Rùng mình cuộc hiến tế 20.000 người của đế chế Aztec
Năm 1487, trong lễ khánh thành ngôi đền lớn mới xây dựng tại kinh đô Tenochtitlan của Aztec, đã có tới 20.000 người bị hiến tế, là con số kỷ lục được ghi nhận trong lịch sử đế chế này.
T.B (tổng hợp)
Xem toàn bộ ảnh
Hiến tế người là phong tục phổ biến ở các xã hội cổ xưa. Tuy nhiên, không có dân tộc nào tổ chức lễ hiến tế "khủng" như người Aztec ở châu Mỹ.
Những người đứng đầu đế chế Aztec thường thực hiện nghi lễ hiến tế để lấy lòng các vị thần, nhất là thần chiến tranh và thần mặt trời Huizilopochtli.
Theo quan niệm truyền thống của họ, chỉ có máu người mới có thể tiếp sức cho thần Huizilopochtli trong cuộc chiến hàng ngày để duy trì trật tự của thế giới.
Các nhà sử học ước tính, mỗi năm có hàng vạn người bị vua Aztex hiến tế, gồm nô lệ, tù binh, và thậm chí là cả thường dân của đế chế này.
Trong năm 1487, trong lễ khánh thành ngôi đền lớn mới xây dựng tại kinh đô Tenochtitlan của Aztec, đã có tới 20.000 bị hiến tế, là con số kỷ lục được ghi nhận trong lịch sử đế chế này.
Trong nghi lễ hiến tế, các nạn nhân bị hành hình theo nghi thức moi tim. Toàn bộ quá trình cuộc hiến tế kéo dài trong khoảng 4 đến 20 ngày.
Ngày nay, ngôi đền lớn ở Tenochtitlan - chứng tích cuộc hiến tế rùng rợn trong lịch sử - vẫn còn đứng sừng sững tại cố đô của đế chế Aztec...
Mời quý độc giả xem video: Phát hiện phòng chứa đầu lâu của người Aztec cổ ở Mexico | VOV.