“Rảnh tay” sau ly hôn

Không ít lần xem xét và lựa chọn mã số thích hợp, anh lại thắc mắc: “Tại sao phụ nữ rảnh tay sau ly hôn hiếm thế”.

“Rảnh tay” sau ly hôn

1. Sau một tháng ly hôn, anh trở thành vị khách thường xuyên nhất của văn phòng Tâm Giao. Mỗi lần đến tìm mã số mới, câu hỏi duy nhất của anh là: “Có mã số nào mới còn độc thân, hoặc ly hôn nhưng không vướng bận con cái không?”. Không ít lần xem xét và lựa chọn mã số thích hợp, anh lại thắc mắc: “Tại sao phụ nữ rảnh tay sau ly hôn hiếm thế”. Rồi anh tiếp tục phân bua như để thanh minh cho tiêu chí tìm bạn của mình: “Hôn nhân có con chung, con riêng phức tạp lắm…”.

Với tài ăn nói và hình thức khá điển trai, anh nhanh chóng kết nối thành công với một mã số nữ trẻ trung xinh đẹp, chưa kết hôn lần nào. Ai cũng bảo anh có tài tán vợ, có tuổi lại qua một lần đò mà vẫn cưới được gái tân xinh đẹp.

Mỗi lần ngồi với mấy ông bạn cũng một lần đổ vỡ, đang sống trong những cuộc hôn nhân “rổ rá cạp lại”, nghe họ kể chuyện đau đầu khi sống cảnh “con anh con em”, anh lên giọng: “Các ông chẳng biết tính toán cho mình gì cả, cứ như tôi đây “nhường” hết quyền nuôi con cho vợ cũ vừa được tiếng lại được miếng. Hai đứa trẻ không phải chia cách nhau, còn mình có điều kiện dễ dàng tái hôn hơn. Thỉnh thoảng về thăm chúng một lần, chu cấp thêm một ít, đỡ phức tạp cho cả đôi bên. Lựa chọn đối tượng phải tìm “gái tân” không thì cũng phải tìm người “rảnh tay” giống mình, có như vậy mới không đau đầu!…”. Nghe anh nói, mấy ông bạn gật gù trong hơi men khen anh “sáng suốt”.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
2. Lấy nhau hơn 10 năm, chị thấm thía nỗi khổ của một cuộc hôn nhân bất hạnh. Lá đơn ly hôn được chị viết sẵn nằm sâu trong góc tủ, mấy lần lấy nó ra để ký tên nhưng nhìn hai đứa con còn quá nhỏ chị lại không đành. Cho đến lúc đứa thứ hai lên 5 tuổi, chị mới quyết định bước ra khỏi cuộc hôn nhân ấy. Khi hai người ký vào đơn, đề cập chuyện thỏa thuận chia tài sản và nuôi con. Ngay lập tức, anh “nhường” hết quyền nuôi con cho chị với lý do “không đành chia cắt hai đứa trẻ”. Anh cũng tỏ vẻ hào phóng khi dành “phần hơn” tài sản cho chị để nuôi con. Ra tòa, phần cấp dưỡng, anh xin đóng “một cục”. Nhận toàn quyền nuôi hai đứa con, chị nghĩ âu cũng có cái may, mẹ con không phải chia lìa.

Cuộc sống sau ly hôn ban đầu có vẻ ổn nhưng sau đó thì những điều bất ổn xuất hiện. Việc nuôi dạy hai đứa con lớn lên khi hôn nhân đổ vỡ không hề dễ dàng đối với một người phụ nữ bận rộn như chị. Tìm anh đề cập đến vấn đề nuôi dạy con cái nhưng chỉ nhận được thái độ thờ ơ bất hợp tác. Giờ anh đã có hạnh phúc mới, chuyện đó chị phải chủ động vì đã “toàn quyền” với chúng.

Chị nghĩ đến việc tìm hạnh phúc mới để làm điểm tựa. Nhưng gánh nặng nuôi con sau ly hôn đã vô tình trở thành vật cản lớn. Đàn ông đều muốn một người phụ nữ rảnh rang, ít ai muốn san sẻ cái gánh nặng mà người đàn ông trước “cố tình” bỏ lại. Chị lại tìm đến chồng cũ đề nghị thay đổi quyền nuôi con để anh đảm nhận việc nuôi dạy một đứa. Anh viện đủ lý do để từ chối, thậm chí cảnh báo việc “mẹ ghẻ” ghê gớm có thể làm khổ thằng bé.

Nhân có quyết định nhận công tác một thời gian ở nước ngoài, chị cho con về sống bên bố. Được một thời gian ngắn, anh về điều đình với bố mẹ vợ cũ cho con về đó “sống tạm”. Chưa được bao lâu, anh được công an phường mời lên “xác nhận” là người thân của một đối tượng trong băng nhóm cướp giật trên đường phố. Nhìn đứa con trai chưa đến tuổi thành niên, học hành dang dở, nhìn bố với ánh mắt hận thù qua song sắt phòng tạm giam, anh mới thấm thía cái giá của việc muốn… rảnh tay.

Ly hôn, bỏ luôn con

Chị yêu cầu hỗ trợ tiền để nuôi con nhưng anh lắc đầu: “Tôi sẽ có vợ mới, con mới, vì thế không lo được”.

Ly hôn, bỏ luôn con

“Anh chị đã ra tòa rồi, vài ngày nữa sẽ có quyết định ly hôn chính thức”- chị thông báo khi tôi ghé thăm. Nhìn bên ngoài, chị vẫn bình thản nhưng tôi biết đây là giai đoạn cực kỳ khó khăn với chị khi quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân gần 20 năm của mình.

“Tôi sẽ có vợ mới, con mới”

Chị kể ngày chị và anh ra tòa cũng nhẹ nhàng vì cái gì cần nói đã nói với nhau hết rồi. Vả lại, anh chị là người có học thức, địa vị nên cũng không có gì phải lớn tiếng.

Những tài sản cha mẹ để lại thuộc quyền sở hữu của chị. Còn những tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân thì hơn 95% mua được từ lợi nhuận của tài sản gia đình chị (chị cho thuê 7.000 m2 đất tại một quận nội thành TP HCM) nên anh không thể đòi chia. Trước nay, với thu nhập của chồng, chị đều bảo anh để riêng để chăm lo cho gia đình bên đó nên anh không đòi phân chia tài sản mà yêu cầu chị phải đưa 4 tỉ đồng để ra đi.

Chị đồng ý yêu cầu của anh nhưng đến phần cấp dưỡng cho con thì lựng khựng. Chị cho con đi học trường quốc tế, có tài xế đưa đón, có người giúp việc lo... Tính chi phí khoảng 40 triệu đồng/tháng, chị yêu cầu hỗ trợ 20 triệu đồng/tháng để nuôi con nhưng anh lắc đầu: “Tôi sẽ có vợ mới, con mới, vì thế không lo được”.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
“Chị như rớt xuống vực thẳm khi nghe câu ấy. Gần 20 năm tình chồng nghĩa vợ, chị không ngờ anh ấy vứt bỏ nhanh đến thế. Không phải chị không lo nổi cho con mà chị muốn anh ấy có trách nhiệm với con và để thằng bé luôn tự hào về ba của nó. Sau khi nghe anh nói thế, chị biết đã hết rồi” - chị nức nở.

Tôi nghe cũng sững sờ vì từng chứng kiến anh vui mừng thế nào khi thằng bé ra đời. Anh chăm lo, cưng chiều nó còn hơn trứng mỏng. Anh chị hiếm muộn, cưới nhau hơn chục năm, chạy chữa đủ mọi cách mới có được đứa con, vậy mà... Tôi không biết nói gì, chỉ nắm chặt tay chị.

Tìm đủ cách thoái thác

Khi tình cảm vợ chồng còn mặn nồng thì con cái là vàng, là ngọc nhưng đến lúc hôn nhân đổ vỡ, nhiều người lại “bỏ quên” luôn con của mình.

Bà N.T.D - thẩm phán TAND quận 1, TP HCM - cho biết có những vụ án ly hôn, cuộc chiến giành con cái còn khốc liệt hơn cả tranh giành tài sản. Tuy nhiên, có nhiều vụ khi nhắc đến con cái, nhiều người đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Còn chuyện cấp dưỡng cho con sau ly hôn thì càng khó thực hiện. Nhiều người tìm đủ mọi cách thoái thác hoặc chỉ làm được vài tháng đầu rồi lờ đi.

Mới đây, một phụ nữ trẻ đẹp, sang trọng đến tìm thẩm phán D. để trình bày những khó khăn dẫn đến việc cô không thể cấp dưỡng nuôi con. Người phụ nữ này cho biết cô ta phải sống nhờ nhà cha mẹ ruột, không nghề nghiệp, không có thu nhập ổn định nên xin cho miễn khoản cấp dưỡng hằng tháng. Sau một hồi nghe cô ta kể lể dông dài, thẩm phán D. buột miệng khen: “Tóc của chị đẹp quá, chắc làm nhiều tiền lắm hả?”. Người phụ nữ này vui vẻ khoe: “Em mới làm tóc hơn 1,5 triệu đồng đó. Mỗi tháng phải đi đổi kiểu, hấp dầu một lần...”.

“Khi tôi hỏi sao không để 1,5 triệu đồng/tháng đó lo cho con thì chị ấy im lặng. Tôi không hiểu nổi tại sao có nhiều người tính toán, chi ly ngay cả với con cái của mình - những đứa trẻ rất thiếu thốn tình cảm vì sống trong một gia đình đổ vỡ” - thẩm phán D. băn khoăn.

Tôi muốn ly hôn vợ để quay lại với tình đầu

Biết rõ hoàn cảnh của Huệ, tình yêu thương của tôi lại mạnh hơn bao giờ, ít nhiều tôi cũng có trách nhiệm đẩy cô vào cảnh hiện tại.

Tôi muốn ly hôn vợ để quay lại với tình đầu

Hôm ấy, tôi lang thang đi bộ trên đường phố vào đúng thời điểm trời chập choạng tối, thành phố vừa lên đèn. Phía trước là một người phụ nữ trẻ mặc chiếc áo đỏ khá bắt mắt đang bán vé số. Tôi tiến lại gần, thấy chị ta xinh đẹp, bèn nảy ý nghĩ mua một tờ để có cớ nói chuyện. Thật bất ngờ, tôi nhận ra Huệ - người con gái của lòng tôi hơn 20 năm về trước.

Cô ngồi ở một vị trí bị che khuất ánh đèn đường bởi những cây to. Nhưng đã sử dụng chiếc đèn điện nhỏ xíu đủ nhìn rõ tấm vé số. Trời tối nên cô đã không nhận ra tôi. Còn tôi thì suốt đời không thể nào quên được cô bởi đã in hằn trong tâm khảm tôi một dấu ấn chẳng bao giờ có thể phai mờ.

Vâng. Ngày ấy... Tôi đang học năm thứ hai đại học ở Hà Nội thì trong một lần về quê người bạn thân cùng lớp, tình cờ quen biết Huệ đang học lớp 12 ở trường làng. Cô có họ xa với người bạn này. Và bạn tôi đã ra sức “vun vào” để chúng tôi yêu nhau. Rồi thành sự thật. Sau lần gặp Huệ ở quê, trở ra Hà Nội, lòng tôi ngẩn ngơ, tơ tưởng đêm ngày. Không ngày nào chúng tôi không ghi nhật ký. Vài ngày lại gửi thư cho nhau. Rồi ra bưu điện tìm cách gọi điện thoại (Ngày ấy chưa phổ biến điện thoại gia đình, càng không có điện thoại di động). Tình yêu của chúng tôi ngày càng thêm mặn nồng. Tôi quyết tâm bằng mọi cách giúp Huệ thi đỗ đại học để có điều kiện gần nhau. Ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông, tôi thu xếp để Huệ ra Hà Nội luyện thi như nhiều người khác. Nhà Huệ rất nghèo (bố mẹ làm ruộng) trong khi nhà tôi khá hơn nên tôi đã lo toàn bộ tiền thuê nhà trọ, học phí cho Huệ.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Mối tình của chúng tôi vẫn phát triển mà bố mẹ tôi không hay biết gì (vì tôi biết tính bố rất nghiêm khắc, sẽ không chấp nhận tôi yêu sớm, nhất là lại yêu một cô gái nông thôn ở tỉnh rất xa). Có lẽ vì quá yêu mà Huệ đã không thể tập trung vào học ôn nên kỳ thi đại học năm ấy bị trượt. Cô đành phải trở về quê với ý nghĩ sẽ vừa giúp cha mẹ việc đồng áng, vừa quyết tâm ôn luyện để năm sau thi tiếp. Tôi nhớ Huệ đến mất ăn, mất ngủ. Là một sinh viên giỏi, cộng với mối quan hệ của bố tôi mà tôi được chọn đi học nước ngoài theo chế độ Nhà nước đài thọ. Nhưng tôi chẳng mặn mà vì sẽ phải xa Huệ trong thời gian dài. Nghĩ đến Huệ, tôi đề nghị bố cho học ở nhà. Nhưng bố tôi gạt phắt và nổi cáu. Ở tình thế đó, tôi buộc phải nghe theo bố. Trước khi bay ra nước ngoài, tôi đã kịp bịa lý do ra khỏi nhà 2 ngày để về quê tìm Huệ. Cô khóc sướt mướt. Tôi cũng khóc và khẳng định với cô là sẽ quyết tâm lấy nhau, không bao giờ thay đổi ý định dù gặp mọi trở ngại.

So với dự định ban đầu, tôi phải bay sớm hơn một tuần. Điều này Huệ đã không biết. Thế là lá thư cô gửi đến nhà khi tôi đã sang nước ngoài. Bố tôi đọc được, vô cùng phẫn nộ, lập tức điện thoại sang cảnh báo: Phải chấm dứt quan hệ, tập trung vào học tập. Đồng thời ông cũng gửi thư về quê cho Huệ và bố mẹ cô yêu cầu tương tự. (Sau này tôi được biết lá thư đó đã xúc phạm nặng nề đến Huệ và gia đình cô, khiến cô quyết định chấm dứt quan hệ với tôi). Huệ là một cô gái khi yêu rất tha thiết, thủy chung, nhưng khi quyết định chia tay thì dứt khoát, đau khổ mấy cũng ráng chịu để thực hiện bằng được ý định. Tôi gửi nhiều thư về cho Huệ, cứ vài ngày một lá, nhưng đều không nhận được hồi âm. Thế là từ đó, chúng tôi chính thức “cắt đứt”. Bố tôi đã phá thành công mối tình của chúng tôi.

Về nước, mọi thứ đến với tôi đều thuận lợi. Mấy năm sau, tôi bảo vệ thành công luận án tiến sỹ, được cơ quan đề bạt trưởng phòng, rồi phó giám đốc. Cách đây mấy năm, vị giám đốc đến tuổi về hưu, tôi được thay thế. Công việc, sự nghiệp với tôi như vậy là quá thuận lợi, may mắn. Và việc lấy vợ lại càng dễ dàng, nhanh chóng. Về nước, đang rất buồn với mối tình đẹp như mơ bị đổ vỡ, tôi chấp nhận lấy một cô gái xinh đẹp, là con ông bạn thân của bố tôi. Bố vợ tôi cũng là thứ trưởng một bộ lớn. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ có tình yêu với cô, mặc dù đã có với nhau một con. Nhiều năm trôi qua trong sự đơn điệu, tẻ nhạt của cuộc sống gia đình. Bù lại, tôi có nhiều thành công trong nghiên cứu khoa học và quản lý cơ quan...

Sau khi gặp lại Huệ đang bán vé số ở vỉa hè, lòng tôi trỗi dậy bao nhiêu kỷ niệm và khát khao. Ngọn lửa tình năm xưa vốn không dễ nguội nay lại bùng lên, cháy bỏng hơn bao giờ. Tôi nửa muốn để Huệ nhận ra mình, nửa muốn không. Cuối cùng tôi quyết định chưa làm việc đó mà tìm gặp người bạn thận cũ là anh họ của Huệ để hỏi, hy vọng sẽ biết rõ cuộc sống hiện tại của cô. Và bạn tôi đã cho biết rõ : Sau lần “chia tay” với tôi gần 20 năm về trước, Huệ không thi đại học lại mà ở nhà giúp việc bố mẹ. 5 năm sau, cô lấy chồng làm nghề cai thầu xây dựng. Kiếm được tiền nhưng anh ta rượu chè, cờ bạc và luôn đánh đập cô. Không chịu đựng nổi, Huệ buộc phải ly hôn. Từ đó đến nay, cô chẳng lấy ai nữa, bỏ ra Hà Nội kiếm sống nuôi đứa con gái. Hiện tại, hai mẹ con thuê nhà, sống chỉ bằng việc bán xổ số. Đứa con gái ngoan, học giỏi. Người cha tồi tệ đã bỏ bễ, chẳng ngó ngàng đến con suốt bấy nay.

Biết rõ hoàn cảnh của Huệ, tình yêu thương của tôi lại mạnh hơn bao giờ. Tôi thấy mình ít nhiều có trách nhiệm trong việc đẩy cô vào hoàn cảnh cô đơn hiện tại. Nếu ngày ấy, tôi đủ bản lĩnh để vượt lên người cha hà khắc, quyết tâm gắn bó với Huệ thì chắc chắn cô không như hiện nay. Tôi trỗi dậy ý nghĩ ly hôn vợ để sống với Huệ tuy biết làm vậy là tìm đến cuộc sống khó khăn, phức tạp hơn. Nhưng lương tâm thanh thản và tôi được sống đúng là mình.

Thưa các anh chị! Cả cái đầu và con tim tôi đều mách bảo là cần trở lại với Huệ. Nhưng sợ rằng là người trong cuộc sẽ không thể sáng suốt, tỉnh táo. Tôi rất cần những lời tư vấn của các anh chị. Xin chân thành cảm ơn.

Chia sẻ

Không ai nghi ngờ tình yêu của anh. Thời nay, không dễ có được những tình yêu sâu nặng, không vụ lợi, có thể nói là thánh thiện như thế. Nhưng việc “chia tay” vợ để trở lại với Huệ sau hơn 20 năm ly biệt, không hề có liên hệ gì là điều không dễ đạt được. Chỉ bằng vài lời kể từ người anh họ của Huệ mà anh trỗi dậy ý định thì có mơ hồ không? Liệu anh hiểu gì về cuộc sống, tâm tư, tình cảm hiện tại của Huệ? Chắc gì cô ấy đã chấp nhận sự “chung thủy” của anh?Vả lại, anh không mảy may đếm xỉa gì đến người vợ sao? Vợ anh có tội tình gì mà phải chịu cảnh cô đơn, không chồng? Nếu là một phụ nữ tự trọng, nhân hậu và cao thượng, Huệ sẽ không chấp nhận ý nguyện của anh mặc dù cô ấy hoàn toàn tin anh vẫn nguyên vẹn tình yêu.  (TS Nguyễn Đình San).

Cam phận tầm gửi

Nhiều phụ nữ có nhan sắc, có học thức nhưng cam chịu sống phụ thuộc vào người khác.

Cam phận tầm gửi

Quen Linh trên mạng xã hội đã lâu nhưng gần đây, chúng tôi mới có dịp gặp nhau khi cùng đưa mấy đứa trẻ đến khu vui chơi ở Công viên Tao Đàn, TP HCM.

Sau khi bọn trẻ chơi chán, tôi đề nghị: “Mình đưa bọn nhóc qua ăn gà rán đi em”, Linh thoáng bối rối rồi lí nhí: “Lần sau nhé chị, em không có tiền”. Nghe qua, tôi hơi bất ngờ vì nhìn Linh sang trọng, 2 đứa bé ăn mặc tươm tất, đẹp đẽ thế kia mà bảo không tiền cũng lạ.

Chồng phát 100.000 đồng mỗi tuần

Sau khi bọn trẻ yên vị ở quán ăn, Linh kể cô lấy chồng vì muốn giúp cha mẹ bởi khi đó, gia đình cô rất khó khăn. Chồng Linh là con trai một trong nhà. Tuy không giỏi giang nhưng anh ta rất giàu có vì của cải của cha mẹ để lại. Đặc biệt, chồng Linh rất yêu vợ, luôn sợ mất cô. Linh thích gì, chồng cũng chiều; muốn ăn uống, mua sắm gì, chồng cũng cho. Có điều là mỗi tuần, anh ta chỉ phát cho Linh 100.000 đồng. Số tiền 100.000 đồng không hơn không kém này duy trì từ ngày cưới cho đến nay.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
“Ban đầu em cũng bức bối, khó chịu lắm nhưng chồng bảo em cần tiền làm gì khi ăn uống, mua sắm, anh ấy trả hết rồi nên dần dần em cũng nguôi ngoai” - Linh giải thích. Một đứa rồi 2 đứa con ra đời, số tiền ấy vẫn không nhích lên vì “cần gì đã có chồng lo”.

“Sao anh ta kỳ vậy? Anh ta đối đãi với gia đình bên vợ thế nào?” - tôi thắc mắc. “Anh ấy tốt lắm. Năm ngoái, chồng em đã trả số nợ hơn 200 triệu đồng cho ba mẹ của em vì trót mê đề đóm” - Linh cho biết. Linh kể cô từng đi học trang điểm và có chứng chỉ quốc tế nhưng anh chồng không cho đi làm vì sợ ra đường nhiều người “nhìn ngó” vợ, sợ Linh thành công sẽ bỏ anh ta. “Bây giờ em đi làm vẫn còn kịp mà”- tôi gợi ý. Linh cười buồn: “Em lại có thai nữa rồi, việc đi làm còn xa lắm”.

“Không quen sống cực khổ”

Đề cập chuyện nhiều phụ nữ xinh đẹp, có học thức lại cam chịu “sống nhờ” vào người khác, bà Bùi Thanh Huyền, giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP HCM, lý giải: “Có nhiều lý do để chị em sống phụ thuộc vào người khác: bận chăm sóc con nhỏ, chăm sóc người thân bị bệnh, không tìm được công việc phù hợp, chồng có điều kiện kinh tế tốt... Tuy nhiên, cũng có nhiều chị em sống phụ thuộc vào người khác vì không quen lao động, không thích cực khổ. Điều này thật đáng trách và đáng tiếc!”.

Bà Bùi Thanh Huyền kể mới đây, một cô gái trẻ, xinh đẹp đến tìm gặp bà để nhờ tư vấn có nên giữ lại cái thai hay không. M., tên cô gái, cho biết cô 22 tuổi, sinh viên năm cuối của một trường đại học tại TP HCM. Người yêu cô 55 tuổi, làm giám đốc một doanh nghiệp lớn ở TP. Ông ta đã có gia đình, con cái và không bao giờ muốn bỏ gia đình để lấy M. dù nói yêu cô mỗi ngày. M. khoe tuy không có danh phận nhưng cô được người yêu chu cấp đầy đủ, mỗi tháng đi du lịch trong nước một lần, mỗi năm thì có một chuyến du lịch nước ngoài.

“M. cho biết ông ấy nhất định bắt cô phải bỏ thai và đây là lần thứ 3 mang thai nên M. có chút băn khoăn. Tôi đã khuyên M. nên suy nghĩ kỹ vì thêm một lần phá thai có thể ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ của cô. Sau một giờ trò chuyện, tưởng đâu M. đả thông tư tưởng, ai dè cô ấy nói: “Nhưng mà anh ấy hứa sẽ mua nhà nếu em bỏ thai. Em không quen sống cực khổ...” - bà Huyền ngao ngán.

Tin mới