Theo đó, lễ hội “Khao lề thế lính Hoàng Sa" được tổ chức trang trọng và linh thiêng tại tại đình làng An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một lễ hội truyền thống lâu đời của ngư dân vùng đảo Lý Sơn diễn ra hằng năm vào ngày 15 và 16 tháng 3 Âm lịch.
Tái hiện lễ xuất quân đi Hoàng Sa. |
Nghi thức chính yếu và linh thiêng nhất của lễ hội này là nghi lễ mời gọi vong linh những hùng binh Hoàng Sa về dự lễ. Nghi thức lễ rước vong linh các hùng binh trong đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc hải được cử hành từ nơi thờ phụng là Âm linh tự về đình làng An Vĩnh.
Đây là ngôi đình “chứng nhân lịch sử”, nời mà suốt 300 năm qua, trước khi lên đường đi Hoàng Sa, những người đăng lính đã tập trung về đây để làm lễ “thề sông nước”.
5 thuyền cầu, 5 hình nhân và 30 bài vị được tái hiện sinh động. |
Như mọi năm, “Lễ khao lễ thế lính Hoàng Sa” được phục dựng lại 5 mô hình thuyền, 5 hình nhân thế mạng và 30 bài vị ghi tên tuổi, từng chức danh của những người đi lính Hoàng Sa năm xưa, như là sự tái hiện và khắc họa hình ảnh sống động nhằm tri ân các dân binh trong đội Hoàng Sa năm xưa thừa lệnh vua ban vượt sóng ra biển khơi muôn trùng đi dựng bia, cắm mốc khẳng định chủ quyền Tổ quốc nơi Hoàng Sa.
Hiện nay, di tích Âm linh tự và lễ khoa lề thế lính đã được vinh danh là Di sản quốc gia.