Rủi ro với trái phiếu bất động sản trong năm 2024

(Vietnamdaily) - Mặc dù giá trị phát hành trong tháng 1/2024 khá khiêm tốn, nhưng cao hơn so với cùng kỳ năm 2023 với tổng giá trị phát hành chỉ ở mức 490 tỷ đồng.

Theo báo cáo của FiinRatings, tính đến ngày 5/2 thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận 4 giao dịch phát hành với tổng giá trị 6.450 tỷ đồng từ 4 doanh nghiệp gồm:

CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (CII) - 2.800 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi; Tập đoàn Vingroup (VIC) - phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng; CTCP Đầu tư và Phát triển Vận tải - 450 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ và Công ty TNHH MTV BOT Ninh Thuận - 1.200 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ.

FiinRatings cho rằng, mặc dù giá trị phát hành trong tháng 1/2024 khá khiêm tốn, nhưng cao hơn so với cùng kỳ năm 2023 với tổng giá trị phát hành chỉ ở mức 490 tỷ đồng.

Rui ro voi trai phieu bat dong san trong nam 2024
 

Giai đoạn năm 2021 và 2022, tổng giá trị chào bán thành công trong tháng đầu năm rất sôi động với tổng giá trị phát hành ở mức tương ứng là 10.400 tỷ đồng (năm 2021) và 19.700 tỷ đồng (năm 2022).

Trong tháng 1/2024, tổng giá trị giao dịch trái phiếu riêng lẻ đạt tổng giá trị giao dịch 74.500 tỷ đồng (giảm 24,5% so với mức bình quân tháng 12/2023), tức thanh khoản hàng ngày đạt 3.400 tỷ đồng/phiên (giảm 31% so với tháng trước đó).

Trong khi đó trái phiếu ra công chúng đạt tổng giá trị giao dịch 9.000 tỷ đồng và thanh khoản bình quân ngày đạt 391 tỷ đồng và là mức khá ổn định trong thời gian nhiều năm qua.

Trái phiếu ngân hàng vẫn là nhóm được giao dịch sôi động nhất và cả các kỳ hạn ngắn cũng như dài hạn, thậm chí trên 7 năm.

Trong khi đó, trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu được kinh doanh với những kỳ hạn ngắn hoặc dưới 3 năm và phổ biến nhất là kỳ hạn còn lại ở mức 6 - 12 tháng.

Về lãi suất giao dịch trên thị trường hay tỷ suất đáo hạn trái phiếu (Yield to Maturity), hiện dao động ở mức 5 - 7% đối với trái phiếu của các ngân hàng lớn tùy theo kỳ hạn còn lại.

Trong khi đó, tỷ suất đáo hạn trái phiếu của các lô trái phiếu doanh nghiệp phi tài chính dao động phổ biến ở mức 7 - 12% tùy theo mức độ rủi ro hoặc xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp.

Đặc biệt, lô trái phiếu doanh nghiệp được giao dịch với mức tỷ suất lợi tức đáo hạn bình quân lên tới trên 20% như những lô trái phiếu của Licogi 13 (27,6%), Sunshine AM (23,7%) và Bkav Pro (21,25%).

Trong năm 2023, một số doanh nghiệp có kế hoạch phát hành trái phiếu trong năm 2024 này bao gồm chủ yếu là các ngân hàng như HB Bank, VietBank và hai doanh nghiệp trong ngành bất động sản bao gồm Vingroup và Tổng công ty Đầu tư và Phát triển (DIG).

Rui ro voi trai phieu bat dong san trong nam 2024-Hinh-2
 

Thị trường sẽ sôi động trong năm 2024

FiinRatings kỳ vọng kênh huy động trái phiếu doanh nghiệp năm 2024 sẽ sôi động hơn năm 2023 vì nhiều lý do.

Thứ nhất, các ngân hàng sẽ đẩy mạnh phát hành trái phiếu nhằm cải thiện năng lực vốn. Thứ hai, môi trường lãi suất thấp và thuận lợi cho huy động vốn dài hạn. Thứ ba, nguồn cung trái phiếu sẽ được mở rộng. Và cuối cùng là niềm tin của nhà đầu tư từng bước được cải thiện.

Mặt khác, rủi ro đến từ những vấn đề đã phát sinh trong các năm qua vẫn còn hiện hữu và cụ thể là áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2024 này.

Tính đến ngày 2/2, trong tổng số 1,24 triệu tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành, có khoảng 1,1 triệu tỷ đồng là trái phiếu riêng lẻ. Trong đó, nếu loại bỏ 384.500 tỷ trái phiếu ngân hàng, thì số dư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đang lưu hành là 722.780 tỷ phát hành bởi các tổ chức phi ngân hàng.

Trong số này, một số rủi ro đến từ trái phiếu bất động sản có số dư ở mức 382.000 tỷ; trái phiếu ngành xây dựng và vật liệu ở mức 72.500 tỷ và trái phiếu ngành du lịch và giải trí ở mức 75.800 tỷ. Đây là những ngành theo các chuyên gia là vẫn còn gặp nhiều khó khăn và quan trọng hơn là chất lượng các tổ chức phát hành đã huy động trong các năm trước về cơ bản ở mức thấp và có nhiều công ty dự án với tiềm lực tài chính còn mỏng hoặc mới đi vào hoạt động.

Tổng giá trị trái phiếu riêng lẻ đến hạn (sau khi đã thực hiện giãn hoặc tái cơ cấu, bao gồm cả theo Nghị định 08) ở cho cả 3 nhóm ngành trên hiện mức 186.600 tỷ đồng năm 2024 (trong đó bất động sản 135.900 tỷ, xây dựng và vật liệu 27.300 tỷ và du lịch và giải trí 24.300 tỷ). Trong năm 2025, tổng giá trị trái phiếu riêng lẻ đến hạn là 159.000 tỷ.

Nhu cầu trái phiếu sẽ sụt giảm vì thuận lợi vốn ngân hàng năm 2024?

(Vietnamdaily) - Dự kiến lãi suất huy động và cho vay giảm và nới lỏng chính sách tiền tệ, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng, từ đó làm giảm nhu cầu phát hành trái phiếu.

Theo Báo cáo Đầu tư chiến lược 2024 của WiRearch, cả năm 2023, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp là 314 nghìn tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2022, bao gồm 270 nghìn tỷ đồng giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ (chiếm 86% tổng giá trị phát hành) và 44 nghìn tỷ đồng giá trị phát hành trái phiếu đại chúng (chiếm 14%).

Nhóm ngân hàng chiếm đa số với 177 nghìn tỷ đồng (chiếm 56%) đạt mức tăng trưởng 80% so với cùng kỳ năm trước, theo sau là nhóm bất động sản với 81,388 tỷ đồng (chiếm 26%).

Hơn 207.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn năm 2024

(Vietnamdaily) - Bất động sản là nhóm ngành có tỷ trọng phát hành trái phiếu lớn thứ 2 trong quý 4/2023 với tổng giá trị phát hành đạt khoảng 17.183 tỷ đồng, tương đương 13% tổng giá trị phát hành.

Theo báo cáo “Thị trường trái phiếu năm 2023” của Chứng khoán VNDirect, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn năm 2024 rơi vào khoảng 207.000 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ. Số liệu này đã loại trừ các TPDN được mua lại trước hạn và các TPDN được gia hạn kỳ hạn theo công bố đến hết ngày 10/01/2024.