Quy trình tuyển chọn tú nữ cho hoàng đế: Nghe đã “ngượng chín mặt“

Những tiêu chuẩn hoàng đế đặt ra khi tuyển chọn phi tử là gì mà các tú nữ phải "đặc biệt" lắm mới vượt qua được?

Quy trình tuyển chọn tú nữ cho hoàng đế: Nghe đã “ngượng chín mặt“

Các kỳ tuyển chọn tú nữ trong cung thường được tổ chức vô cùng long trọng. Theo thường lệ, triều đình sẽ tổ chức mỗi 3 năm một lần. Tú nữ tham gia ứng tuyển phải đáp ứng những tiêu chuẩn và yêu cầu rất khắt khe. Người được chọn để trở thành phi tử của hoàng đế phải trải qua nhiều vòng xét duyệt gắt gao. Trong đó, có 1 yêu cầu của hoàng thượng khiến các tú nữ vừa nghe nhắc tới liền ngại ngùng. Đó là gì?

Những tiêu chuẩn cơ bản mà các tú nữ phải đáp ứng

Hậu cung của hoàng thượng có cả ngàn giai nhân tuy nhiên nữ tử không phải muốn là có thể dễ dàng trở thành một trong số họ. Các tú nữ phải đáp ứng những tiêu chuẩn cơ bản sau đây:

Thứ nhất, xuất thân và địa vị của gia tộc các tú nữa trong xã hội. Trong xã hội phong kiến, địa vị luôn được đặt lên hàng đầu. Trong hoàng cung thì vấn đề này lại càng được triều đình chú trọng. Nhà vua tuyển chọn phi tần thường là để sinh con nối dõi, một phần là để củng cố vững chắc quyền lực của bản thân.

Vậy nên khi xét tuyển tú nữ triều đình sẽ xét tới xuất thân của người đó đầu tiên. Xuất thân từ gia tộc có địa vị cao hay thấp có thể ảnh hưởng tới vị trí của vị tú nữ đó trong hậu cung. Họ có thân phận càng danh giá càng có cơ hội được phong tước vị cao quý, thậm chí những điều kiện về dung mạo đối với họ cũng vì thế mà giảm nhẹ đi.

Quy trinh tuyen chon tu nu cho hoang de: Nghe da “nguong chin mat“

Các kỳ tuyển tú nữ diễn ra rất gắt gao. (Ảnh: Baidu)

Thứ hai, ngoại hình và dung mạo. Hoàng đế là thiên tử đương nhiên sẽ được hưởng những đãi ngộ tốt nhất. Nữ nhân ở bên cạnh chắc chắn đều phải là những nữ tử ưu tú nhất. Bản thân cái tên của kỳ tuyển chọn là "tuyển tú nữ" cũng có thể thấy người được tuyển phải là những cô gái xinh đẹp, dung mạo hơn người.

Tuy nhiên quan niệm về cái đẹp ở mỗi thời đại là khác nhau, việc xét tuyển tú nữ thông qua ngoại hình còn cần dựa trên sở thích và tiêu chuẩn mà hoàng thượng đặt ra. Ví dụ: Sở vương đặt ra tiêu chuẩn tú nữ được chọn phải có vòng eo thon thả. Thời Đường trước những năm 690 thiên về đầy đặn, thời Đường sau năm 705 thì hoàng đế yêu cầu tú nữ cần có những đặc trưng điển hình như chân ba tấc tam liên... Mỗi yêu cầu được đưa ra tùy thuộc vào thẩm mỹ của thời điểm đó.

Thứ ba, yêu cầu về tuổi tác. Điều kiện này thay đổi tùy theo từng triều đại. Các phi tử khi mới nhập cung đa phần đều là những cô gái chưa đầy 18. Sở dĩ, chuyện này là do ngay từ vòng tuyển chọn đầu tiên triều đình đã dựa trên tiêu chuẩn về tuổi tác để lọc những nữ tử không đạt yêu cầu. Cụ thể mỗi thời đại có yêu cầu như sau: thời Đông Hán yêu cầu nữ tử tham gia tuyển tú nữ chỉ được trong độ tuổi từ 13 đến dưới 20, thời Tam Quốc chỉ chọn những ai trong độ tuổi 15 đến 16 tuổi, hoàng đế Chu Nguyên Chương thời Minh lại yêu cầu tuyển tú nữ từ 15 đến 20 tuổi...

Điều kiện cuối cùng khiến tú nữ ngượng chín mặt

Sau khi các tú nữ vượt qua vòng xét chọn gắt gao họ còn phải đối diện với vòng kiểm tra cuối cùng mang tính chất quyết định. Đây cũng luôn là nỗi ám ảnh đối với họ: Kiểm tra thân thể.

Việc kiểm tra thân thể phải tuân thủ theo trình tự nghiêm ngặt. Đầu tiên các tú nữ phải cởi bỏ hết quần áo đang mặc trên người. Các nhũ mẫu sẽ dùng thước dây tiến hành đo và kiểm tra từng bộ phận trên cơ thể. Kích thước của các bộ phận phải hài hòa và cân đối, không được quá béo cũng không được quá gầy, số đo của cầu vai, hông, chân... của họ phải đạt tiêu chuẩn cái đẹp của thời đó.

Quy trinh tuyen chon tu nu cho hoang de: Nghe da “nguong chin mat“-Hinh-2

Tú nữ sau khi vượt qua các bước xét chọn gắt gao sẽ phải đối mặt với vòng kiểm tra ngại ngùng này. (Ảnh: Baidu)

Trên người tú nữ không được phép có những thứ này: nốt ruồi, sẹo trên da, các loại bệnh ngoài da… Sau những bước này sẽ tới bước kiểm tra tiên quyết đó là kiểm tra trinh tiết của tú nữ. Đây cũng là bước quan trọng nhất trong cả quá trình tuyển chọn. Có nhiều phương pháp giám định sự trong trắng của tú nữ.

Trong cuốn "Dụ Thế Minh Ngôn" của Phùng Mộng Long ghi chép về quy trình kiểm tra như sau: các tú nữ phải cởi hết quần áo và bước vào một chiếc thùng nước lớn được phủ một lớp tro mịn trên mặt nước. Các nhũ mẫu sẽ đốt giấy, hun khói lên mũi hay làm bất cứ cách nào đó khiến cho các tú nữ hắt hơi. Nhũ mẫu đứng bên ngoài quan sát, nếu như bột tro trên mặt nước bị bọt khí xô dạt đồng nghĩa với việc tú nữ đã không còn trong trắng, người này sẽ lập tức bị loại.

Sau đó, những tú nữ vượt qua vòng kiểm tra gắt gao này sẽ được lập thành 1 danh sách dâng lên hoàng thượng. Nếu tú nữ được hoàng thượng, hoàng hậu hay hoàng thái hậu chọn thì họ sẽ trở thành phi tử của hoàng thượng. Người được chọn sẽ được nhũ mẫu dạy dỗ về lễ nghi quy tắc trong cung. Cuối cùng, họ sẽ chờ tới ngày được định sẵn để từ biệt gia đình và nhập cung.

Vị Công chúa của triều đại nhà Thanh được khoác long bào khi an táng

Đây có lẽ là vị Công chúa tốt số nhất thời cổ đại khi được vua cha cực kỳ yêu chiều, thậm chí còn phá lệ ban cho nàng một tấm long bào hộ thân.

Vị Công chúa của triều đại nhà Thanh được khoác long bào khi an táng

Nhắc tới long bào thời cổ đại, tin chắc rằng rất nhiều người sẽ nghĩ ngay tới Hoàng đế. Trong xã hội phong kiến có sự phân chia giai cấp rõ rệt, người có tư cách mặc long bào chỉ có hoàng đế mà thôi. Long bào chính là tượng trưng cho hoàng quyền. Cho dù là quan văn quyền lực trong triều hay là quan võ lập được vô số chiến công, đừng nói là mặc long bào, đến việc lén lút cất giấu long bào, nếu mà bị hoàng đế phát hiện thì sẽ mắc tội chu di cửu tộc.

Số lượng lớn phi tần vô sinh: 3 sự thật được hé lộ

Sau khi khai quật lăng mộ của các phi tần, nhà khảo cổ đã tìm ra sự thật đằng sau sự việc rất nhiều người trong số họ bị vô sinh.

Số lượng lớn phi tần vô sinh: 3 sự thật được hé lộ

Trong xã hội phong kiến, thân phận người phụ nữ vô cùng thấp và không được coi trọng. Vì để cuộc sống dễ dàng hơn, họ phải tìm đủ mọi cách để nâng cao thân phận và địa vị của mình. Do đó nhiều phụ nữ cho rằng trở thành phi tần của hoàng đế mới có thể bay lên cành cao và được mọi người tôn sùng. Thế nhưng, làm người phụ nữ của hoàng đế không hề dễ dàng. Dù bước chân được vào hậu cung, họ vẫn cần phải sinh được hoàng tử, công chúa thì mới có thể củng cố địa vị.

Tuy nhiên, mỹ nhân trong cung nhiều vô kể, hoàng thượng có muốn sủng hạnh hết các vị phi tử cũng cần rất nhiều thời gian. Chưa kể, hoàng đế luôn có những phi tử mà mình yêu thích và thường xuyên sủng hạnh họ nhiều hơn những người khác. Do đó, các phi tần đều biết rằng cơ hội được hoàng thượng thị tẩm là vô cùng hiếm có nên họ sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để có thể mang thai.

Vì sao hoàng đế Trung Quốc luôn “nơm nớp” lo sợ Thái hậu?

Dưới thời phong kiến, dù được biết đến là người đàn ông quyền lực nhất đất nước nhưng hoàng đế Trung Quốc thường "nơm nớp" sợ Thái hậu. Vì sao lại vậy?

Vì sao hoàng đế Trung Quốc luôn “nơm nớp” lo sợ Thái hậu?
Vi sao hoang de Trung Quoc luon “nom nop” lo so Thai hau?
 Khi nhắc đến hoàng đế Trung Quốc, nhiều người nghĩ ngay đến hình ảnh một vị vua quyền lực, nắm trong tay quyền sinh - sát và sở hữu nhiều của cải nhất đất nước. 

Tin mới