S-300 của Iran đã làm F-35 của Israel “câm nín” thế nào?
Bức màn bí mật về thất bại trong chiến dịch tập kích đường không của Israel vào lãnh thổ Iran vào cuối tháng 10/2024 đang dần hé lộ; khi S-300 của Iran đã vô hiệu hóa khả năng của F-35 Israel.
Tiến Minh
Xem toàn bộ ảnh
Vào ngày 25/10 đến 26/10/2024, Israel đã tiến hành chiến dịch tập kích đường không với quy mô lớn, vào các mục tiêu quân sự quan trọng của Iran, để trả đũa cho một cuộc leo thang tên lửa quy mô lớn do Tehran, khi phóng hơn 200 tên lửa đạn đạo nhằm vào Israel trước đó không lâu.Các mục tiêu của chiến dịch không kích của Israel, bao gồm các hệ thống phòng không, cơ sở hạ tầng, trung tâm thông tin liên lạc và sở chỉ huy… tất cả đều được coi là có ý nghĩa chiến lược đối với các hoạt động quân sự của Iran.Tuy nhiên, bất chấp quy mô và cường độ của các cuộc không kích của Israel, tác động của chúng ít hơn nhiều so với dự đoán ban đầu. Thiệt hại gây ra cho cơ sở hạ tầng quân sự của Iran là rất nhỏ, làm dấy lên nghi ngờ về hiệu quả của cuộc tấn công của Israel. Nhiều nhà phân tích ngạc nhiên trước kết quả tương đối hạn chế của chiến dịch này, vì Israel được cho là đã triển khai khoảng 100 máy bay chiến đấu tiên tiến.Nguyên nhân dẫn đến kết quả hạn chế cuộc tập kích của Israel vào Iran, có nhiều suy luận, như sức ép của Mỹ đối với Israel, không cho tình hình leo thang, để an toàn cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11. Tuy nhiên, thông tin mới đã xuất hiện, chỉ ra yếu tố chính đằng sau, tác động làm hạn chế cuộc không kích của Israel, có thể là do sự đe dọa từ hệ thống phòng không tiên tiến của Iran.Theo thông tin từ Defense Arabic, tình báo Israel đã chỉ ra rằng, năng lực phòng không của Iran là lý do chính, khiến các cuộc không kích vào ngày 25/10 và 26/10 của họ đạt kết quả hạn chế. Cụ thể, có ý kiến cho rằng hệ thống phòng không của Iran, đã ngăn chặn thành công cuộc tấn công do máy bay chiến đấu của Israel thực hiện, đặc biệt là máy bay tàng hình F-35 Adir.Iran sở hữu một loạt các hệ thống phòng không có khả năng phát hiện và tiêu diệt các máy bay tiên tiến như F-35; trong đó hệ thống nổi bật nhất là S-300. Hệ thống phòng thủ tên lửa do Nga sản xuất này, có khả năng phát hiện và theo dõi máy bay tàng hình ở khoảng cách đáng kể. S-300 có thể khóa và bắn hạ mục tiêu tàng hình như F-35.Mặc dù chiến đấu cơ F-35, được Mỹ thiết kế để sử dụng công nghệ tàng hình, nhằm giảm khả năng phát hiện, khiến hiệu quả phát hiện của các hệ thống phòng không như S-300 đối với các máy bay này có thể bị hạn chế, đặc biệt nếu F-35 sử dụng các biện pháp đối phó và chiến thuật để tránh bị phát hiện. Nhưng trên thực tế lại không đúng như vậy.Ngoài S-300, các hệ thống phòng không khác của Iran có khả năng “khóa chết” F-35, bao gồm hệ thống tên lửa phòng không Bavar-373. Bavar-373 là phiên bản S-300 do Iran sản xuất trong nước và có những cải tiến đáng kể về khả năng phát hiện và tấn công, đặc biệt là chống lại máy bay tàng hình.Mặc dù vẫn chưa rõ Bavar-373 sẽ hoạt động như thế nào trong chiến đấu thực tế, nhưng nó được kỳ vọng sẽ là một thách thức đáng kể, đối với máy bay Israel, trong các cuộc xung đột khu vực trong tương lai. Hệ thống này đã được coi là một trở ngại tiềm tàng, đối với ưu thế trên không của Israel ở Trung Đông, đặc biệt là khi nó tiếp tục được tích hợp vào chiến lược phòng thủ rộng hơn của Iran.Theo Defense Arabic, các thông tin cho thấy, F-35 của Israel đã bị "lộ" bởi radar phòng không của Iran, khi bay qua không phận Iraq, cách xa mục tiêu dự kiến của họ ở Iran. Các nguồn tin này khẳng định rằng, tại thời điểm này, các máy bay chiến đấu của Israel vẫn còn cách biên giới Iran hàng trăm km.Khả năng của các hệ thống phòng không Iran, trong việc phát hiện các máy bay chiến đấu của Israel ở khoảng cách như vậy, đã gây bất ngờ đối với Không quân Israel. Các nguồn tin tình báo Israel đã chỉ ra rằng, hệ thống phòng không của Iran, có khả năng phát hiện máy bay của Israel ở tầm xa, và đánh chặn chúng trước khi chúng xâm nhập vào không phận Iran; giúp Iran chống lại máy bay của Israel ở xa biên giới của mình.Các thông tin từ Defense Arabic nhấn mạnh rằng, các máy bay chiến đấu của Israel, có thể đã bị lực lượng phòng không Iran phát hiện khi ở cách mục tiêu ở Iran hàng trăm dặm, gần với tầm bắn tối đa của tên lửa hành trình tấn công mặt đất, phóng từ trên không (ALBM), như Rock và Blue Sparrow, mà máy bay Israel mang theo, để sử dụng trong cuộc tập kích.Những tên lửa này được dự định vô hiệu hóa radar phòng không của Iran. Tuy nhiên, chúng đã phải phóng sớm, do sự can thiệp bất ngờ từ các hệ thống radar của Iran. Điều này buộc các phi công Israel phải hủy bỏ nhiệm vụ và quay trở lại không phận Israel sớm hơn dự định.Các quan chức Israel, tỏ ra ngạc nhiên trước khả năng radar của Iran, đã phát hiện ra F-35 Adir của họ, buộc họ phải phóng tên lửa hành trình, trước khi đến được khu vực phóng tối ưu dự định. Theo các thông tin, vụ phóng tên lửa sớm này, là một diễn biến bất ngờ, phản ánh khả năng tiên tiến của hệ thống radar của Iran, trong việc phát hiện máy bay tàng hình.Đây cũng là trường hợp đầu tiên được biết đến, trong đó hệ thống phòng không của Iran (hoặc Nga), đã "khóa mục tiêu" thành công vào máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Israel, khiến giới lãnh đạo quân đội Israel trở tay không kịp.Vào tháng 4/2024, Nga và Iran được cho là đã lập bản đồ toàn bộ mạng lưới phòng không của Israel, giúp Tehran lên kế hoạch tấn công tên lửa vào Israel. Trong cuộc tấn công này, Tehran tuyên bố đã xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Israel, đánh dấu sự thay đổi trong cán cân sức mạnh quân sự của khu vực.Ngoài ra, hiện có thông tin là Nga chuẩn bị cung cấp cho Iran hệ thống phòng không S-400, mặc dù chưa được xác nhận, nhưng với các hệ thống phòng không tiên tiến hiện có, bao gồm S-300 và các hệ thống nội địa như Bavar-373, cũng đã đặt ra thách thức nghiêm trọng đối với sự thống trị trên không của Israel trong khu vực.Chiến dịch tập kích đường không bất thành của Israel, vào lãnh thổ Iran vừa qua, cho thấy khả năng ngày càng tăng của các hệ thống phòng không của Iran, hiện bao gồm cả công nghệ của Nga và trong nước; buộc Israel sẽ cần phải xem xét lại cách tiếp cận của mình, để tiến hành các hoạt động trên không, trước các hệ thống phòng thủ ngày càng mạnh mẽ này. Như vậy bầu trời Trung Đông không còn là ưu thế tuyệt đối của Israel nữa.
Vào ngày 25/10 đến 26/10/2024, Israel đã tiến hành chiến dịch tập kích đường không với quy mô lớn, vào các mục tiêu quân sự quan trọng của Iran, để trả đũa cho một cuộc leo thang tên lửa quy mô lớn do Tehran, khi phóng hơn 200 tên lửa đạn đạo nhằm vào Israel trước đó không lâu.
Các mục tiêu của chiến dịch không kích của Israel, bao gồm các hệ thống phòng không, cơ sở hạ tầng, trung tâm thông tin liên lạc và sở chỉ huy… tất cả đều được coi là có ý nghĩa chiến lược đối với các hoạt động quân sự của Iran.
Tuy nhiên, bất chấp quy mô và cường độ của các cuộc không kích của Israel, tác động của chúng ít hơn nhiều so với dự đoán ban đầu. Thiệt hại gây ra cho cơ sở hạ tầng quân sự của Iran là rất nhỏ, làm dấy lên nghi ngờ về hiệu quả của cuộc tấn công của Israel. Nhiều nhà phân tích ngạc nhiên trước kết quả tương đối hạn chế của chiến dịch này, vì Israel được cho là đã triển khai khoảng 100 máy bay chiến đấu tiên tiến.
Nguyên nhân dẫn đến kết quả hạn chế cuộc tập kích của Israel vào Iran, có nhiều suy luận, như sức ép của Mỹ đối với Israel, không cho tình hình leo thang, để an toàn cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11. Tuy nhiên, thông tin mới đã xuất hiện, chỉ ra yếu tố chính đằng sau, tác động làm hạn chế cuộc không kích của Israel, có thể là do sự đe dọa từ hệ thống phòng không tiên tiến của Iran.
Theo thông tin từ Defense Arabic, tình báo Israel đã chỉ ra rằng, năng lực phòng không của Iran là lý do chính, khiến các cuộc không kích vào ngày 25/10 và 26/10 của họ đạt kết quả hạn chế. Cụ thể, có ý kiến cho rằng hệ thống phòng không của Iran, đã ngăn chặn thành công cuộc tấn công do máy bay chiến đấu của Israel thực hiện, đặc biệt là máy bay tàng hình F-35 Adir.
Iran sở hữu một loạt các hệ thống phòng không có khả năng phát hiện và tiêu diệt các máy bay tiên tiến như F-35; trong đó hệ thống nổi bật nhất là S-300. Hệ thống phòng thủ tên lửa do Nga sản xuất này, có khả năng phát hiện và theo dõi máy bay tàng hình ở khoảng cách đáng kể. S-300 có thể khóa và bắn hạ mục tiêu tàng hình như F-35.
Mặc dù chiến đấu cơ F-35, được Mỹ thiết kế để sử dụng công nghệ tàng hình, nhằm giảm khả năng phát hiện, khiến hiệu quả phát hiện của các hệ thống phòng không như S-300 đối với các máy bay này có thể bị hạn chế, đặc biệt nếu F-35 sử dụng các biện pháp đối phó và chiến thuật để tránh bị phát hiện. Nhưng trên thực tế lại không đúng như vậy.
Ngoài S-300, các hệ thống phòng không khác của Iran có khả năng “khóa chết” F-35, bao gồm hệ thống tên lửa phòng không Bavar-373. Bavar-373 là phiên bản S-300 do Iran sản xuất trong nước và có những cải tiến đáng kể về khả năng phát hiện và tấn công, đặc biệt là chống lại máy bay tàng hình.
Mặc dù vẫn chưa rõ Bavar-373 sẽ hoạt động như thế nào trong chiến đấu thực tế, nhưng nó được kỳ vọng sẽ là một thách thức đáng kể, đối với máy bay Israel, trong các cuộc xung đột khu vực trong tương lai. Hệ thống này đã được coi là một trở ngại tiềm tàng, đối với ưu thế trên không của Israel ở Trung Đông, đặc biệt là khi nó tiếp tục được tích hợp vào chiến lược phòng thủ rộng hơn của Iran.
Theo Defense Arabic, các thông tin cho thấy, F-35 của Israel đã bị "lộ" bởi radar phòng không của Iran, khi bay qua không phận Iraq, cách xa mục tiêu dự kiến của họ ở Iran. Các nguồn tin này khẳng định rằng, tại thời điểm này, các máy bay chiến đấu của Israel vẫn còn cách biên giới Iran hàng trăm km.
Khả năng của các hệ thống phòng không Iran, trong việc phát hiện các máy bay chiến đấu của Israel ở khoảng cách như vậy, đã gây bất ngờ đối với Không quân Israel. Các nguồn tin tình báo Israel đã chỉ ra rằng, hệ thống phòng không của Iran, có khả năng phát hiện máy bay của Israel ở tầm xa, và đánh chặn chúng trước khi chúng xâm nhập vào không phận Iran; giúp Iran chống lại máy bay của Israel ở xa biên giới của mình.
Các thông tin từ Defense Arabic nhấn mạnh rằng, các máy bay chiến đấu của Israel, có thể đã bị lực lượng phòng không Iran phát hiện khi ở cách mục tiêu ở Iran hàng trăm dặm, gần với tầm bắn tối đa của tên lửa hành trình tấn công mặt đất, phóng từ trên không (ALBM), như Rock và Blue Sparrow, mà máy bay Israel mang theo, để sử dụng trong cuộc tập kích.
Những tên lửa này được dự định vô hiệu hóa radar phòng không của Iran. Tuy nhiên, chúng đã phải phóng sớm, do sự can thiệp bất ngờ từ các hệ thống radar của Iran. Điều này buộc các phi công Israel phải hủy bỏ nhiệm vụ và quay trở lại không phận Israel sớm hơn dự định.
Các quan chức Israel, tỏ ra ngạc nhiên trước khả năng radar của Iran, đã phát hiện ra F-35 Adir của họ, buộc họ phải phóng tên lửa hành trình, trước khi đến được khu vực phóng tối ưu dự định. Theo các thông tin, vụ phóng tên lửa sớm này, là một diễn biến bất ngờ, phản ánh khả năng tiên tiến của hệ thống radar của Iran, trong việc phát hiện máy bay tàng hình.
Đây cũng là trường hợp đầu tiên được biết đến, trong đó hệ thống phòng không của Iran (hoặc Nga), đã "khóa mục tiêu" thành công vào máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Israel, khiến giới lãnh đạo quân đội Israel trở tay không kịp.
Vào tháng 4/2024, Nga và Iran được cho là đã lập bản đồ toàn bộ mạng lưới phòng không của Israel, giúp Tehran lên kế hoạch tấn công tên lửa vào Israel. Trong cuộc tấn công này, Tehran tuyên bố đã xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Israel, đánh dấu sự thay đổi trong cán cân sức mạnh quân sự của khu vực.
Ngoài ra, hiện có thông tin là Nga chuẩn bị cung cấp cho Iran hệ thống phòng không S-400, mặc dù chưa được xác nhận, nhưng với các hệ thống phòng không tiên tiến hiện có, bao gồm S-300 và các hệ thống nội địa như Bavar-373, cũng đã đặt ra thách thức nghiêm trọng đối với sự thống trị trên không của Israel trong khu vực.
Chiến dịch tập kích đường không bất thành của Israel, vào lãnh thổ Iran vừa qua, cho thấy khả năng ngày càng tăng của các hệ thống phòng không của Iran, hiện bao gồm cả công nghệ của Nga và trong nước; buộc Israel sẽ cần phải xem xét lại cách tiếp cận của mình, để tiến hành các hoạt động trên không, trước các hệ thống phòng thủ ngày càng mạnh mẽ này. Như vậy bầu trời Trung Đông không còn là ưu thế tuyệt đối của Israel nữa.