Rồng có thực sự tồn tại trên Trái đất?

Rồng là tên gọi của một số loài vật có thật. Tiếc là, nhiều loài không tồn tại được quá lâu.

Rồng có thực sự tồn tại trên Trái đất?
Ai cũng nghĩ rồng là những sinh vật đầy hư cấu, chỉ tồn tại trong tiểu thuyết, truyện tranh và phim ảnh. Nhưng nếu coi rồng là một tên gọi, thì hóa ra trên Trái đất này cũng có một số loài vật được xem là rồng.
Dĩ nhiên, đó không phải là những con rồng oai vệ khạc ra lửa như Drogon trong Games of Thrones. Thứ rồng ấy không tồn tại. Đổi lại, các loài rồng của đời thực cũng rất thú vị. Nổi tiếng nhất là rồng Komodo - linh vật đáng sợ của Indonesia với khả năng săn mồi thượng thừa cùng độc tố cực mạnh trong nước bọt.
Rong co thuc su ton tai tren Trai dat?
Đây là con rồng to nhất ngoài đời thực. 
Và ngoài ra, chúng ta có những con rồng nhỏ hơn, chẳng hạn như con thằn lằn trong ảnh dưới cũng được gọi là rồng. Tên của nó là rồng không tai trên đồng cỏ (grassland earless dragon), và tiếc là môi trường sống của chúng đã bị phá hủy trầm trọng đến mức lần cuối cùng người ta nhìn thấy nó là từ 50 năm trước.
Danh pháp khoa học của sinh vật này là Tympanocryptis, và chúng là những sinh vật hiếm hoi được gọi là rồng. Cái tên này càng được ưa chuộng hơn kể từ khi chúng được liệt vào danh sách nguy cấp, nhằm tăng sự chú ý của công chúng đối với một loài đang trên đà tuyệt chủng.
Rong co thuc su ton tai tren Trai dat?-Hinh-2
Đây cũng là một con rồng. 
Những con rồng không tai có dạng như thằn lằn, không có cánh, dài khoảng 15cm và sinh sống trên các bãi cỏ thấp. Chúng không có lỗ tai bên ngoài, nên mới được gọi là "rồng không tai".
Có 4 loài T. lineata, T. pinguicolla, T. osbornei, và T. mccartneyi - nằm cách nhau cả trăm cây số. Con rồng không tai trong hình thuộc phân loài T. pinguicolla, từng là loài bản địa tại Melbourne.
Trước đó, cả 4 loài được gộp chung vào một vì rất khó phân biệt. Chỉ đến khi các chuyên gia từ bảo tàng Victoria sử dụng bằng chứng từ ADN và tia X, chúng ta mới xác định được chúng là những phân loài khác nhau. Và cũng bởi chúng quá giống nhau, mà phải mãi con người mới nhận ra rằng một nhanh của loài rồng này đã biến mất.
Vài thập kỷ gần đây, châu Úc ghi nhận sự tuyệt chủng của rất nhiều loài động vật, với tỉ lệ cao hơn nhiều so với các châu lục khác. Ít nhất có 29 loài thú đã biến mất do môi trường sống bị phá hủy, động vật ngoại lai, và biến đổi khí hậu.
Trong đó, các loài bò sát còn gánh chịu bi kịch lớn hơn. Không rõ vì chúng khó phát hiện hay chưa được nghiên cứu kỹ càng, nhưng có rất nhiều loài bò sát đã mất tích mà không ai nhận ra. Ít nhất 31 loài được liệt vào danh sách tuyệt chủng, hoặc tuyệt chủng ngoài tự nhiên.
Thời gian gần đây, dư luận Úc đang tập trung vào một loài bò sát khác là rùa sông Bellinger - loài vật đã mất 90% số lượng do bị virus tấn công. Họ đã tìm ra 10 con rùa không có virus, và đang lên kế hoạch nhân giống chúng trong môi trường nuôi nhốt.
Hy vọng rằng, tương lai của chúng không rơi vào cảnh thê thảm như lũ rồng tí hon kia từng gánh chịu.

Vòi rồng và khám phá kinh hoàng nhất ít ai hay

(Kiến Thức) - Mới đây, tại lòng hồ thủy điện Rào Quán, thuộc xã Hướng Linh (Hướng Hóa, Quảng Trị), vòi rồng xuất hiện giữa sấm sét và kéo dài nhiều phút gây bất ngờ. Xung quanh hiện tượng vòi rồng có nhiều thông tin chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ hơn.

Vòi rồng và khám phá kinh hoàng nhất ít ai hay

Sự kiện vòi rồng xuất hiện ở Quảng Trị nhận được sự quan tâm lớn, chính quyền địa phương cho hay đây là lần đầu tiên địa phương xuất hiện vòi rồng, khiến nhiều người tò mò xem.

Kinh dị loài xương rồng biết đi, có thể bò qua sa mạc

(Kiến Thức) - Loài xương rồng kỳ lạ này không những "biết đi" mà còn có khả năng sao chép vô hạn, giúp chúng bò ngang cả qua sa mạc, sống tới cả trăm năm. Chúng có ngoại hình như những con sâu bướm.

Kinh dị loài xương rồng biết đi, có thể bò qua sa mạc
Xương rồng rất dễ sống, cần ít sự chăm sóc là điều ai cũng biết. Tuy nhiên, ít người biết được rằng, có một loại xương rồng kỳ lạ không những không cần chăm sóc, còn "biết đi" và sở hữu khả năng "sao chép vô hạn".
Loài xương rồng này có tên là xương rồng sâu bướm, tên khoa học là Stenocereus eruca, còn có tên khác là loài xương rồng ma quỷ.

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, giá hàng tỷ đồng

(Kiến Thức) - Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024. Ít ai ngờ chỉ một cây xương rồng nhỏ bé lại có giá trị lớn đến vậy.

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, giá hàng tỷ đồng

Mới đây, một cửa hàng xương rồng ở New York rao bán một cây xương rồng dị dạng với giá 250.000 USD (5,7 tỷ đồng).

Tin mới