Rao một đằng tính tiền 1 nẻo: Bán hàng online khiến khách “chạy mất dép“

Rao bán một giá, tính tiền một giá, rồi quảng cáo một đằng, chất lượng một nẻo, thậm chí cân thiếu…là những tình trạng thường gặp khi mua hàng online.

Ngày nay, không thể phủ nhận sự tiện lợi của việc mua hàng online. Chỉ cần mở máy, kích chuột là có thể mua đủ mọi thứ từ quần áo, giày dép, đồ ăn, thức uống, được giao hàng đến tận tay.
Chị em công sở chỉ cần ngồi ở văn phòng cũng có thể “đi chợ” được cho cả tuần. Trên các chợ online, người mua người bán nhộn nhịp, rao bán từ hoa quả tới cá, thịt, rau, tôm, mực… Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi, nhiều người mua đồ ăn qua mạng cũng phải “ngậm quả đắng”.
Rao mot dang tinh tien 1 neo: Ban hang online khien khach
 Khách hàng bức xúc khi phát hiện người bán tự ý chỉnh sửa giá, kiểu "rao một đằng, tính tiền một nẻo".
Cách đây vài hôm, chị Thanh Hằng có đặt mua nho của một nhóm bán hàng trên facebook. Người bán quảng cáo nho đỏ không hạt ngon, ngọt, giòn chỉ 79.000 đồng/kg, miễn phí ship khi mua từ 2kg. Bài đăng được mấy phút thì chị Hằng đặt mua 2kg, đến đầu giờ chiều ship mới giao hàng đến, nhưng tổng tiền là 188.000 đồng (tăng 20.000 so với giá cũ). Lúc chị Hằng gọi điện cho người bán thắc mắc thì người bán nói giá vẫn là 89.000 đồng/kg. Do sợ mình nhìn nhầm nên chị Hằng vẫn trả tiền nhận hàng. Tuy nhiên lúc xem lại lịch sử bài đăng của người bán thì chị Hằng mới phát hiện là người bán đã tự chỉnh sửa giá, nâng giá thêm 10.000 đồng/kg.
“20 nghìn cũng không quá to tát, nhưng hành động bán một giá, tính tiền một giá thì không thể chấp nhận được, thấy khách vào mua đông rồi tự ý chỉnh sửa giá khác nào lừa đảo. Đáng nói, khi mình thắc mắc thì người bán còn tỏ thái độ và còn đổ lỗi cho khách hàng”, chị Hằng bức xúc kể.
Chị Nguyễn Hường cũng chia sẻ, đã từng gặp trường hợp tương tự khi đặt mua 15kg khoai, đang từ 35.000 đồng/kg, người bán tăng lên 45.000 đồng/kg.
“Khi hàng giao đến tôi từ chối không nhận, hàng quay đầu về luôn nhưng vẫn rước bực vào người vì họ nói tôi mắt lé nên không nhìn rõ”, chị Hường kể.
Cũng đặt mua hoa quả trên mạng nhưng chị Hải Yến lại gặp tình huống “dở cười dở khóc” khác. “Có lần tôi đặt mua dưa bao tử của một chị bán trên mạng nhưng ôi thôi, phải nói là “dưa bao tải” vì quả to và dài, ăn lại nhạt, không có mùi vị gì".
Hay có lần mua 5kg bơ trên mạng nhưng về ăn được đúng 3 quả; mua bòn bon quảng cáo tươi ngon nhưng hàng nhận về thì đen sì, phải bỏ đi hơn nửa. “Nhìn ảnh rao bán thì rất ngon nhưng đến khi nhận hàng thực tế lại khác. Nhắn tin hỏi thì không thấy người bán trả lời. Từ đó tôi rất sợ mua hàng online”, chị Hải Yến chia sẻ.
Ngoài ra, chị em hay gặp khi mua hàng online đó là tình trạng cân thiếu. Không phải gia đình nào cũng có sẵn cân ở trong nhà nên những người bán hàng làm ăn chụp giật thường lợi dụng việc này để cân thiếu hàng của khách.
Chị Thùy Linh chia sẻ, cách đây ít hôm chị đặt mua 3kg nho để làm siro, nếu không phải vì làm siro phải cân đo nguyên liệu thì chị cũng không phát hiện ra người bán giao hàng thiếu cân.
“Đặt mua 3kg nho nhưng khi cân lên cả chậu, cả hộp cũng chỉ được 2,5kg. Đáng nói là nhắn tin phản hồi thì người bán coi như không biết. Lúc tôi đăng công khai lên trên nhóm thì người bán mới vào giải thích là có nhầm lẫn do nhân viên dùng cân tạ để cân nên không chính xác được số cân”.
Qua nhiều lần “ngậm quả đắng”, nhiều chị em chia sẻ kinh nghiệm khi mua hàng online đó là nên sắm cân để kiểm tra xem hàng có được giao đủ không; đồng thời chốt giá, chốt hóa đơn với người bán để tránh tình trạng như trên.

7 chiêu bán hàng online giúp mọi chủ hàng vẫn bán chạy ầm ầm sau Tết

Sau Tết Nguyên Đán, tốc độ bán hàng của các cửa hàng có thể chậm lại… Nhưng bạn vẫn có thể điều chỉnh tiến độ hậu ngày lễ của mình để đẩy mạnh doanh số.

Để tiếp tục giữ lượng khách hàng mua sắm sau ngày nghỉ lễ Tết Nguyên Đán, những người đang kinh doanh online hãy tham khảo các gợi ý thiết thực sau nhằm hỗ trợ thúc đẩy doanh số bán hàng của bạn sau khi kỳ nghỉ dài của năm mới.

Bóc mẽ chiêu "câu" khách của các website bán hàng online

(Kiến Thức) - Để thu hút khách, các website bán hàng online chủ động áp dụng những "chiêu trò" đơn giản đánh vào tâm lý người mua như đăng ký thẻ thành viên, miễn phí ship, đơn giản hóa việc đặt hàng và thanh toán...
 

Bằng cách tung ra nhiều ưu đãi lớn, các website bán hàng online thường khiến khách vui vẻ đăng ký chương trình thành viên.
 Bằng cách tung ra nhiều ưu đãi lớn, các website bán hàng online thường khiến khách vui vẻ đăng ký chương trình thành viên.

Nghề người mẫu​ bán hàng online: Xu hướng mới cho giới trẻ

Công việc khá vất vả, nhiều áp lực nhưng bù lại có thể “kiếm” được khá nhiều tiền từ nghề làm người mẫu quảng cáo bán hàng online. Đó cũng là lý do thu hút nhiều bạn trẻ thử sức với công việc này.

Sự ra đời và phát triển mạnh của các kênh dịch vụ bán hàng qua mạng (online) thì nghề người mẫu bán hàng online cũng trở nên sôi động hơn. Do đó nhiều bạn trẻ sẵn sàng thử sức làm người mẫu cho các shop quần áo thời trang, mỹ phẩm… để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và đang trở thành công việc hot được tìm kiếm nhiều trên mạng xã hội.
Nghe nguoi mau​ ban hang online: Xu huong moi cho gioi tre
 Áp lực doanh số bán hàng là điều không đơn giản đối với những bạn làm mẫu online.
Chịu khó “cày”, thu nhập cũng rủng rỉnh
Người mẫu bán hàng online Thúy Diễm (21 tuổi, quận Gò Vấp, TP.HCM) chia sẻ, cô đã làm công việc này được hơn 2 năm kể từ khi đang còn là sinh viên. Nhiệm vụ chính là làm mẫu quảng cáo cho các mặt hàng quần áo, giày dép, đồ trang sức… dưới hình thức livestream cho khách xem hoặc chụp ảnh đưa lên mạng. Trung bình một buổi làm việc từ 1,5 đến 2 tiếng. Theo Diễm, làm người mẫu chứ thực ra không phải trình diễn catwalk hay tạo dáng, phong cách đi đứng… như người mẫu chuyên nghiệp mà mọi người thường thấy. Làm mẫu online chỉ đơn giản là giới thiệu các mẫu hàng mới theo yêu cầu của chủ shop bằng cách mặc thử, tư vấn cho khách hàng, giải đáp thắc mắc, tư vấn về màu sắc, số đo để khách có thể chọn được sản phẩm ưng ý.
Hiện trung bình một tuần Diễm làm việc sáu ngày cho ba cửa hàng thời trang, thường livestream một ngày khoảng 3 đến 4 show. Công việc khá bận rộn, nhưng bù lại mức thu nhập khá nếu như chịu khó “cày”.
Chị Lê Thị Trang, chủ shop thời trang online cho biết, để tuyển được người mẫu bán hàng online dễ thì dễ nhưng cũng rất khó. Dễ bởi yêu cầu người mẫu không quá khắt khe, chỉ cần có ngoại hình thiện cảm, dáng cân đối, cao từ 1,6m đến 1,65m, nặng 45- 53kg mặc size S hoặc M là chuẩn. Ngoài ra, người làm mẫu online phải hòa đồng, vui vẻ, tự tin, nói chuyện có duyên, hoạt bát, giọng nói dễ nghe, đi làm đúng giờ và phải biết tự trang điểm khi livestream.
Tuy nhiên nói vậy không có nghĩa là tuyển được một người mẫu online đạt chuẩn là quá dễ. Bởi theo chị Trang ngoài những yêu cầu căn bản nói trên, người mẫu online thực ra cũng là một nhân viên bán hàng. Điều cốt yếu là họ phải có “duyên” bán hàng, để mỗi lượt livestream phải thu hút được nhiều người view “xem” và chia sẻ. Quan trọng hơn là khách hàng xem xong phải chốt đơn hàng như vậy mới gọi là thành công. Nên không phải cứ bạn nào có ngoại hình, giọng nói hay cũng đáp ứng được công việc làm mẫu online.
Nghe nguoi mau​ ban hang online: Xu huong moi cho gioi tre-Hinh-2
Thông tin đăng tuyển người mẫu online trên mạng xã hội. 
Rủi ro, áp lực “nghề nghiệp”

Tin mới