Rác mạng: Livestream bán hàng kiếm sống... cũng chửi khách

Không dừng ở livestream chửi nhau, hẹn giải quyết ân oán, đến hoạt động bán hàng online mang lại nguồn thu cho mình, nhưng không ít chủ shop khi livestream bán hàng chửi rủa khách không ra gì.

Norin Phạm, tên thật là Phạm Văn T., SN 1996, ở Quảng Ninh, hiện đang là sinh viên một trường Đại học ở Hà Nội, nhưng T. nổi lên không bằng thành tích học tập mà bằng việc chửi.

Tài khoản Norin Phạm của T. hiện tại có 22,4 nghìn người theo dõi, mỗi một status đăng tải lên có hàng nghìn lượt like và bình luận.

Đáng nói, sự 'nổi tiếng' của T. và được nhiều dân mạng biết đến không phải từ những thành tích nổi trội, mà bởi các clip livestream bán hàng online triệu view kèm những lời chửi tục khách hàng.

Clip kỷ lục của Norin Phạm lên đến 1,3 triệu người xem và cùng một thời điểm có thể cán mốc hàng chục nghìn người. 

Rac mang: Livestream ban hang kiem song... cung chui khach

Phạm Văn T. livestream bán hàng cùng những chửi tục trên mạng xã hội 

Tràn ngập livestream bán hàng chửi tục

Ở gia đình, trường lớp, nơi làm việc và cả ngoài xã hội, mỗi câu tục, chửi bậy từ ai đó dễ thu hút những ánh nhìn từ những người xung quanh. Nhưng, những lời lẽ thô tục, thiếu văn hóa ấy đôi khi lại được khích lệ, cổ súy ở không gian mạng.

Tiếp tục với công cụ tìm kiếm google, với từ khóa "livestream bán hàng chửi", chỉ 0,41 giây đã cho ra khoảng 1.8 triệu kết quả. Tương tự, với từ khóa "bán hàng online chửi khách", cũng chỉ 0,44 giây đã cho kết quả hơn 1,7 triệu kết quả. 

Dễ dàng nhận thấy các tài khoản mạng xã hội như: Mèo Phò, Trang Khàn, Kem Kabi…họ vừa bán hàng vừa chửi khách.

Rac mang: Livestream ban hang kiem song... cung chui khach-Hinh-2

Kem Kabi livestream bán hàng kèm chửi khách vẫn đông khách

Điều khó hiểu ở những livestream bán hàng kèm chửi rủa, đó là vẫn có những khách hàng chấp nhận những lời chửi rủa thô tục đó, thậm chí có những tài khoản bán hàng online chửi khách lại trở thành “thương hiệu” của chủ shop.

Tại kênh YouTube của Kem Kabi (bán hàng online), các clip của nữ chủ quán này xuất hiện dày đặc các câu nói tục. Ngạc nhiên hơn, dù bán hàng mưu sinh, mang lại nguồn thu nhập cho bản thân, nhưng chủ shop này chửi khách xa xả mỗi khi khách có những phản hồi tiêu cực về sản phẩm.

Thậm chí nữ chủ quán này còn làm cả những clip riêng (không bán hàng) chỉ để chửi nhau trực tiếp với khách hàng.

Những đoạn clip được đăng tải trên YouTuber cho thấy hai bên liên tục “lời qua tiếng lại” với những lời lẽ hết sức thô tục.

Nhưng càng khó hiểu hơn, những clip chửi nhau xuất hiện lại nhanh chóng thu hút hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu lượt xem.

Theo quan sát ở những clip chửi rủa, mạt sát nhau trên mạng, những người được coi là khách hàng, được ví như "thượng đế", thì trong thế giới mạng lại bị chửi sấp mặt ở nhiều clip bán hàng online. 

Càng không hiểu vì sao nhiều khách hàng và người xem các video chửi bậy đó lại tỏ ra thích thú. Thậm chí còn thể hiện like với những màn “khẩu chiến” cực bậy bạ. 

Đã có những ý kiến cho rằng livestream bán hàng kèm chửi tục như "bệnh dịch" lây nhiễm trên không gian mạng khi nhiều chủ shop cùng học theo nhau trào lưu chửi để tìm kiếm người xem, để câu tương tác. 

Chưa hết, khá nhiều clip chửi khách hàng còn được đưa theo các tiêu đề kiểu khoe chiến tích như: Thánh Live Stream “ Mèo Phò” bán hàng chửi là đây - Hót nhất mạng xã hội - Hài hước; Kem Kabi livestream chửi lộn với Vô Tâm cực chất; Trang Khàn chửi mấy má giúp việc không tự trọng ở bẩn…”.

Rac mang: Livestream ban hang kiem song... cung chui khach-Hinh-3

Lời lẽ của những cuộc livestream bán hàng chửi khách rất phản cảm

Và cũng không chỉ có chủ shop chửi khách, nhiều khách hàng cũng hùa theo kiểu tự ý cho mình quyền chửi, quyền nhục mạ người khác, cũng "chửi dạo", và khẩu chiến "chửi dạo".

Đủ lời lẽ thô tục, chửi rủa khách hàng không ngớt mồm

Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, việc livestream bán hàng chửi khách cũng không hiếm, nhưng cũng đã có những khách hàng không cam chịu, phản ánh đến cơ quan chức năng tỉnh này. 

Theo tìm hiểu, từ phản ánh của người dân, cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp nhận thông tin người bán hàng online của một shop áo quần thời trang trên địa bàn TP Huế chửi bới khách với đủ lời lẽ thô tục.

Thông tin còn tố chủ shop là hai chị em, vừa bán hàng vừa dùng nhiều từ ngữ, lời lẽ thô tục và chửi rủa khách hàng không ngớt mồm.

Qua xác minh nội dung các video, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế xác định vụ việc liên quan đến shop áo quần thời trang S.T. ở số 154 Đinh Tiên Hoàng, phường Thuận Lộc, TP Huế.

Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh này cùng các cơ quan chức năng mời anh Cao Phương T. và chị Phan Thị Diệu T. (cùng SN 1992, trú địa chỉ trên) lên trụ sở công an phường Thuận Lộc làm việc về vụ chửi bới khách hàng khi livestream bán hàng.

Rac mang: Livestream ban hang kiem song... cung chui khach-Hinh-4

Những clip livestream chửi khách hàng của hai chị em ở Huế được người dân lưu lại

Theo thông tin cập nhật sau đó, Cao Phương T. thừa nhận mình là chủ shop quần áo thời trang S.T., còn người chửi khách hàng trong các video lan truyền trên mạng là chị Phan Thị Diệu T. (vợ anh T.) và em vợ là chị Phan Thị N.

Kết quả xác minh cho thấy không chỉ có chuyện livestream bán hàng với lời lẽ xúc phạm, thiếu văn hóa trên môi trường mạng, shop quần áo thời trang S.T. còn vi phạm như kinh doanh hàng hóa không đúng với địa chỉ đăng ký kinh doanh.

Rac mang: Livestream ban hang kiem song... cung chui khach-Hinh-5

Chửi thẳng mặt khách hàng đang xem livestream

Lật tẩy mánh khóe livestream bán hàng nghìn đơn trên Facebook

(Kiến Thức) - Để thu hút nhiều khách hàng, nhiều người sử dụng hàng loạt chiêu trò livestream bán hàng online. Đáng nói, những chiêu trò này ngày càng trở nên tinh vi. 

Lat tay manh khoe livestream ban hang nghin don tren Facebook
 Livestream bán hàng online ngày càng được các cửa hàng ưa chuộng bởi rất nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, cũng chính vì những ưu điểm này mà nhiều shop đã nghĩ ra các chiêu trò khi livestream để tăng tỷ lệ đặt hàng. Ảnh: Sapo.

Ôm mộng giàu nhanh, giới trẻ đổ xô đến "làng livestream"

Nhiều người tìm đến làng Beixiazhu với hy vọng đổi đời bằng nghề livestream bán hàng. Tuy nhiên viễn cảnh làm giàu không như mong đợi khiến hầu hết bỏ cuộc chỉ sau vài tháng.

Chúng tôi trích dịch bài đăng trên Global Times của tác giả Huang Lanlan nói về sự phát triển của ngành thương mại điện tử tại ngôi làng livestream bán hàng nổi tiếng nhất ở Trung Quốc - Beixiazhu.

Tháng 5 vừa qua, Long Yuan (25 tuổi) đã bỏ việc tại xưởng giày vì lương thấp và cảm thấy nhàm chán. Cô nhanh chóng chuyến đến Beixiazhu, một ngôi làng thuộc tỉnh Chiết Giang, phía Đông Trung Quốc.

Ngôi làng cách quê hương của Long hàng trăm km và được mệnh danh là “vùng đất hứa” đối với những người trẻ như cô.

Tin mới