến có vai trò gì trong sinh sản không? - Đỗ Tuấn Hùng (Cầu Giấy, Hà Nội).

GS.TS Đỗ Trọng Hiếu trả lời: Tiền liệt tuyến cũng là một tuyến sinh dục phụ, chỉ tiết ra chừng 20 - 25% lượng tinh dịch của mỗi lần xuất tinh, vì thế khi đã bị cắt bỏ rồi khối lượng tinh dịch chỉ giảm ít. Dịch tiết của tiền liệt tuyến có màu trắng đục, nhớt, có pH 6,5, giàu citrat, Zn, lipit, protease, polyamin, immunoglobin, protein... và đặc biệt là PSA và các enzym làm đông đặc. 

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
 Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

Chất Zn, axit citric và clorin có nồng độ cao đặc biệt. Các enzym đông đặc làm đông nhẹ tinh dịch, sau khoảng 15 - 30 phút tinh dịch lại loãng trở lại nhờ fibrinolyson. Các prostaglandin của túi tinh và tiền liệt tuyến làm co tử cung, tăng nhu động của vòi tử cung điều này có thể thấy rõ khi bơm trực tiếp tinh dịch (chưa lọc rửa) vào buồng tử cung, sau ít phút các cơn co tử cung rất mạnh xuất hiện làm bệnh nhân rất đau nhưng việc tăng co và tăng nhu động đó hỗ trợ rất nhiều cho tinh trùng di chuyển trong đường sinh dục nữ.

Ăn uống khi bị phì đại tuyến tiền liệt

- Phì đại tuyến tiền liệt, căn bệnh phổ biến ở nam giới trung niên và người lớn tuổi. Theo thống kê ở Việt Nam, có tới 45 - 70% số nam giới trong độ tuổi từ 45 - 80 mắc bệnh này, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng lớn. Còn theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì có trên 50% nam giới từ 60 - 70 tuổi bị phì đại tiền liệt tuyến, tỷ lệ này tăng lên 88% ở lứa tuổi 80.

[links()]

“Khóc, cười” vì phẫu thuật xác định lại giới tính

Tin mới