“Rất lạ” tăng lương ở EVN: Lãnh đạo tăng 35% lên 864 triệu... nhân viên 4% là 288 triệu/năm

(Kiến Thức) - Theo kế hoạch quỹ tiền lương năm 2020 của người lao động và người quản lý Công ty mẹ được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trình Hội đồng thành viên thông qua, người quản lý tăng hơn 35% so với 2019, Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN sẽ nhận mức 864 triệu đồng/năm. Trong khi đó, bình quân người lao động tăng 4%, khoảng 288 triệu đồng/ năm.

Năm 2020, tờ trình kế hoạch tăng lương ở EVN tính tăng mạnh cho người quản lý, dự kiến ở mức 10,752 tỷ đồng (14 người). Theo đó, kế hoạch mức lương bình quân của người quản lý tại EVN năm 2020 theo đề xuất sẽ ở mức 64,577 triệu đồng/người/tháng, tăng 37% so với mức thực hiện năm 2019 là 47,173 triệu đồng.
Như vậy, theo kế hoạch trên, ông Dương Quang Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN sẽ nhận mức lương cao nhất với mức 864 triệu đồng, cao hơn nhiều so với mức hơn 630 triệu đồng thực hiện năm 2019. Đối với ông Trần Đình Nhân - Tổng giám đốc EVN mức lương dự kiến là 840 triệu đồng năm 2020.
Bên cạnh đó, các Thành viên Hội đồng thành viên bao gồm Phó Tổng giám đốc, Kiểm soát viên của EVN dự kiến nhận mức tiền lương từ 720 triệu đồng đến 768 triệu đồng năm 2020.
“Rat la” tang luong o EVN: Lanh dao tang 35% len 864 trieu... nhan vien 4% la 288 trieu/nam
 Chủ tịch HĐTV EVN - ông Dương Quang Thành. (Ảnh: EVN)
EVN cho biết, quỹ tiền lương kế hoạch năm 2020 của người quản lý Công ty mẹ thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 27/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Việc xác định quỹ tiền lương của người quản lý gắn với năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của Công ty mẹ.
Kế hoạch lợi nhuận năm 2020 của Công ty mẹ là 989 tỷ đồng, cao hơn thực hiện năm 2019 (988,8 tỷ đồng), năng suất lao động tăng 4,1% so với thực hiện năm 2019 (54.354.065 kWh/người/năm). Do đó, mức tiền lương bình quân kế hoạch của người quản lý được xác định theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 Thông tư 27/2016.
Công ty có năng suất lao động bình quân không giảm, lợi nhuận kế hoạch từ 700 tỷ đồng trở lên và cao hơn lợi nhuận của năm trước liền kề thì mức tiền lương kế hoạch được xác định trên cơ sở mức lương cơ bản và hệ số điều chỉnh tăng thêm (Kđc) tối đa bằng 1,0 lần mức lương cơ bản.
Tuy nhiên, điều đáng nói là, trong khi mức lương kế hoạch 2020 của người quản lý tăng mạnh thì người lao động lại... nhỏ giọt. Cụ thể, mức tiền lương bình quân thực hiện của người lao động tại Công ty mẹ EVN năm 2020 cũng chỉ tăng lên mức 24,046 triệu đồng/người/tháng, trong khi năm 2019 là 23,105 triệu đồng/người/tháng; tương đương tăng khoảng 4% so với mức thực hiện năm 2019.
Tổng lao động của EVN thực hiện năm 2019 là 4.046 người, kế hoạch năm 2020 là 4.209 người.

Trong một diễn biến khác, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 đã kiểm toán. Theo đó, năm qua doanh thu thuần của tập đoàn này đạt hơn 394.889, tăng hơn 56.000 tỉ đồng, tương ứng với hơn 14% so với năm trước đó.

Sau khi trừ đi giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp... lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn đạt trên 12.243 tỉ đồng, tăng mạnh so với mức 8.324 tỉ đồng năm trước đó. Cộng với khoản lợi nhuận khác trên 256 tỉ đồng, EVN lãi trước thuế 12.499,983 tỉ đồng, tăng gần 38% so với mức 9.076 tỉ đồng năm 2018.

EVN thua lỗ bao nhiêu để phải điều chỉnh giá điện 2019?

(Kiến Thức) - Theo Bộ Công Thương, tổng doanh thu bán điện năm 2017 từ điện của EVN là 289.954 tỷ trong đó chi phí sản xuất là 291.278 tỷ đồng. Nếu cộng tất cả nguồn thu và chi của năm 2017 thì EVN thua lỗ 2.219 tỷ đồng. 

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2018, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, năm 2019, việc xây dựng kịch bản giá điện sẽ thực hiện theo Quyết định 24/QĐ-TTg và kế hoạch cung cấp điện năm 2019 do Bộ Công Thương ban hành.

Giá điện tăng bất thường: Còn độc quyền, thiếu minh bạch

Những ngày qua, dư luận không ngừng xôn xao chuyện giá điện chỉ tăng 8,36% từ 20/3 nhưng hóa đơn tiền điện lại tăng gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi.

Giá điện tăng “khủng” khiến nhiều người dân không khỏi bức xúc trước cách tính giá bất hợp lý của một đơn vị đang giữ thế độc quyền về điện.

Bất cập biểu giá bậc thang

Lý do dẫn đến sự chênh lệch kỳ hóa đơn tiền điện tháng 4 so với kỳ hóa đơn tháng 3 là số ngày sử dụng điện của hóa đơn tháng 4 (31 ngày) nhiều hơn số ngày sử dụng điện của hóa đơn tháng 3 (28 ngày) cộng với việc vào tháng Hè lượng điện tiêu thụ thường tăng cao hơn.

Đại diện Tổng Công ty Điện lực Hà Nội thông tin: “Sản lượng điện tiêu thụ những ngày đầu tháng 4/2019 tăng 11 triệu kWh/ngày so với cuối tháng 3”. Về tiền điện tại Hà Nội có trên 46% khách hàng sử dụng điện sinh hoạt có mức điện năng sử dụng tháng 4/2019 tăng trên 1,5 lần so với tháng 3/2019 (tỷ lệ này tại TP Hồ Chí Minh là trên 37%).

Tin mới