Rùng mình bộ tộc ở rừng Amazon có tục uống tro cốt người chết

Tộc người sống sâu trong rừng rậm Amazon có tục lệ kỳ lạ là uống tro cốt người chết sau khi hoả táng như cách để tỏ lòng thương xót.

Yanomami (Yąnomamö hoặc Yanomama) là một tộc người ở rừng nhiệt đới Amazon, biên giới giữa Venezuela và Brazil. Tộc này có dân số chừng 20.000 người và tổ chức sống vào khoảng 200–250 ngôi làng và tạo thành nhóm bộ lạc lớn nhất trong rừng Amazon, họ sống tương đối biệt lập.
Bộ tộc Yanomani được cho là xuất hiện từ thế kỉ 17. Tới hiện tại, họ vẫn sống hoang dã như thuở trước với lối săn bắt, canh tác và hoạt động thương mại duy nhất là buôn bán bông, thuốc lá tự trồng. Người Yanomami làm nông, đốt nương làm rẫy và trồng trọt. Họ săn khỉ, nai, chim cánh cụt.
Rung minh bo toc o rung Amazon co tuc uong tro cot nguoi chet
Bộ tộc Yanomami ở những cánh rừng Amazon khiến cả thế giới kinh ngạc, khi họ duy trì tập tục... uống tro cốt người chết sau khi hỏa táng. 

Lối sống có phần hoang dã là lý do người Yanomami vẫn duy trì những nghi thức mai táng đáng sợ, uống tro cốt người chết là một trong số đó.

Người Yanomami không coi cái chết là lẽ tất yếu của sự sống. Đối với họ, ai đó mất đi là vì pháp sư của bộ lạc đối thủ đã cử một linh hồn độc ác đến tấn công.

Bộ lạc này tin rằng có sự tồn tại của thế giới linh hồn. Khi người trong bộ lạc chết đi, họ tìm cách giữ linh hồn người đó ở lại. Không còn cách nào khác, là khiến thân xác người chết được hòa với thân xác người sống cho nên khi người trong bộ lạc chết đi, dân làng sẽ tiến hành đốt xác và ăn tro cốt.

Rung minh bo toc o rung Amazon co tuc uong tro cot nguoi chet-Hinh-2
Đàn ông Yanomami thường chỉ mặc một chiếc khố che vùng nhạy cảm. 

Chỉ những người có uy tín trong bộ lạc và là đàn ông mới được thực hiện nghi thức này. Họ tắm rửa sạch sẽ, lau sạch mọi vật dụng, kể cả con dao và cung tên đeo bên hông cũng được mài rửa sạch tinh. Chế biến tro người chết thành nhiều món ăn. Tro cốt người chết được hòa lẫn với món súp chuối. Xác chết được đặt lên một giàn củi. Người có uy tín trong bộ lạc sẽ châm lửa đốt.

Trong thời gian đốt xác, những người đàn ông sẽ ở bên đống lửa trông coi suốt ngày đêm. Họ liên tục mồi thêm củi khô để xác chết được tan rã nhanh chóng. Khi thịt xương người chết đã thành than, thì những người đàn ông này sẽ cho vào cối và giã nhuyễn thành bột. Thứ bột của xác chết này được đựng trong những quả bầu khô và được cất giữ ở một nơi trang trọng trong nhà.

Rung minh bo toc o rung Amazon co tuc uong tro cot nguoi chet-Hinh-3
Tro cốt được chế biến hoặc làm gia vị cho nhiều món, trong đó có món chính là súp chuối.  

Khoảng một năm sau, người Yanomami sẽ đem tro cốt người chết chế biến thành thức ăn. Tro cốt được chế biến hoặc làm gia vị cho nhiều món, trong đó có món chính là súp chuối. Ngoài ra, những người đàn ông cũng nhét tro cốt vào ống nứa, rồi một người thổi, một người hít thật sâu vào trong mũi. Trong ngày lễ tưởng nhớ này, cả bộ lạc cùng thưởng thức các món ăn từ xương cốt người chết. Từ trẻ đến già, từ đàn ông đến đàn bà đều ăn đến hết. Khi ăn những món này, họ tin rằng linh hồn người chết sẽ luôn ở bên cạnh họ.

Tuy nhiên, trong trường hợp người chết do bị kẻ thù tấn công, chỉ có phụ nữ mới ăn tro cốt. Sau nghi thức mai táng, người Yanomami sẽ thực hiện một cuộc đột kích để báo thù.

Ngoài ra, bộ lạc còn có tập tục tụ họp dưới mái nhà chung shabono. Trung bình, một shabono có hình tròn với chu vi khoảng 90m, làm từ các nguyên liệu tự nhiên như lá và dây leo rừng. Cứ 4-6 năm/lần, người Yanomami lại dỡ bỏ shabono cũ, dựng cái mới.

Rung minh bo toc o rung Amazon co tuc uong tro cot nguoi chet-Hinh-4
Mái nhà chung Shabono. 
Trong tộc Yanomami, bé trai vừa lên 8 tuổi đã được coi là đàn ông, bé gái sau kỳ kinh đầu tiên được xem như phụ nữ trưởng thành. Họ phân công công việc rất rõ ràng, thích xăm mình, am hiểu kiến thức tự nhiên. Người Yanomami cũng xuất sắc trong việc chế tạo và sử dụng chất độc từ thực vật. Đàn ông trong tộc rất hiếu chiến, sẵn sàng “động thủ” trước bất cứ mối đe dọa nào, bất chấp chuyện phải đổ máu.

Cuộc sống của bộ tộc du mục chối bỏ xã hội hiện đại

Trong nhiều thế kỷ, một bộ tộc du mục ở Iran tồn tại bằng công việc chăn thả gia súc trên các đồng cỏ. Họ không hòa nhập xã hội hiện đại.

Cuoc song cua bo toc du muc choi bo xa hoi hien dai
 Bộ tộc du mục Qashqai ở Iran - một nhánh của người Turk từ Trung Á định cư ở Iran trong thế kỷ 11 và 12 - đã sinh sống trong những sa mạc khô cằn ở phía tây nam Iran trong vài trăm năm. Hàng năm, họ di chuyển cùng những đàn dê và cừu từ cao nguyên ở phía bắc thành phố Shiraz tới những đồng cỏ thấp hơn gần Vịnh Persian.
Cuoc song cua bo toc du muc choi bo xa hoi hien dai-Hinh-2
Ghazal và vợ ông, Tarkkenaz, sống khoảng nửa năm gần Koohmare Sorkhi - một làng cách thành phố Shiraz khoảng 50 km. Giống như nhiều người Qashqai, họ không chịu từ bỏ lối sống truyền thống của tổ tiên trong nhiều thế kỷ qua. 
Cuoc song cua bo toc du muc choi bo xa hoi hien dai-Hinh-3
 Chính quyền Iran từng nhiều lần cố gắng đưa sắc tộc thiểu số, với số dân chỉ khoảng 400.000, hòa nhập với xã hội. Song người Qashquai luôn chống lại và tự hào vì họ vẫn là bộ tộc mạnh mẽ và độc lập.
Cuoc song cua bo toc du muc choi bo xa hoi hien dai-Hinh-4
 Trước đây Ghazal từng là giáo viên dạy tiếng Farsi cho trẻ em du mục trong 30 năm. Do bộ tộc không còn giáo viên, các gia đình chỉ còn hai lựa chọn: Để con thất học hoặc đưa chúng tới các trường trong thành phố - nơi đa số chúng sẽ ở lại sau khi tốt nghiệp.
Cuoc song cua bo toc du muc choi bo xa hoi hien dai-Hinh-5
 Trong nhiều thế kỷ, người Qashqai nổi tiếng với nghề dệt thảm và những sản phẩm bằng len. Đồ len của họ mềm và có màu sắc đẹp hơn so với những sản phẩm len từ các vùng khác ở Iran.
Cuoc song cua bo toc du muc choi bo xa hoi hien dai-Hinh-6
 Thanh niên Qashqai cảm thấy họ mắc kẹt giữa khát vọng hòa nhập xã hội hiện đại và lòng trung thành với bộ tộc. Nhiều thanh niên muốn tới các thành phố để học nghề và lập nghiệp.
Cuoc song cua bo toc du muc choi bo xa hoi hien dai-Hinh-7
 Một đám cưới diễn ra trong lều của người Qashqai. Người Qashqai theo đạo Hồi, song họ không hề giống với những tín đồ Hồi giáo khác ở Iran. Họ tuân thủ nghi thức Hồi giáo trong đám cưới và tang lễ, song không cầu nguyện hàng ngày, không nhịn ăn trong tháng lễ Ramadan.
Cuoc song cua bo toc du muc choi bo xa hoi hien dai-Hinh-8
Vì sống du mục nên các gia đình của bộ tộc Qashqai sống tách biệt trong phần lớn thời gian trong năm. Họ luôn tận dụng các sự kiện như lễ hội, cuộc thi để được gần nhau. 
Cuoc song cua bo toc du muc choi bo xa hoi hien dai-Hinh-9
Lối sống truyền thống của người Qashqai đang phai tàn khá nhanh. Lớp người già cảm thấy truyền thống và di sản văn hóa của bộ tộc không còn đủ hấp dẫn để giữ chân thanh niên ở lại quê hương. 

Chùm ảnh: Bộ tộc Wakhi ở Afghanistan sống tách biệt thế giới

(Kiến Thức) - Chừng 12.000 người dân thuộc bộ tộc Wakhi ở Afghanistan sống tách biệt với thế giới bên ngoài và hoàn toàn không hay biết tình hình thế sự.

Chum anh: Bo toc Wakhi o Afghanistan song tach biet the gioi
 Những người dân thuộc bộ tộc Wakhi ở Afghanistan sinh sống trên những ngọn núi cao với điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Họ sống khá đơn giản và hầu như tách biệt với thế giới bên ngoài.

Tin mới