Rau rừng Sau Sau - Đặc sản Lạng Sơn phải nếm thử một lần

Nhiều năm trở lại đây, món rau rừng Sau Sau trở thành món ăn hút du khách thập phương và cả người dân ở Lạng Sơn. Người dân hái được bao nhiêu, mang về chợ đều được tiêu thụ hết sạch.

Ngay từ sáng sớm, tại các chợ huyện Lộc Bình, Chi Lăng, Cao Lộc và các chợ đầu mối ở thành phố Lạng Sơn như Kỳ Lừa, Chợ Đêm, Giếng Vuông, Chi Lăng, ngoài sự tấp nập của kẻ bán người mua hàng hóa thông dụng, còn có gánh hàng rau Sau Sau do các chị em người dân tộc bày bán. Lá rừng Sau Sau được hái khi mới nhú mầm non, còn xanh tươi và sạch. Lá mọc nhiều khi trời đang lạnh trở ấm và có chút mưa phùn đầu xuân.
Những bó rau sau sau non mơn mởn được các cô, các chị người dân tộc mang xuống phố bán.
Những bó rau sau sau non mơn mởn được các cô, các chị người dân tộc mang xuống phố bán. 
Lạng Sơn và một số tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều cây Sau Sau mọc hoang trên các sườn đồi, sườn núi. Lá Sau Sau trở thành món ăn đặc sản từ vài năm nay. Là loại cây thân gỗ khá cao, mọc hoang dại. Về mùa Xuân khi tiết trời mát mẻ, mưa phùn thấm đẫm núi rừng là lúc cây sau sau trổ lộc. Lá Sau Sau khi thoát chồi có màu tía đẹp mắt, tạo nên cảnh quan khá hấp dẫn cho núi rừng vào xuân. Sau Sau ở Lạng Sơn phổ biến có hai loại, một loại lá tím và một loại lá trắng đục. Người tiêu dùng ưa thích loại màu tím hơn vì có vị đắng, tính bình, tác dụng thanh nhiệt giải độc, chữa viêm ruột, đau vùng thượng vị, thổ huyết, chảy máu cam, trị mẩn ngứa..
Lá Sau Sau ở Lạng Sơn không chỉ hấp dẫn người bản địa, mà du khách đến đây mùa này ai cũng phải mua cho bằng được vài mớ sau sau về cùng gia đình thưởng thức hoặc làm quà cho bè bạn. Nhu cầu lớn vậy nên những ngày Xuân bà con vùng Lạng Sơn đã vào rừng bẻ lộc Sau Sau mang bán ở khắp các chợ đầu mối Lạng Sơn như: Chợ Kỳ Lừa, Đông Kinh, chợ Chi Lăng.
Cô Triệu Thị Sim, người dân tộc Nùng ở Hòa Cư, Cao Lộc hàng ngày vẫn hái lá Sau Sau mang xuống thành phố bán. Cô cho biết: Mỗi bó tôi bán với giá 5.000 đồng, chiều nào tôi cũng hái một giỏi mấy chục mớ mang bán, mới đầu mùa nhiều người tìm mua nên bán rất đắt hàng. “Đồi cạnh nhà rất nhiều cây Sau Sau, mỗi ngày lên hái một lúc là đủ một giỏi vài chục mớ mang xuống chợ. Nhờ vậy mà mỗi ngày tôi có thêm thu nhập cho gia đình”, cô Sim phấn khởi.
Tới các chợ ở thành phố Lạng Sơn, bà con dân tộc thiểu số, chủ yếu là phụ nữ đến từ các huyện Chi Lăng, Cao Lộc, Văn Quan, Lộc Bình mang Sau Sau rừng ra bán. Nhiều gia đình đã có khoản thu nhập kha khá đầu năm, cuộc sống bớt đi khó khăn thời kỳ nông nhàn đầu xuân.

Độc đáo "lộc trời ban" quý hơn vàng mùa mưa

Một loại “rau rừng” thuộc họ nhà tre, nứa chỉ xuất hiện nhiều vào mùa xuân cũng cựa mình nhú lên khỏi mặt đất, đó là chính cây măng đắng.

Doc dao
Măng đắng được ví như lộc của rừng, là nguồn thu nhập ngoài nương rẫy, ruộng vườn của bà con nơi miền Tây xứ Nghệ. Theo kinh nghiệm của đồng bào, măng đắng ngon nhất được hái trước khi có tiếng sấm rền, những búp măng vẫn còn ẩn trong lớp đất hay vừa mới vươn mình ra đón nắng. 

Xem dân miền Tây xứ Nghệ vào rừng nhặt lộc mùa mưa

Một loại “rau rừng” thuộc họ nhà tre, nứa chỉ xuất hiện nhiều vào mùa xuân cũng cựa mình nhú lên khỏi mặt đất, đó là chính cây măng đắng.

Măng đắng được ví như lộc của rừng, là nguồn thu nhập ngoài nương rẫy, ruộng vườn của bà con nơi miền Tây xứ Nghệ. Theo kinh nghiệm của đồng bào, măng đắng ngon nhất được hái trước khi có tiếng sấm rền, những búp măng vẫn còn ẩn trong lớp đất hay vừa mới vươn mình ra đón nắng.
Măng đắng được ví như lộc của rừng, là nguồn thu nhập ngoài nương rẫy, ruộng vườn của bà con nơi miền Tây xứ Nghệ. Theo kinh nghiệm của đồng bào, măng đắng ngon nhất được hái trước khi có tiếng sấm rền, những búp măng vẫn còn ẩn trong lớp đất hay vừa mới vươn mình ra đón nắng. 

Tin mới