Xem toàn bộ ảnh
Cuộc chiến trên đảo Peleliu còn có mật danh là Chiến dịch Stalemate II, với những cuộc giao tranh khốc liệt nhất diễn ra trên núi Umurbrogol – còn gọi là “Mũi đất chết chóc” kéo dài từ tháng 9-12/1944 giữa Thủy quân lục chiến Mỹ và phát xít Nhật Bản. Hiện trên đảo Peleliu vẫn còn rất nhiều tàn tích của cuộc chiến này. Ảnh nòng pháo của phát xít Nhật còn sót lại trong rừng rậm, bị rêu phong bao phủ (Nguồn: Sina). |
Đây là di tích trụ sở chỉ huy của quân đội phát xít Nhật trên hòn đảo. Đến nay trụ sở này đã bị tàn tạ và cây rừng bao phủ rậm rạp (Nguồn: Sina). |
Nhiều nơi của hòn đảo vẫn còn vương vãi các mảnh lựu đạn (Nguồn: Sina). |
Xe tăng phát xít Nhật bị phá hủy. Đây được cho là chiếc xe tăng tham gia trận chiến ở Peleliu ngay những ngày đầu (Nguồn: Sina). |
Để phòng ngự ở đảo Peleliu, quân đội phát xít Nhật đã biến các hầm mỏ khai thác đá vôi thành công sự. Trong hang động được bố trí các pháo, súng máy và xe tăng. Ảnh xe tăng Sherman của Mỹ trên hang đá bị phá hủy ở Peleliu (Nguồn: Sina). |
Cảnh hoang tàn vẫn còn hiện diện ở khu đảo Peleliu. Đây là một cuộc chiến đấm máu cho cả phía Mỹ và Nhật trong Thế chiến 2. Theo những số liệu thống kê cho thấy, lính Mỹ bị thiệt mạng tại đây lên tới 10 ngàn người (Nguồn: Sina). |
Hòn đảo này cũng có tượng đài Trung đoàn Thủy quân lục chiến 1 của Mỹ. Tháng 9/1944 đơn vị này đổ bộ lên bãi biển phía Bắc đảo Peleliu. Nhưng đã bị thương vong nặng do bị lính Nhật bắn súng máy từ trên ngọn đồi san hô (Nguồn: Sina). |
Để tưởng nhớ trận chiến này hiện nay khu vực đảo Peleliu đã trở thành một bảo tàng mở cho người dân vào thăm quan (Nguồn: Sina). |
Con số thống kê cho thấy, có 10.695 lính Mỹ bị chết, 202 lính bị bắt. Điều này chứng tỏ quân lực phát xít Nhật tập trung cực kỳ mạnh ở Peleliu. Các nhà phân tích cho rằng, Peleliu với đỉnh Umurbrogol được xem là nơi đồn trú trung tâm trong kế hoạch của chỉ huy Nakagawa (Nguồn: Sina). |
Những nấm mộ vô danh của binh sĩ Mỹ ở Peleliu (Nguồn: Sina). |
Bãi biển cam của Peleliu, nơi từng là mũi tấn công của Trung đoàn số 5 và số 7 của Thủy quân lục chiến Mỹ (Nguồn: Sina). |
Biển chỉ dẫn vị trí của những trận giao tranh đẫm máu nhất trên Peleliu (Nguồn: Sina). |
Xe đổ bộ lội nước của Thủy quân lục chiến Mỹ còn sót lại ở Peleliu (Nguồn: Sina). |
Thùng xe đã bị cây bao phủ (Nguồn: Sina). |
Khu rừng âm u im lặng từng là nơi một đi không trở lại của bao người lính Mỹ và Nhật Bản (Nguồn: Sina). |