Rạng sáng mai, ở Việt Nam xem được mưa sao băng

Không giống các trận mưa sao băng khác có xu hướng duy trì cực đại trong khoảng hai ngày, thời gian cực đại của Quadrantids chỉ kéo dài vài giờ.

Quadrantids (QUA) là trận mưa sao băng thường diễn ra vào tháng Giêng. Mưa sao băng QUA thường xuất hiện ở khu vực chòm Quadrans Muralis (hiện đã bị liên minh Thiên văn Quốc tế gạt khỏi danh sách chòm sao từ 1992), nằm giữa Mục Phu (Bootes) và Thiên Long (Draco). QUA còn có tên gọi khác là Bootids bởi những vệt sáng giống như tỏa ra từ chòm Mục Phu.

Đây là trận mưa sao băng lớn nhất đầu 2021, diễn ra từ 27/1/2021 đến 10/1/2021. Theo Time and Date, rạng sáng mai (4/1), tại Việt Nam có thể quan sát trận mưa sao băng này đạt cực đại từ khoảng 2-6h sáng, trước lúc Mặt Trời mọc.

Rang sang mai, o Viet Nam xem duoc mua sao bang

Vị trí của mưa sao băng Quadrantids trên bầu trời đêm. Ảnh: Digital Trends.

Đây là trận mưa sao băng có tần suất cực đại lên đến 60-200 vệt/giờ. QUA có nguồn gốc từ các hạt bụi còn sót lại của tiểu hành tinh 2003 EH1 rộng hơn 3 km, hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh Mặt Trời mỗi 5,5 năm.

Ngoài QUA, sẽ còn 9 trận mưa sao băng khác trong năm. Đáng chú ý nhất là Perseids và Geminids.

Không giống các trận mưa sao băng khác có xu hướng duy trì cực đại trong khoảng hai ngày, thời gian cực đại của QUA chỉ kéo dài vài giờ. Các quốc gia ở Bắc Bán cầu sẽ là khu vực thuận lợi nhất để chiêm ngưỡng trận mưa sao băng này.

Rang sang mai, o Viet Nam xem duoc mua sao bang-Hinh-2

Thời gian quan sát mưa sao băng Quadrantids đạt cực đại tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: TimeandDate.

Để quan sát QUA, đầu tiên bạn phải xác định được khu vực nằm giữa chòm sao Thiên Long và chòm Mục Phu. Người yêu thiên văn có thể dùng các ứng dụng để tìm vị trí nói trên.

Ngoài yếu tố thời tiết thuận lợi, người xem nên chọn cho mình vị trí thoáng đãng, tránh ánh sáng thành phố và để mắt làm quen với bóng tối trước khi quan sát. Ngoài ra, bạn cũng nên giữ ấm trong khoảng thời tiết lạnh đầu năm.

Vào đầu năm ngoái, người yêu thiên văn ở Việt Nam không thể quan sát QUA bởi điều kiện thời tiết ngập trong mây mù.

Cuối tuần, VN có thể ngắm mưa sao băng Thiên Cầm

Đêm 22 rạng sáng ngày 23/4 (đêm chủ nhật tuần này), người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Lyrid (còn gọi là mưa sao băng Thiên Cầm).

Mưa sao băng Lyrid (còn gọi là mưa sao băng Thiên Cầm) được hình thành từ các hạt bụi để lại bởi sao chổi C/1861 G1 Thatcher, thường xuất hiện từ 16 – 25/4 hàng năm, đạt cực đại vào đêm 22, rạng sáng 23 tháng 4.

Nơi lý tưởng, cách ngắm mưa sao băng Lyrids ở Việt Nam tối mai

(Kiến Thức) - Người yêu thiên văn ở Việt Nam có thể được ngắm trọn vẹn mưa sao băng Lyrids (hay còn gọi là mưa sao băng Thiên Cầm) vào tối ngày 22 và rạng sáng ngày 23/4 này với 15-20 vệt sao băng/giờ.

Tin vui đến cho những người yêu thiên văn Việt Nam nói chung, và những người yêu mưa sao băng nói riêng, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, cho biết, những người yêu thiên văn ở Việt Nam sẽ được ngắm trọn vẹn mưa sao băng Lyrids (hay còn gọi là mưa sao băng Thiên Cầm) vào ngày 22 và 23/4 này.

Tin mới