Xem toàn bộ ảnh
Bọ cạp đóng một vai trò quan trọng trong những truyền thuyết cổ xưa, tên của chúng được đặt cho một chòm sao tương ứng với cung hoàng đạo Scorpion. |
Bọ cạp chỉ có thể tiêu hóa được thức ăn ở dạng lỏng, bất kỳ chất rắn nào như lông, bộ xương ngoài... của con mồi đều bị chúng bỏ lại. |
Bọ cạp cái thường lớn hơn bọ cạp đực, thi thoảng, trong lúc không vui, sau khi giao phối xong, bọ cạp cái sẽ giết chết và ăn thịt bạn tình một cách không thương tiếc. |
Là động vật ăn đêm, bọ cạp thường chỉ ra ngoài săn mồi sau khi mặt trời lặn. Thực tế, một số loài bọ cạp tiêu tốn 97% cuộc đời của chúng ở trong hang của mình. |
Tương tự như loài gián, bọ cạp có phản xạ và sự nhạy cảm cực cao. Ưu điểm này khiến cơ hội sống sót của chúng so với hầu hết các loài động vật khác cao hơn rất nhiều khi có dấu hiệu nguy hiểm. |
Mọi người luôn nghĩ nọc độc của bọ cạp mới khiến chúng trở nên đáng sợ, trở thành một trong những tử thần động vật khét tiếng trong vương quốc động vật tuy nhiên không chỉ có vậy. Bọ cạp luôn cố gắng chinh phục con mồi bằng những chiếc càng khỏe mạnh của chúng, tiết kiệm những cú chích tử thần vì nó có thể mất đến một tuần hoặc nhiều hơn để tạo ra một lượng chất độc mới. |
Được gọi là sát thủ bọ cạp, bọ cạp vàng Israel được coi là loài bọ cạp nguy hiểm nhất. Cú chích của nó đặc biệt đau đớn và có thể giết chết một người đàn ông trưởng thành trong khoảng thời gian ngắn ngủi. |
Bọ cạp được sử dụng trong các ngành công nghiệp dược phẩm. Tại Pakistan, nông dân ở Thatta được trả khoảng 100 đô cho mỗi con bọ cạp nặng 40gram. Việc bắt, buôn bán bọ cạp là trái phép và nguy hiểm nhưng vẫn được âm thầm duy trì. |
Ở một số vùng ở Trung Quốc, bọ cạp chiên giòn là một món ăn đặc sản. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, rượu ngâm bọ cạp thậm chí còn được sử dụng như một loại thuốc giảm đau và thuốc giải độc. |
Để đạt được kích cỡ trưởng thành của mình, một con bọ cạp phải lột xác đến 7 lần. Trong những giờ đầu tiên sau khi lột xác, bọ cạp đặc biệt dễ bị tổn thương bởi chiếc "áo giáp" mới cần một thời gian nhất định để làm cứng. |
Loài bọ cạp hoàng đế thường được xem là loài bọ cạp lớn nhất trong số các loài bọ cạp nhưng con bọ cạp giữ kỷ lục thế giới với danh hiệu "Bọ cạp lớn nhất thế giới" từng được tìm thấy lại là một con bọ cạp khổng lồ có danh pháp khoa học là Heterometrus Swammerdami với kích thước 23 cm. Loài này sống ở Sri Lanka và Ấn Độ. |
Mặc dù một số loài bọ cạp sở hữu chất độc độc gấp 100.000 lần so với cyanide nhưng liều lượng độc tiết ra trong mỗi cú chích lại rất nhỏ, làm giảm tỷ lệ tử vong. |