Rút thép Việt - Trung khỏi danh sách 12 dự án thua lỗ ngành Công thương

(Kiến Thức) - Bộ Công thương ủng hộ chủ trương rút dự án thép Việt - Trung ra khỏi danh sách 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ của ngành Công thương do dự án này bắt đầu có lãi dù chưa lớn như kỳ vọng.

Rút thép Việt - Trung khỏi danh sách 12 dự án thua lỗ ngành Công thương
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, dự án thép Việt - Trung là 1 trong 12 dự án tồn đọng của ngành công thương đã giao cho các cấp, các ngành xử lý.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải. Ảnh: VGP
 Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải. Ảnh: VGP
Theo ông Hải, dự án này đã bắt đầu có lãi. Trong năm 2017, dự án lãi 411 tỷ. Và 5 tháng đầu năm của 2018 đã đạt được lãi khoảng gần 500 tỷ.
Đây là lý do khiến dự án này được rút khỏi danh sách 12 dự án thua lỗ của ngành công thương.
Tại buổi họp báo Chính phủ, nhiều câu hỏi liên quan đến 21 dự án chậm tiến độ hơn 10 năm tại Phan Thiết của tỉnh Bình Thuận cũng đã được đặt ra. Dù những dự án này đã nằm trong nguy cơ bị thu hồi rất lâu nhưng hiện nay vẫn chưa thu hồi.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Lê Quang Mạnh cho biết, về mặt cơ sở pháp lý, Luật Đầu tư quy định đối với các dự án không triển khai theo thời gian quy định thì hoàn toàn có cơ sở pháp lý để thu hồi.
Tuy nhiên, giá titan hiện không tốt nên việc triển khai các dự án khai thác titan tại Bình Thuận không theo đúng được kỳ vọng của các nhà đầu tư.
“UBND tỉnh Bình Thuận cũng có đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ xem xét, có phương án tổng thể xử lý các dự án này. Hiện nay, Thủ tướng đã giao cho Bộ TN&MT và Bộ Công thương rà soát lại, có một phương án phù hợp...”, ông Mạnh nói.
Nói thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết: "Vừa qua, giá titan ở mức thấp, không được như kỳ vọng của các doanh nghiệp đầu tư nên một số doanh nghiệp chưa đi sâu vào khai thác. Tỉnh Bình Thuận cũng đã có đề xuất là trong lúc doanh nghiệp titan chưa khai thác thì tỉnh đưa phần khai thác đó vào dự trữ quốc gia về tài nguyên, (quặng titan), để có thể sử dụng trước mắt vào một số mục đích khác, ví dụ như năng lượng tái tạo, điện mặt trời, điện gió...” .
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói thêm: "Bộ Công thương ủng hộ việc những dự án nào chưa được cấp cho doanh nghiệp thì có thể đưa vào dự trữ quốc gia và sau đó có thể sử dụng, phục vụ những mục đích khác trong một thời hạn nhất định, thậm chí đến 30-50 năm.
Còn những diện tích đã cấp cho doanh nghiệp thì trước hết phải ưu tiên cho doanh nghiệp được chuyển đổi mục đích đầu tư, ví dụ như sang làm năng lượng tái tạo, điện mặt trời, điện gió hoặc du lịch. Trong trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu chuyển đổi thì những doanh nghiệp khác có nhu cầu phải trực tiếp đàm phán, bồi hoàn thỏa đáng với những doanh nghiệp đã được cấp phép, tránh việc khiếu kiện kéo dài".

12 dự án thua lỗ, yếu kém thuộc ngành công thương

Trong số 12 dự án thua lỗ, yếu kém thuộc ngành công thương, hiện chỉ các dự án thuộc ngành hóa chất và thép đã có biện pháp tháo gỡ khó khăn.

12 dự án thua lỗ, yếu kém thuộc ngành công thương
12 du an thua lo, yeu kem thuoc nganh cong thuong
 

12 dự án yếu kém vì tính toán kiểu "đếm cua trong lỗ"

Theo Tiến sĩ Trần Đình Thiên, điểm chung của 12 dự án thua lỗ ngành Công Thương là do phê duyệt kiểu “đếm cua trong lỗ”, thiếu những đánh giá thị trường.

12 dự án yếu kém vì tính toán kiểu "đếm cua trong lỗ"
Câu chuyện 12 dự án thua lỗ, chậm tiến độ của ngành Công Thương lại một lần nữa thu hút sự quan tâm của dư luận khi mà mới đây chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ một lần nữa khẳng định tinh thần của Chính phủ kiên quyết xử lý theo thị trường, tôn trọng nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp và Nhà nước, kiên quyết không cấp thêm vốn giải cứu các doanh nghiệp thua lỗ.

Chi tiết siêu dự án mới nhất "dính" thua lỗ của ngành Công thương

(Kiến Thức) - Dự án muối mỏ kali tại Lào - dự án trọng điểm trong năm 2017 -  hiện trở thành dự án thứ 5 của Vinachem và là dự án ngàn tỉ thứ 13 của ngành Công thương bị thua lỗ, gây thất thoát.

Chi tiết siêu dự án mới nhất "dính" thua lỗ của ngành Công thương
Tại cuộc họp tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem) diễn ra tại Hà Nội vào hôm 19/1, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải của Bộ Công thương cho biết: "Số dự án tồn đọng của ngành Công thương cần giải quyết đến thời điểm này không phải là 12, mà lên con số 13 khi vừa bổ sung thêm Dự án muối mỏ kali tại Lào hiện đã dừng không triển khai".
Như vậy ngoài 4 dự án phân đạm bị đưa vào danh sách dự án thua lỗ trước đó (gồm: Công ty cổ phần Phân đạm Hóa chất Hà Bắc, Công ty cổ phần DAP-Vinachem; Công ty cổ phần DAP số 2-Vinachem và Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình), với việc bổ sung thêm dự án  muối mỏ này, Vinachem đang có 5 dự án lỗ nghìn tỷ.

Tin mới