Rùng mình thú man rợ “Săn đầu lâu” người nổi tiếng

Thú “Săn đầu lâu” người nổi tiếng có lẽ là sản phẩm méo mó của thói tôn sùng người nổi tiếng, một việc làm bệnh hoạn và bất hợp pháp.

Rùng mình thú man rợ “Săn đầu lâu” người nổi tiếng
Tuần qua, các nhân viên trong nghĩa trang gần Berlin (Đức) đã phát hiện hộp sọ của nhà làm phim Đức nổi tiếng F.W. Murnau (1888-1931), đạo diễn phim ma cà rồng Nosferatu (1922), đã biến mất khỏi phần mộ của ông. Một tuần trôi qua, người ta vẫn chưa hề tìm thấy “tung tích” của hộp sọ. Nhiều người cho rằng hành động này mang động cơ rất bí ẩn.
Song Murnau không phải là người nổi tiếng đầu tiên bị đánh cắp hộp sọ. Danh họa Goya và nhà soạn nhạc Beethoven cũng rơi vào tình trạng này, tuy nhiên trộm đánh cắp hộp sọ của họ đơn giản chỉ là để sưu tầm kỷ vật của người nổi tiếng, hay còn gọi là thú "săn đầu lâu" người nổi tiếng.
“Săn lùng” kỷ vật của người nổi tiếng
Murnau nổi tiếng nhất với bộ phim Nosferatu, được dàn dựng theo cuốn Dracula của Bram Stoker. Mặc dù không thành công thương mại do gặp rắc rối về các vấn đề bản quyền với cuốn tiểu thuyết của Stoker, song phim vẫn được xem là một kiệt tác của nghệ thuật chủ nghĩa biểu hiện. Ông còn đoạt giải Oscar với bộ phim Sunrise (1927).
Rung minh thu man ro “San dau lau” nguoi noi tieng

Nhà làm phim Đức F.W. Murnau.

Murnau qua đời đã hơn 70 năm, sau khi bị tai nạn xe hơi tại California (Mỹ) hồi năm 1931, khi mới 42 tuổi. Tuy nhiên, thời gian qua, ngôi mộ của ông đã nhiều lần bị “xâm hại” và lần này thì kẻ trộm đã lấy đi hộp sọ của ông.
Hiện cảnh sát vẫn chưa có nhiều thông tin về danh tính của bọn “đạo chích” hay động cơ đánh cắp của chúng. Nhưng tại hiện trường, các nhà điều tra đã tìm thấy dấu vết các giọt nến khô, khiến nhiều người nghi ngờ có một nghi lễ nào đó đã được những kẻ mê tín dị đoan thực hiện trước khi lấy đi hộp sọ.
Điều này có thể xảy ra, bởi mùa Thu năm 2014, dưới một cây cầu ở bang Orissa, miền Đông Ấn Độ, người ta phát hiện ra một “ổ” giấu 21 hộp sọ bị đánh cắp từ các nghĩa trang để phục vụ cho những trò mê tín dị đoan. Tuy nhiên, những người tham gia trong những nghi lễ như vậy lại không kén chọn các hộp sọ mà họ sử dụng.
Và với thực tế là các ngôi mộ gần nơi chôn cất của Murnau lại không hề bị xâm hại, người ta lại càng nghi ngờ khả năng còn động cơ nào đó nữa trong vụ đánh cắp hộp sọ của Murnau.
Không phải là trường hợp duy nhất
Sinh thời, học giả Anh Sir Thomas Browne từng bày tỏ nỗi ghê sợ về việc mộ bị đột nhập. Năm 1658, ông đã viết: “Ai mà biết được số phận thi hài của người đã khuất sẽ ra sao và người đó được chôn cất như thế nào. Di hài bị lôi ra khỏi mộ, các hộp sọ bị lấy làm bát uống và xương cốt bị biến thành tẩu thuốc để giải khuây, đây là những hành động vô cùng ghê tởm”.
Nhưng nỗi sợ ấy cuối cùng vẫn đeo bám ông. Năm 1840, 158 năm sau khi Browne qua đời, ngôi mộ của ông đã bị một nhân công vô tình xáo trộn và sau đó anh ta đã bán hộp sọ của ông để lấy tiền.
Sự việc này lại xảy ra vào năm 1898, khi các quan chức Tây Ban Nha khai quật mộ của danh họa Francisco Goya, đã qua đời ở Bordeaux cách đó 70 năm, họ phát hiện ra hộp sọ của ông đã mất. Họ liền đánh điện về Madrid với thông báo: “Di hài của Goya không có hộp sọ. Làm ơn cho chỉ thị”. Sau đó, họ nhanh chóng nhận được câu trả lời: “Hãy đưa di hài Goya về Madrid, kể cả có hộp sọ hay không”.
Trường hợp này cũng xảy ra với di hài của nhà soạn nhạc Đức Beethoven. Khi tiến hành khai quật mộ ông hồi năm 1863 để chôn cất lại, ai đó đã cắt 2 miếng xương từ hộp sọ của ông để giữ làm kỷ niệm. Những mảnh xương này đã được truyền qua tay nhiều người ở châu Âu cho đến khi chúng đến Bắc California và hiện vẫn được lưu giữ ở đây.
Có lẽ vụ trộm hộp sọ kỳ dị nhất là vụ xảy ra với di hài của nhà soạn nhạc Áo Franz Joseph Haydn. 5 ngày sau khi nhà soạn nhạc qua đời hồi năm 1809, người bạn của ông là Joseph Rosenbaum đã đào mộ lấy đi hộp sọ của ông. Rosenbaum đã rửa sạch hộp sọ và sau đó đặt trong một hộp kính trên kê trên lò sưởi của mình.
Rosenbaum sùng bái âm nhạc của người bạn quá cố và coi hành động xâm hại di hài của nhà soạn nhạc là một cách tôn vinh âm nhạc của ông. Hành động này được giải thích là xuất phát từ việc “săn lùng” kỷ vật của người nổi tiếng làm kỷ niệm.
Ngày nay cũng có nhiều người có sở thích giống Rosenbaum và họ đã không bỏ lỡ các cơ hội để có được những kỷ vật liên quan đến các huyền thoại, sưu tầm chữ ký và thậm chí có người còn sưu tầm cả những lọ nhỏ đựng mồ hôi của Vua rock Elvis Presley.
Tham vọng sở hữu hộp sọ của một thiên tài như Murnau có lẽ cũng là sản phẩm méo mó của thói tôn sùng người nổi tiếng, một việc làm bệnh hoạn và bất hợp pháp.
Hy vọng hộp sọ của Murnau sẽ sớm được tìm thấy. Song đây không phải là việc dễ dàng, bởi hộp sọ của Haydn 11 năm sau mới tìm lại được, trong khi hộp sọ của Goya vẫn chưa hề thấy “tung tích”.

Nhiều người không khỏi lo lắng về những chuyện có thể xảy ra với thi hài của mình sau khi chết. Vì thế, họ không muốn được chôn ở nghĩa trang mà chấp nhận chi hàng ngàn USD để mua những nơi chôn cất được đảm bảo an ninh.

Một ngày đi săn cùng báo đốm của thợ săn bộ lạc

(Kiến Thức) - Hai thợ săn bộ lạc người San cặp kè cùng loài động vật hoang dã nguy hiểm như báo đốm trong hành trình đi săn đầy thú vị.

Một ngày đi săn cùng báo đốm của thợ săn bộ lạc
Mot ngay di san cung bao dom cua tho san bo lac
Hai thợ săn can đảm của một bộ lạc cổ xưa sử dụng một cây cung và mũi tên để săn bắt bữa tối, theo sát họ là một con báo đốm hoang dã trưởng thành. 
Mot ngay di san cung bao dom cua tho san bo lac-Hinh-2
Nhiếp ảnh gia Jack Somerville ghi được những hình ảnh ngoạn mục này trong Khu bảo tồn động vật hoang dã Naankuse ở Namibia, phía đông nam châu Phi. 
Mot ngay di san cung bao dom cua tho san bo lac-Hinh-3
Những hình ảnh cho thấy hai thợ săn hoàn toàn thoải mái bên cạnh loài động vật hoang dã nguy hiểm như báo đốm trong hành trình đi săn heo rừng của mình. 
Mot ngay di san cung bao dom cua tho san bo lac-Hinh-4
Hai người thợ săn và con thú cùng ngắm mục tiêu với một cây cung và mũi tên. Con báo có tên là Aiko rất thoải mái bên cạnh họ. 
Mot ngay di san cung bao dom cua tho san bo lac-Hinh-5
 Do không sinh ra trong điều kiện nuôi nhốt, nên con báo đốm không dễ dàng để chế ngự. Tuy nhiên, nếu con người biết cách hành xử và tôn trọng không gian của báo đốm, bạn có thể đến gần nó mà không hề hấn gì.
Mot ngay di san cung bao dom cua tho san bo lac-Hinh-6
Hai người đàn ông dũng cảm là người của bộ tộc người San. Người San rất tôn trọng các loài động vật hoang dã do họ đã gắn bó cùng nhau trong nhiều thế kỷ. 
Mot ngay di san cung bao dom cua tho san bo lac-Hinh-7
Những người thợ săn cũng được gọi là "Bushmen" hoặc "basarwa". Lãnh thổ của họ trải dài khắp Botswana, Namibia, Angola, Zambia, Zimbabwe và Nam Phi.  
Mot ngay di san cung bao dom cua tho san bo lac-Hinh-8
Những hình ảnh này có được khi hai người thợ săn có mặt tại khu bảo tồn để dạy các kỹ năng cổ xưa cho những người San trẻ. 
Mot ngay di san cung bao dom cua tho san bo lac-Hinh-9
Báo đốm vốn là loài hung dữ nhưng lại rất hiền lành đi bên cách các thổ dân trong cuộc đi săn các loài thú hoang dã.

Rợn người cảnh cheo leo giữa vách đá kiếm mật ong

Những người thợ săn ong phải neo mình trên vách đá dựng đứng cao hàng chục mét để lấy mật ong ở Nepal rất nguy hiểm.

Rợn người cảnh cheo leo giữa vách đá kiếm mật ong
Ron nguoi canh cheo leo giua vach da kiem mat ong
 Cảnh tượng gây thót tim khi người thợ săn ong phải neo mình trên vách đá cao hàng chục mét để lấy mật ong.
Ron nguoi canh cheo leo giua vach da kiem mat ong-Hinh-2
Việc lấy mật ong không chỉ là một ngành mưu sinh mà còn là một hoạt động văn hóa cổ xưa, ước tính vào khoảng năm 13.000 trước công nguyên. Riêng ở đất nước Nepal, lấy mật ong là một nghề nguy hiểm nhưng lại là một yếu tố không thể thiếu hình thành nên nền văn hóa của đất nước này từ hàng nghìn năm qua.
Ron nguoi canh cheo leo giua vach da kiem mat ong-Hinh-3
Nepal là vùng đất sinh sống của loài ong mật lớn nhất thế giới có tên gọi là Apis laboriosa. Đặc điểm cư trú của loài ong này là chúng không làm tổ trên các loại cây mà lựa chọn các vách đá cao hàng chục mét để xây dựng tổ của mình. 
Ron nguoi canh cheo leo giua vach da kiem mat ong-Hinh-4
Để lấy được tổ ong này, họ phải kết hợp thành từng nhóm, sử dụng các loại thang dây tự chế làm nơi neo mình ở độ cao hàng chục mét đầy nguy hiểm. Theo người dân Nepal, các loài ong nói chung thường rất dị ứng với khói nên trước khi lấy tổ, họ thu gom cây rừng để đốt lửa, quạt khói xông cho ong bỏ tổ bay đi. 
Ron nguoi canh cheo leo giua vach da kiem mat ong-Hinh-5
Sau đó, người thợ lành nghề mới đu thang dây, sử dụng công cụ đặc biệt để cắt lấy các tổ ong này.
Ron nguoi canh cheo leo giua vach da kiem mat ong-Hinh-6
Thành phẩm lao động được đưa xuống cho những người bên dưới. 
Ron nguoi canh cheo leo giua vach da kiem mat ong-Hinh-7
Để lấy được những tảng sáp đầy mật như vậy, họ phải đối diện với sự nguy hiểm nhiều khi đánh đổi bằng cả mạng sống của mình. 
Ron nguoi canh cheo leo giua vach da kiem mat ong-Hinh-8
Sau một ngày đi lấy mật, từng tốp thợ gùi những mảng sáp ong đầy mật về điểm tập kết. 
Ron nguoi canh cheo leo giua vach da kiem mat ong-Hinh-9
Để lấy được những phần mật như vậy, họ mất từ hai đến 3 giờ đồng hồ. Tuy là một nghề chính trong cuộc sống nhưng mỗi năm chỉ có hai mùa lấy mật ong. 
Ron nguoi canh cheo leo giua vach da kiem mat ong-Hinh-10
Thành quả sau một ngày lao động đầy nguy hiểm trên các vách núi của dãy Himalaya.

Hôm nay, thiên thạch chứa kim loại quý hiếm lướt qua Trái đất

Vào khoảng 18h30 chiều tối nay (19/7), một thiên thạch chứa kim loại quý hiếm, khoảng 90 triệu tấn bạch kim sẽ bay lướt qua Trái đất.

Hôm nay, thiên thạch chứa kim loại quý hiếm lướt qua Trái đất

Theo Daily Mail, vào lúc 6h30 ngày 19/7 theo giờ miền đông nước Mỹ (khoảng 18h30 cùng ngày theo giờ Việt Nam), một thiên thạch chứa kim loại quý hiếm,  khoảng 90 triệu tấn bạch kim sẽ bay ngang qua Trái đất.

Khoảng cách của tiểu hành tinh này gần gấp 30 lần so với cự ly từ Trái đất tới hành tinh gần nhất. Thiên thạch này mang tên 2011 UW-158 và sẽ lướt qua Trái đất ở khoảng cách 2,4 triệu km. Đây là sự kiện hiếm có với ngành thiên văn học, nên các nhà nghiên cứu đã rất vui mừng và chuẩn bị mọi dụng cụ hiện đại nhất để quan sát và nghiên cứu về tiểu hành tinh này.

Thien thach chua kim loai quy hiem se luot qua Trai dat:
 Tiểu hành tinh chứa 90 triệu tấn bạch kim sẽ tiến rất gần Trái đất.

Một đài quan sát ở quần đảo Canary thuộc Tây Ban Nha trên Đại Tây Dương sẽ tường thuật trực tiếp cảnh tượng thiên thạch bay gần địa cầu trên mạng Internet vào lúc 6h30 ngày 19/7 theo giờ miền đông nước Mỹ, theo Daily Mail.

Theo ước tính của công ty chuyên khai khoáng trên các hành tinh Planetary Resources, thì lõi thiên thạch 2011 UW-158 chứa khoảng 90 triệu tấn bạch kim và có giá trị lên tới 5,4 nghìn tỉ USD.

Planetary Resources coi tiểu hành tinh 2011 UW-158 là thiên thạch “loại X” – hành tinh chứa những kim loại quý hiếm và sẽ đưa vào nghiên cứu, khai thác trong tương lai.

Thien thach chua kim loai quy hiem se luot qua Trai dat:-Hinh-2
 Các nhà khoa học vui mừng, chờ đón hiện tượng hiếm có này.

Nhà thiên văn Bob Berman cho biết: "Sẽ luôn là điều tuyệt vời khi có một tiểu hành tinh lướt qua thế giới của chúng ta và các kính thiên văn Slooh sẽ xem được trực tiếp cảnh tiểu hành tinh 2011 UW-158 tiến gần Trái đất 30 lần so với hành tinh từng đạt khoảng cách gần nhất, vào 19.7 này. Điều khiến sự kiện này càng trở nên đặc biệt chính là trữ lượng bạch kim khổng lồ chứa bên trong nó".

Tin mới