Video: Quy trình làm và đốt que diêm to khủng khiếp:
Video: Quy trình làm và đốt que diêm to khủng khiếp:
Nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao, ông Nguyễn Hồng Minh, trả lời phỏng vấn về chủ trương đăng cai SEA Games 31 của Việt Nam.
- Ông có suy nghĩ gì với chủ trương đăng cai SEA Games 31 của Việt Nam?
- Tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương này. Đó vừa là trách nhiệm và nghĩa vụ của thể thao Việt Nam đối với thể thao Đông Nam Á, vừa là hình ảnh của đất nước trong mắt bạn bè quốc tế. Lần đầu tiên chúng ta tổ chức SEA Games 22 năm 2003, đến SEA Games 31 năm 2021 là cách nhau 18 năm. Điều này phù hợp với nguyên tắc luân phiên giữa các nước.
Ông Nguyễn Hồng Minh là chuyên gia giàu kinh nghiệm của thể thao Việt Nam. Ảnh: VOV Online |
- Ông đánh giá như thế nào nếu SEA Games 31 được tổ chức tại TP HCM?
- TP HCM là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn không chỉ của Việt Nam mà còn của khu vực. Tầm cỡ của TP HCM hoàn toàn xứng đáng và đáp ứng đủ yêu cầu cho sự kiện như SEA Games. Mặt khác, Đại hội thể thao khu vực được tổ chức tại đây cũng sẽ góp phần tôn vinh thêm tầm vóc của địa phương này nói riêng và của cả nước nói chung.
Nhưng có rất nhiều bài toán cần phải đưa ra lời giải trước khi quyết định Hà Nội hay TP HCM là địa điểm diễn ra SEA Games. Nếu tổ chức ở Hà Nội, một thuận lợi có thể nhìn thấy ngay là tiết kiệm kinh phí do chúng ta đã có sẵn cơ sở hạ tầng từ SEA Games 22. Kinh nghiệm từ lần đăng cai Đại hội thể thao khu vực cũng giúp Hà Nội bớt khó khăn hơn trong công tác tổ chức.
- Chi phí dự kiến để tổ chức SEA Games 31 ở TP HCM là 100 triệu USD (hơn 2.000 tỷ đồng). Theo ông, con số này liệu có khả thi?
- Tôi nghĩ là không đủ. Tổng chí phí lần tổ chức SEA Games 22 ở Hà Nội khoảng 5.000 tỷ đồng, tương đương 250 triệu USD. Nếu TP HCM đứng ra tổ chức, tôi chỉ tính 2 hạng mục cơ bản cần phải xây dựng là một sân vận động đạt tiêu chuẩn giống sân Mỹ Đình (khoảng 70 triệu USD) và một khu liên hợp thể thao dưới nước (khoảng 30 triệu USD) đã hết khoản dự trù 100 triệu USD.
Nếu tính thêm các hạng mục khác, chi phí để tổ chức SEA Games tại TP HCM sẽ đội lên gấp nhiều lần. Tôi cho rằng con số 100 triệu USD được đưa ra mà chưa có sự tính toán kỹ. Điều này thể hiện tư tưởng chủ quan, nóng vội giống như chúng ta từng dự trù khoản kinh phí 150 triệu USD để đăng cai Asian Games 18 (năm 2019). Trong khi đó, theo tính toán của tôi, để tổ chức sự kiện tầm cỡ như Á vận hội cần khoảng 1 tỷ USD.
- Nếu chi phí bị đội lên quá cao, ông đánh giá như thế nào về khả năng thành công của TP HCM trong việc đăng cai SEA Games 31?
- Như tôi đã nói, TP HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước. Với đà tăng trưởng hiện tại, kể cả khi đặt ra bài toán 5.000 tỷ đồng, tương đương với lần tổ chức SEA Games 22 ở Hà Nội, tôi nghĩ địa phương này vẫn đủ khả năng đáp ứng. Thời gian từ nay đến SEA Games 31 còn 6 năm, đủ để ngành thể thao và TP HCM xây dựng một kế hoạch cụ thể và chủ động.
Kế hoạch tổ chức SEA Games 31 tại Việt Nam cần có sự tính toán kỹ lưỡng. Ảnh: Nguyễn Đăng |
- Bước đi đầu tiên cần phải thực hiện là gì, thưa ông?
- Chúng ta cần phải xây dựng những diễn đàn mở để tất cả mọi người cùng tham gia góp ý kiến cho đề án trước khi trình lên Chính phủ phê duyệt. Tôi lấy ví dụ từ chuyện đăng cai Asian Games 2023 của Hong Kong. Họ xây dựng trang web, tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của người dân, các chuyên gia và các bên liên quan… để tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Mặt khác, mọi kế hoạch cụ thể, đặc biệt là những vấn đề về tài chính cần được công khai, minh bạch. Chắc chắn sẽ có những ý kiến so sánh hơn thiệt về chuyện khoản tiền hàng trăm triệu USD phục vụ cho mục đích dân sinh, xã hội với việc tổ chức SEA Games. Cần thuyết phục người dân bằng dẫn chứng rõ ràng là khoản tiền đó được dùng đúng người, đúng việc, chứ không lãng phí.
Ánh Viên phá kỉ lục của chính mình tại SEA Games 27. |
Vì Việt Nam và Brunei cùng từ chối tổ chức nên SEA Games 30 diễn ra năm 2019 sẽ được tổ chức tại Philippines. |