Rợn người nghề “hầu ma“

(Kiến Thức) - "Chúng tôi nhận nhặt xác chết đường chết chợ, dập sọ não, người bị HIV lở loét khắp người và khâm liệm tổ chức ma chay từ A đến Z..." - một người chuyên làm nghề "hầu ma" ở Hải Phòng cho biết.

Nghề mạt hạng lên ngôi
Theo nhiều người dân ở TP Hải Phòng, nghề "hầu ma", hay còn gọi nôm là khâm liệm xác chết và dịch vụ ma chay, xuất hiện cách đây khoảng 10 năm, khi đó nghề ngày được liệt vào dạng mạt hạng nhất và bị người khác coi thường. Thế nhưng, khoảng 3 - 4 năm nay, cái nghề tưởng chừng mạt hạng ấy lại lên ngôi và trở thành nghề hót, có thể kiếm bộn tiền... 
Minh chứng cho điều này là chỉ trong vòng 3 - 4 năm mà có tới trên chục cơ sở chuyên làm dịch vụ liệm xác, ma chay mọc lên với một đội quân hùng hậu lên đến hàng trăm người cùng với hàng trăm xế hộp từ loại bình dân cho đến loại siêu sang...
Những cơ sở tổ chức tang lễ có thể huy động rất nhiều xế hộp từ loại bình dân cho đến sang trọng tùy thuộc vào yêu cầu của gia chủ.
 Những cơ sở tổ chức tang lễ có thể huy động rất nhiều xế hộp từ loại bình dân cho đến sang trọng tùy thuộc vào yêu cầu của gia chủ.
Được sự chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm gặp chị Nguyễn Thị Thu Hà, chủ cơ sở dịch vụ tang lễ Phúc Ân nằm gần chân cầu Lạc Long, Hải Phòng. Chị Hà tiết lộ, gia đình chị đã làm nghề phục vụ ma chay này được hơn 4 năm nay. Con đường dẫn chị đến với nghề này là từ đám tang của một người thân trong gia đình, chị đã thuê một cơ sở làm dịch vụ khâm liệm, ma chay, thế nhưng họ làm không nhiệt tình khiến gia đình chị không hài lòng. 
Thế rồi ý tưởng thành lập cơ sở dịch vụ ma chay cũng xuất phát từ đây. Ban đầu nghĩ đến cảnh phải rửa xác chết đã thấy rùng mình ghê sợ rồi chứ chưa nói đến việc thực hiện. Thế nhưng, chị đã đem ý tưởng này bàn với anh Nguyễn Thái Giang - một người anh em trong họ cùng triển khai. Anh Giang sẽ phụ trách việc tắm rửa cho xác chết, kể cả những người bị bệnh hiểm nghèo như xơ gan cổ trướng, HIV, ung thư phổi... còn chị Hà sẽ phụ trách việc tìm mối làm ăn...
Dẫn chúng tôi đến một kho đồ đạc đủ các thể loại dùng vào việc ma chay, chị Hà tiết lộ: "Tất cả đồ đạc trong kho đều phục vụ cho công việc ma chay, từ kèn đồng, chiêng, trống cho đến cờ quạt... để hầu ma. Gần đây, nghề này được nhiều người quan tâm, khi mới mở cơ sở dịch vụ đã có hàng chục mối gọi điện, có hôm cao điểm, cơ sở chị phải phục vụ cùng lúc 7 - 8 đám ma...".
Chị Hà đang lựa chọn đồ đạc để lên đường tổ chức lễ tang.
Chị Hà đang lựa chọn đồ đạc để lên đường tổ chức lễ tang. 
Làm đẹp cho... “ma”
Anh Nguyễn Thái Giang, một người đã có hơn 4 năm làm nghề khâm liệm người chết quan niệm, cái nghề khâm liệm cũng giống như những chuyên gia trang điểm, nhưng có điều khác là các chuyên gia trang điểm kia làm đẹp cho người sống, còn anh thì làm đẹp cho... ma. "Quan niệm như thế cho nó thanh thản và dễ dàng hơn với công việc", anh Giang cho biết.
Công việc của Giang từ nhiều năm nay đã được lập trình sẵn theo một quy trình cố định, khi có người gọi đến anh sẽ trực tiếp đến nơi để tắm rửa cho người chết, sau đó khâm liệm đưa vào hòm, công đoạn tiếp theo sẽ thuộc về nhóm lễ tang như đội kèn, trống, đội đón rước...
Anh Giang cho hay: "Có những hôm đến cả tuần không ăn được miếng cơm nào khi gặp phải trường hợp bị bệnh hiểm nghèo. Mới đây nhất là một trường hợp bị xơ gan cổ trướng, bụng căng phồng lên như cái thúng, khi tôi đến nơi thì vỡ bụng, nước chảy lênh láng khắp nhà, mùi tanh hôi bốc lên nồng nặc, gia chủ phải rắc cả bao tải vôi bột để thấm dịch, mọi người bịt mũi chạy ra ngoài hết. Thế nhưng tôi vẫn phải đeo găng tay, khẩu trang cùng với quần áo bảo hộ vào để tắm rửa, làm sạch xác người rồi cho vào hòm... Đôi khi thấy cái nghề  này cũng đối diện với đầy rẫy nguy hiểm, nhất là việc phải thường xuyên phục vụ cho người chết do các loại bệnh truyền nhiễm như gan, phổi, HIV...".
Đội tang lễ của cơ sở chị Hà chuẩn bị lên đường tổ chức lễ tang.
Đội tang lễ của cơ sở chị Hà chuẩn bị lên đường tổ chức lễ tang. 
Ăn lộc của người chết
Theo một số người chuyên làm nghề liệm xác chết thì đã có một số người được người chết "ban lộc" để bày tỏ lòng cảm ơn.
Sau nhiều lần hẹn, chúng tôi gặp được anh Trần Xuân Nguyên - một người làm nghề khâm liệm từ nhiều năm nay khi anh trở về sau một đám ma ở huyện An Lão. Mặc dù vừa phải đánh vật với công việc nặng nhọc, hôi hám nhưng anh vẫn tươi cười bảo: "Mình phải làm việc tận tình thì người chết mới ban lộc cho".
Nói vậy bởi từ cuối năm 2012, sau khi khâm liệm cho một tử thi bị tai nạn giao thông ở đường Lê Hồng Phong về, đêm ngủ anh nằm mơ thấy chính người đó hiện lên nói sẽ trả ơn anh và bảo anh đánh đề. Sau đó, anh Nguyên đã cầm năm trăm ngàn đi đánh số đề, không ngờ hôm đó đề về đúng như lời của người mất vừa báo mộng và anh trúng được 35 triệu đồng.
Cũng vì cái nghề rùng rợn này mà anh Nguyên đã gặp phải rất nhiều chuyện lạ lùng có đôi lúc khiến anh run sợ. Chẳng hạn như hồi cuối tháng 6 vừa qua, có "hồn ma" đến cầm tay anh lôi đi ra ngoài đường, mặc dù lúc đó anh muốn kháng cự nhưng chân thì vẫn rảo bước đi theo. Khi anh mở cửa đi ra ngoài thì người con trai đầu của anh choàng tỉnh hỏi anh đi đâu? 
Trong khi anh vẫn lững thững đi theo "hồn ma" vừa mới xuất hiện thì con trai anh đã cầm tay anh giật mạnh vào nhà khiến anh tỉnh táo trở lại và kể về câu chuyện mộng du kỳ lạ mà anh vừa trải qua khiến gia đình hú vía. Mặc dù vậy nhưng anh vẫn quyết tâm bám nghề. Anh bảo: "Làm cái nghề này được nhiều thứ, ngoài việc đi làm được trả công hậu hĩnh thì còn được cả người âm phù trợ, được ăn lộc của người người âm...".
(còn tiếp)
Chị Nguyễn Thị Thu Hà cho biết: "Hầu hết các cơ sở dịch vụ ma chay nhận làm từ A đến Z, từ khâu nhặt xác, tắm rửa tử thi cho đến kèn trống, hỏa thiêu... Những cơ sở dịch vụ này có thể huy động cả trăm xe ô tô từ loại bình dân cho đến loại sang đi đưa ma. Giá mỗi gói dịch vụ này thấp nhất là 30 triệu đồng, cao nhất thì... vô kể phụ thuộc vào yêu cầu của mỗi gia đình".

“Nếm mộ“

"Thợ bốc mộ bất đắc dĩ"

Rợn tóc gáy nghề bốc mả

Việc nghĩa với người chết

Tin mới