Revital Việt Nam dư nợ trái phiếu 1.100 tỷ: Ông lớn nào đứng sau?

Revital Việt Nam có dư nợ trái phiếu lên tới 1.155 tỷ đồng, làm ăn thua lỗ liên tiếp. Chủ tịch HĐQT của Revital Việt Nam là bà Trịnh Thị Hà, trong hệ sinh thái Tập đoàn Tây Giang.

Công ty CP Đầu tư Revital Việt Nam vừa công bố thông tin tình hình tài chính, theo đó doanh nghiệp nay làm ăn thua lỗ liên tiếp. Năm 2022, lỗ sau thuế 190 tỷ đồng, năm 2021 lỗ 156,5 tỷ đồng.
Tại thời điểm ngày 31/12/2022, công ty ghi nhận 9,4 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, giảm tới 95,3% so với thời điểm cuối năm 2021. Trong khi đó, nợ phải trả thời điểm cuối năm vừa qua là 1.828,3 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Nợ lớn trong khi vốn chủ sở hữu sụt giảm mạnh khiến hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu tăng vọt từ 8,13 lần lên 195,71 lần.
Trước tình hình kinh doanh bết bát, nhưng doanh nghiệp này còn có dư nợ trái phiếu lên tới 1.155 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2021 và duy trì đến cuối năm 2022.
Chính vì điều này nên dư nợ trái phiếu so với vốn chủ sở hữu cũng tăng vọt từ 5,71 lần lên 122,96 lần.
Tìm hiểu cho thấy, ngày 17/9/2018, Revital Việt Nam phát hành thành công lô trái phiếu mã REV.Bond.2018 có tổng giá trị phát hành cũng là 1.155 tỷ đồng, kỳ hạn 7 năm, lãi suất 4%/năm, đáo hạn ngày 17/9/2025. Điều này cho thấy, doanh nghiệp này chưa lần nào mua lại lượng trái phiếu đã phát hành.
Revital Viet Nam du no trai phieu 1.100 ty: Ong lon nao dung sau?
Dư nợ trái phiếu cảu Revital Việt Nam lên tới 1.155 tỷ đồng - Ảnh minh họa, nguồn: internet 
Revital Việt Nam được thành lập vào tháng 07/2014, đặt trụ sở tại tòa nhà Center Building, số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội, do bà Trịnh Thị Hà làm Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật.
Tháng 05/2018, doanh này chuyển trụ sở về VP202- số 25 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
Được biết, Revital Việt Nam còn sở hữu tới 54,958% (tương đương 1.457,5 tỷ đồng) cổ phần tại Công ty cổ phần Phát triển đầu tư - xây dựng Bách Giang – DCI. Bà Trịnh Thị Hà cũng đồng thời là Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc của Phát triển Đầu tư – Xây dựng Bách Giang – DCI.
Công ty CP Phát triển Đầu tư – Xây dựng Bách Giang – DCI được thành lập vào năm 2011. Đây chính là đơn vị triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới phía Đông huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, với tổng mức đầu tư của dự án là hơn 1.500 tỷ đồng.
Về bà Trịnh Thị Hà, ngoài vị trí là Chủ tịch HĐQT Revital Việt Nam và Công ty CP Phát triển Đầu tư – Xây dựng Bách Giang – DCI, bà Hà còn là cá nhân nằm trong hệ sinh thái của nhóm Tây Giang Group (TG Group). Tập đoàn nổi danh trong lĩnh vực khai khoáng với loạt dự án ở Cao Bằng, Hà Giang và Bắc Kạn.
Tập đoàn Tây Giang, thành lập năm 2010, đặt trụ sở tại tổ 11, đường 3/10, phường Sông Bằng, TP Cao Bằng, hiện do bà Trần Thị Tuyết làm Chủ tịch HĐQT.
Đây là Tập đoàn kinh doanh đa ngành, đặc biệt khá nổi tiếng trong lĩnh vực khai thác chế biến khoáng sản. Các sản phẩm như: thiếc sa khoáng, vàng sa khoáng, than coke luyện kim, quặng vofram, quặng antimon,…
Tập đoàn Tây Giang sở hữu nhiều dự án lớn như: Nhà máy sản xuất chì kim loại điện giải công suất 10.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư 720 tỷ đồng (Khu công nghiệp Bình Vàng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, Hà Giang); Nhà máy sản xuất Ferrromangan và Dioxit Mangan điện giải, tổng mức đầu tư 578 tỷ đồng (xóm Bản Gủn, xã Ngũ Lão, huyện Hòa An, Cao Bằng); Dự án Nhà máy sản xuất Ferromangan – Silicomangan công suất 60.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư 2.052 tỷ đồng (Khu công nghiệp Thanh Bình, huyện Chợ Mới, Bắc Kạn); hay dự án nhà máy sản xuất chì kim loại Bắc Kạn công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm, tổng mức đầu tư 1.264,4 tỷ đồng;….

Làng “đại gia” giữa đại ngàn

Chấp nhận nợ nần, người dân làng Rú thi nhau dựng những căn nhà gỗ hàng trăm triệu đồng. 

Với người dân nơi đây, nhà càng to, càng nhiều nóc là hoành tráng. Và rồi, những nếp nhà truyền thống của đồng bào Cơ Tu đang dần biến mất.
Đua nhau dựng nhà nhiều nóc

Trái phiếu Chính phủ phát hành đạt mức cao nhất trong 18 tháng

Lượng TPCP phát hành trong tháng 11 tăng 73,6% so với tháng trước đạt 42.800 tỷ đồng.

Lượng trái phiếu Chính phủ (TPCP) phát hành đạt mức cao nhất kể từ tháng 5/2021

Lượng TPCP phát hành trong tháng 11 tăng 73,6% so với tháng trước đạt 42.800 tỷ đồng. Lợi suất trúng thầu các kỳ hạn 10 năm và 15 năm trong các phiên đấu thầu gần nhất đều tăng 80 điểm cơ bản so với tháng trước lên lần lượt 4,8% và 4,9%.

Năm 2022: Lượng trái phiếu chính phủ phát hành chỉ đạt 54% kế hoạch

Tính chung cả năm 2022, KBNN đã phát hành 214.700 tỷ đồng TPCP, chỉ hoàn thành 53,7% kế hoạch (400.000 tỷ đồng).

Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã phát hành 32.500 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (TPCP) vào tháng 12, giảm 24% so với tháng trước, nâng khối lượng TPCP phát hành quý 4 lên 99.900 tỷ đồng, hoàn thành khoảng 100% mục tiêu phát hành trong quý 4. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2022, KBNN đã phát hành 214.700 tỷ đồng TPCP, chỉ hoàn thành 53,7% kế hoạch (400.000 tỷ đồng).

Lợi suất TPCP tháng 12 giảm trong bối cảnh thanh khoản hệ thống được cải thiện, với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm và 10 năm trên thị trường thứ cấp giảm lần lượt còn 4,70% (-11 điểm cơ bản MoM) và 4,80% (-12 điểm cơ bản MoM) tính đến ngày 31/12.

Tin mới