Rau quả thu về 4,91 tỷ USD, xuất siêu ngành nông nghiệp tăng mạnh

Tính đến hết tháng 10 năm nay, xuất khẩu rau quả giúp nước ta thu về 4,91 tỷ USD, lập kỷ lục lịch sử. Thặng dư thương mại ngành nông nghiệp cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Rau quả thu về 4,91 tỷ USD, xuất siêu ngành nông nghiệp tăng mạnh
Thông tin từ Bộ NN-PTNT, tháng 10/2023, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản ước đạt 4,81 tỷ USD, tăng 7,43% so với tháng trước đó và tăng 11,9% so với tháng 10/2022.
Trong đó, nhóm nông sản đạt 2,47 tỷ USD, tăng 31,1% so với tháng 10 năm ngoái; chăn nuôi 40 triệu USD, tăng 6%; lâm sản 1,28 tỷ USD, giảm nhẹ 0,2%; thủy sản 850 triệu USD, giảm 5,9%; đầu vào sản xuất 162 triệu USD, giảm 12,3%.
Luỹ kế 10 tháng năm 2023, xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt 43,08 tỷ USD, giảm 4,2% - mức giảm đang nhỏ dần cho thấy thị trường xuất khẩu hồi phục mạnh trong những tháng cuối năm.
Rau qua thu ve 4,91 ty USD, xuat sieu nganh nong nghiep tang manh
Kim ngạch xuất khẩu rau quả lập kỷ lục lịch sử (Ảnh: Thạch Thảo)
Tính đến hết tháng 10 năm nay, nhiều mặt hàng nông sản ghi nhận mức tăng trưởng mạnh. Cụ thể, nhóm hàng rau quả thu về 4,91 tỷ USD, tăng 78,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là con số cao nhất trong lịch sử ngành hàng rau quả.
Hiện, kim ngạch xuất khẩu rau quả đứng thứ 3 trong các nhóm hàng chủ lực của ngành nông nghiệp, chỉ sau xuất khẩu thuỷ sản và lâm sản.
Xuất khẩu gạo cũng lập kỷ lục lịch sử khi đạt 3,97 tỷ USD, tăng 34,9%; hạt điều đạt 2,92 tỷ USD, tăng 14,8%; sản phẩm chăn nuôi 402 triệu USD, tăng 22%...
Tuy nhiên, còn một số nhóm hàng xuất khẩu vẫn tăng trưởng âm như: thuỷ sản đạt 7,45 tỷ USD, giảm 20,5%; lâm sản 11,65 tỷ USD, giảm 19,3%; đầu vào sản xuất 1,64 tỷ USD, giảm 20,3%.
Trong 10 tháng năm 2023, thặng dư thương mại toàn ngành nông nghiệp đạt 9,3 tỷ USD, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt xa con số 8,5 tỷ USD của cả năm 2022.
Trao đổi với báo chí chiều 1/11, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, thặng dư ngành nông nghiệp tăng mạnh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Theo ông, các thị trường xuất khẩu đang phục hồi mạnh, kim ngạch tháng sau tăng hơn tháng trước. Trong khi, 2 tháng cuối năm được xem là “mùa vàng” của năm do nhu cầu từ các thị trường tăng.
Đặc biệt, các mặt hàng rau quả, gạo, hạt điều,... xuất khẩu đều tăng trưởng tốt, bù đắp cho các nhóm hàng sụt giảm. Do đó, chúng ta sẽ hoàn thành mục tiêu xuất khẩu của năm nay, Thứ trưởng Tiến khẳng định.

Thảm cảnh tắc hàng sang Trung Quốc còn lâu mới hết

Với cách làm hiện nay, ùn tắc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc mỗi mùa thu hoạch rộ hay khi Trung Quốc có chính sách bất thường khó chấm dứt.

Thảm cảnh tắc hàng sang Trung Quốc còn lâu mới hết

Hai con số ‘giật mình’ 

Ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết: Thực tế, trên các tuyến biên giới phía Bắc hiện nay, Trung Quốc kiểm soát rất chặt chẽ các cửa khẩu phụ, lối mở. Đặc biệt trong bối cảnh Covid-19, các lối mở, cửa khẩu phụ tại một số giai đoạn phải đóng lại để đảm bảo phòng chống dịch. Do đó, hàng hóa tăng mạnh qua các cửa khẩu lớn như Hữu Nghị, Tân Thanh (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh).

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Chuẩn bị cho "cuộc chơi" mới

Một số loại trái cây Việt Nam như sầu riêng, thanh long… xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đang hút hàng, tăng giá. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chơi mới bằng việc chú trọng chất lượng...

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Chuẩn bị cho "cuộc chơi" mới

Hút hàng, được giá

Vina T&T Group là 1 trong 25 công ty Việt Nam có mã số về sầu riêng, mã số vùng trồng sầu riêng xuất sang Trung Quốc. Mới đây, Vina T&T và Tập đoàn Sunwah (Hồng Kông, Trung Quốc) ký kết hợp tác xuất khẩu 90.000 tấn sầu riêng tươi chính ngạch sang Trung Quốc trong năm 2023. “Lâu nay, sầu riêng Việt Nam vẫn được xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch nhưng ít người tiêu dùng Trung Quốc biết đến do chưa có thương hiệu rõ ràng. Hiện nay, sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch, có thương hiệu, được giao dịch qua nhiều kênh phân phối hiện đại nên rất được ưa chuộng”, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty Vina T&T Group, cho biết. Theo ông Tùng, Thái Lan đã xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc nhiều năm, có mạng lưới phân phối rộng lớn nhưng Việt Nam cũng có lợi thế là có nguồn sầu riêng quanh năm, ở gần Trung Quốc hơn nên tiện lợi trong khâu vận chuyển, sầu riêng tươi ngon hơn. Nhiều khách hàng khen sầu riêng Việt Nam ngọt, béo, đậm đà, chín mềm và rất thơm.

Bưởi Diễn xuất đi Anh, nông sản Việt "ùn ùn" sang Trung Quốc

Một lô bưởi Diễn Yên Thủy (Hòa Bình) vừa được xuất khẩu chính ngạch đầu tiên đến Anh. Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc thời gian gần đây rất sôi động.

Bưởi Diễn xuất đi Anh, nông sản Việt "ùn ùn" sang Trung Quốc
Lô bưởi Diễn xuất khẩu chính ngạch đầu tiên đến Anh
Những trái bưởi Diễn Yên Thủy lần đầu tiên xuất hiện tại siêu thị ở Anh khi được bày bán tại chuỗi siêu thị Longdan vào ngày 9/2.
bưởi diễn xuất khẩu này là sản phẩm của Công ty Cổ phần RYB (Hòa Bình), lần đầu tiên được nhập khẩu chính ngạch số lượng lớn (11 tấn) sang Anh.
Buoi Dien xuat di Anh, nong san Viet
Bưởi Diễn bày bán tại siêu thị Londan. (Ảnh: TTXVN)
Xuất khẩu sang Trung Quốc sôi động
Hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc sôi động ngay trong những ngày đầu năm, nhất là từ sau khi nước bạn mở cửa trở lại các cửa khẩu.
Từ tháng 1 đến nay, thông quan tại các cửa khẩu đã trở về bình thường trước khi có dịch COVID-19. Hiện mỗi ngày có 500 xe thông quan cửa khẩu Lào Cai, Lạng Sơn là trên 800 xe.
Tăng khung giá bán lẻ điện bình quân
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 02/2023/QĐ-TTg về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.
Theo đó, từ ngày 3/2, mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh; mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh. So với mức khung cũ được quy định tại Quyết định 34/2017, giá tối thiểu tăng 220 đồng, giá tối đa tăng 538 đồng/kWh.
Trung Quốc gom mua cau non giá cao, Cục Trồng trọt khuyến cáo
Gần đây, thương lái Trung Quốc tăng thu mua quả cau non của Việt Nam khiến loại quả này có giá lên đến 26.000 đồng/kg, thậm chí cao hơn nếu khan hiếm.
Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết trên VTC News, điều này có thể khiến người dân trồng cau một cách ồ ạt, dẫn đến nguy cơ khủng hoảng thừa. Ông Cường khuyến cáo người dân không nên ham giá cao mà trồng ồ ạt cau theo phong trào.
Buoi Dien xuat di Anh, nong san Viet
Cau non được bán với giá cao. (Ảnh: Báo Sóc Trăng)
Thúc đẩy triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến các bộ, ngành để xây dựng chế tài bắt buộc lắp máy tính tiền có kết nối dữ liệu in hóa đơn điện tử. Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là giải pháp cung cấp hóa đơn có kết nối với cơ quan thuế, để quản lý được doanh thu thực của người bán.
Sau gần 1 tháng vận hành hệ thống hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, cả nước mới có trên 800 cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng dịch vụ này của cơ quan thuế.
Tháng đầu năm, không có doanh nghiệp nào phát hành trái phiếu
Báo cáo của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho thấy, đến ngày 31/1, không có đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp nào.Cùng kỳ năm 2022, VBMA ghi nhận 7 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng và 16 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, với tổng giá trị phát hành tới 25.923 tỷ đồng.
VCCI đề nghị cho doanh nghiệp 'tự quyết' giá bán lẻ xăng dầu
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.
VCCI đề nghị Bộ Công Thương cân nhắc lựa chọn phương án cho doanh nghiệp được "tự quyết" giá bán lẻ xăng dầu của doanh nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước phấn đấu giảm lãi vay, gỡ khó cho bất động sản
Ngày 8/2, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản. Nhiều doanh nghiệp mong muốn được cơ cấu nợ, không chuyển nhóm nợ, nới hạn mức tín dụng bất động sản hay giảm lãi suất cho vay, để doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn hơn.
NHNN cho biết sẽ điều hành phù hợp với diễn biến thị trường, nếu điều kiện cho phép sẽ cố gắng giảm lãi suất cho vay, không chỉ cho bất động sản mà cả các lĩnh vực khác.
Lãi suất tiết kiệm tiếp tục giảm
Sau hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản được NHNN tổ chức ngày 8/2, nhiều ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất. Mức lãi suất 10%/năm đã biến mất, mức 8-9%/năm đang xuất hiện nhiều hơn.
Một số lãnh đạo ngân hàng tiết lộ, mức lãi suất tối đa ở các ngân hàng lớn thời gian tới sẽ chỉ còn khoảng 8,7%/năm, thay vì mức tối đa 9,5% như hiện nay.

Tin mới