Romania ùn ùn triển khai quân tới sát biên giới Ukraine

(Kiến Thức) - Romania đã triển khai lực lượng quân sự từ thủ đô Bucharest tới thành phố nằm bên bờ Biển Đen Constanta ở biên giới phía đông tiếp giáp với Ukraine.

Romania ùn ùn triển khai quân tới sát biên giới Ukraine
Cụ thể, Bộ Quốc phòng nước này thông báo rằng, họ đã chuyển một đơn vị quân sự gồm pháo phòng không tự hành, xe tải và hệ thống phóng tên lửa đất đối không để tham gia cuộc tập trận chung với Mỹ.
Đoàn xe quân sự của Romani (phía trên cao) đang di chuyển. Hình ảnh này được cắt ra từ một đoạn video đăng tải trên Youtube.
Đoàn xe quân sự của Romani (phía trên cao) đang di chuyển. Hình ảnh này được cắt ra từ một đoạn video đăng tải trên Youtube.
“Cuộc tập trận sẽ được diễn ra theo đúng kế hoạch lộ trình chiến lược giữa hai quốc gia”, Bộ trưởng Quốc phòng Romania Mircea Dusa cho phóng viên biết.
Trước đó, Latvia, Lithuania, Romania, Ba Lan và Estonia đã kiến nghị NATO và Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự của họ trên lãnh thổ các nước này trước diễn biến đáng lo ngại trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Sau khi bất ổn ở Ukraine gia tăng, các máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AWACS) đã bắt đầu thực hiện các chuyến bay hàng ngày từ căn cứ quân sự NATO tại Geilenkirchen (Đức) trên bầu trời phía nam Romania. Thêm vào đó, liên minh quân sự NATO còn tiến hành hoạt động do thám radar ở nam Ukraine, Moldova và Crimea.
Bắt đầu từ đầu năm nay, Mỹ đã cũng sử dụng căn cứ không quân Mihail Kogalniceanu (nằm gần thành phố biển Constanta của Romania) làm trạm trung chuyển cho quân đội nước này rút khỏi Afghanistan.
Trong khi đó, Tổng thống Romania Traian Basescu đã đáp ứng các yêu cầu của Washington trong việc tăng quân số của lực lượng thủy quân lục chiến  từ 1.000 lên 1.600 binh sĩ. Chính quyền Romania còn yêu cầu Mỹ triển khai một đơn vị chiến đấu cơ cho tới năm 2017 trên lãnh thổ họ. Ngoài ra, Bucharest còn lên kế hoạch mua 12 máy bay F-16 đã qua sử dụng của Bồ Đào Nha để thay thế những chiếc chiến đấu cơ lỗi thời MiG-21 Lancer trước khi chúng hết hạn sử dụng.
Kế hoạch tăng sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Romania bị chỉ trích bởi các chính trị gia và dư luận. Cụ thể, một cố vấn viên của Thủ tướng Romania Ionel Blanculescu đã lên tiếng bày tỏ quan ngại rằng, Mỹ đã biến Romania trở thành một “mục tiêu hoàn hảo” trong trường hợp xảy ra leo thang quân sự ở khu vực.
Trong khi đó, một vài chuyên gia nước này tin rằng, với tình hình bất ổn hiện tại ở Ukraine, Bucharest nên triển khai quân tới khu vực ven Biển Đen giáp với vùng Odessa của Ukraine và cả tỉnh Chernovsty giáp với miền tây nam Ukraine.

NATO dùng máy bay AWACS để giám sát bầu trời Ukraine

(Kiến Thức) - NATO sẽ thực hiện các chuyến trinh sát bằng máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AWACS) trên bầu trời Ba Lan và Rumani để theo dõi tình hình ở Ukraine.

NATO dùng máy bay AWACS để giám sát bầu trời Ukraine
“Mặc dù Ukraine không phải là thành viên của NATO, song việc can thiệp của Nga trên khu tự trị Crimea đã dấy lên hồi chuông cảnh báo với các quốc gia láng giềng của Ukraine, gồm cả các nước từng thuộc Liên Xô. Chỉ huy quân sự hàng đầu của liên minh, Tướng Không quân Mỹ Philip Breedlove đã khuyến nghị việc thực hiện các chuyến bay trinh sát bằng các máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không AWACS”, một phát ngôn viên của NATO cho biết.
Máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không E-3.
Máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không E-3.
Theo đó, các máy bay AWACS này sẽ xuất phát từ hai căn cứ ở Geilenkirchen (Đức) và Waddington (Anh). “Những chuyến bay trinh sát sẽ nhằm tăng cường sự nhận thức tình huống của các quốc gia thành viên. Đặc biệt, chúng sẽ chỉ diễn ra trên phạm vi lãnh thổ của liên minh mà thôi”, vị phát ngôn viên nói thêm.

Chính sách Mỹ - châu Âu “lộn tùng phèo” vì... Ukraine

(Kiến Thức) - Tầm nhìn quan hệ hợp tác chiến lược giữa Mỹ-châu Âu trong thế kỷ 21 đã bị “một phen khốn đốn” bởi cuộc khủng hoảng Ukraine.

Chính sách Mỹ - châu Âu “lộn tùng phèo” vì... Ukraine
Trong bài phát biểu phác thảo nội dung của chính sách đối ngoại của Mỹ trong thế kỉ 21 ở Paris, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Hillary Clinton từng nói: “Những chia rẽ gay gắt của cuộc chiến tranh Lạnh đã được thay thể bởi sự đoàn kết, hợp tác và hòa bình. Nga không còn là đối thủ của chúng tôi. Giờ họ là đối tác mà thôi”. Phát ngôn trên được bà Clinton đưa ra vào năm 2010, một năm sau khi chính quyền Washington tìm cách “tái thiết lập với Nga”.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Nga-Mỹ đã “sứt mẻ” đi ít nhiều sau khi điện Kremlin chính thức sáp nhập Crimea và tập trung quân đội dọc biên giới với Ukraine. Các chuyên gia phân tích, cựu quan chức hay nhà ngoại giao Mỹ cho hay, sự bất ổn mới của châu Âu này cho thấy điểm yếu lâu dài trong tầm nhìn đối tác của Tổng thống Obama đối với nước Nga.

Mặc căng thẳng, lính và dân Ukraine ăn mừng Lễ Phục sinh

(Kiến Thức) - Tạm gác lại mọi căng thẳng trong những ngày qua, dân thường và các binh sĩ thuộc quân đội ở Ukraine cùng tham gia các hoạt động trong dịp Lễ Phục sinh.

Mặc căng thẳng, lính và dân Ukraine ăn mừng Lễ Phục sinh
Vào hôm chủ Nhật (20/4), nhân dịp Lễ Phục sinh, những người dân ở thủ đô Kiev của Ukraine đổ dồn về Quảng trường Maidan.
 Vào hôm chủ Nhật (20/4), nhân dịp Lễ Phục sinh, những người dân ở thủ đô Kiev của Ukraine đổ dồn về Quảng trường Maidan.

Tin mới