Sa mạc Sahara hiếm hoi trở thành “hồ nước xanh” sau nửa thế kỷ

Một trận mưa lớn hiếm hoi đã đổ xuống sa mạc Sahara, mang lại lượng nước dồi dào chưa từng thấy trong 50 năm, biến vùng đất khô cằn thành những hồ nước xanh mát.

Sa mac Sahara hiem hoi tro thanh “ho nuoc xanh” sau nua the ky

Quang cảnh các hồ nước do mưa lớn tạo ra giữa các cồn cát ở thị trấn sa mạc Merzouga, gần Rachidia, Đông nam Morocco, ngày 2/10/2024. (Ảnh: AP)

Khu vực sa mạc Sahara ở Đông Nam Morocco, một trong những nơi khô cằn nhất thế giới, hiếm khi có mưa vào cuối mùa hè. Tuy nhiên, Chính phủ Morocco cho biết lượng mưa trong 2 ngày tháng 9 vừa qua đã vượt mức trung bình hằng năm ở nhiều nơi vốn chỉ nhận được lượng mưa dưới 250 mm mỗi năm, bao gồm Tata - một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của trận mưa.

Tại làng Tagounite, cách thủ đô Rabat khoảng 450 km về phía Nam, lượng mưa hơn 100 mm đã được ghi nhận chỉ trong 24 giờ. Cơn bão đã để lại những hình ảnh ấn tượng về dòng nước tuôn chảy qua các cồn cát và hệ thực vật sa mạc. Vệ tinh NASA cho thấy nước ào ào đổ về hồ Iriqui - một lòng hồ nổi tiếng giữa Zagora và Tata, nơi đã khô cạn suốt 50 năm qua.

Sa mac Sahara hiem hoi tro thanh “ho nuoc xanh” sau nua the ky-Hinh-2

Cây cọ phản chiếu trên mặt hồ do lượng mưa lớn gây ra ở thị trấn sa mạc Merzouga, gần Rachidia, Đông Nam Morocco, ngày2/10/2024. (Ảnh: AP)

Tại các cộng đồng sa mạc thường xuyên đón khách du lịch, các xe địa hình khi di chuyển phải chạy qua những vũng nước, trong khi người dân địa phương ngỡ ngàng trước khung cảnh hiếm thấy này.

"Đã từ 30 đến 50 năm rồi chúng tôi mới có lượng mưa lớn như vậy trong thời gian ngắn," ông Houssine Youabeb - chuyên gia Tổng cục Khí tượng Morocco cho biết.

Các nhà khí tượng học cho rằng, những cơn mưa được gọi là bão ngoại nhiệt đới, có thể thay đổi điều kiện thời tiết trong khu vực trong những tháng và năm tới, khi không khí giữ nhiều độ ẩm hơn, thúc đẩy quá trình bay hơi và gây ra nhiều cơn bão.

Sa mac Sahara hiem hoi tro thanh “ho nuoc xanh” sau nua the ky-Hinh-3

Một chiếc xe chở khách du lịch trên những cồn cát bên cạnh một hồ nước do mưa lớn gây ra ở thị trấn sa mạc Merzouga, gần Rachidia, đông nam Morocco, ngày 2/10/2024. (Ảnh: AP)

6 năm hạn hán liên tiếp đã gây ra nhiều khó khăn cho Morocco, buộc những nông dân tại đây phải bỏ hoang nhiều cánh đồng và các thành phố, làng mạc phải tiết kiệm nước sinh hoạt. Lượng mưa lớn trong tháng 9 có thể giúp bổ sung các tầng nước ngầm dưới lòng sa mạc, vốn là nguồn cung cấp nước quan trọng cho các cộng đồng nơi đây. Nhiều hồ chứa đập trong khu vực đã ghi nhận mức nước đạt kỷ lục trong suốt tháng 9. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ lượng mưa này sẽ giúp ích đến đâu trong việc giải quyết tình trạng hạn hán kéo dài.

Mưa lớn cũng đã khiến hơn 20 người thiệt mạng ở Morocco và Algeria, phá hủy mùa màng của nông dân, buộc chính phủ phải phân bổ quỹ cứu trợ khẩn cấp, bao gồm cả những khu vực từng bị động đất vào năm 2023.

Sự thật ngỡ ngàng ít ai biết về hiện tượng “Mặt trăng nuốt Mặt trời”

Nhật thực hay còn gọi là hiện tượng “mặt trăng nuốt mặt trời” xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời.

Su that ngo ngang it ai biet ve hien tuong “Mat trang nuot Mat troi”

1. Nhật thực xảy ra khi Mặt trăng đi qua phía trước Mặt trời và tạo bóng trên Trái đất. 

Cận cảnh nhật thực “vòng tròn lửa” hiếm gặp trên bầu trời Bắc Mỹ

Nhật thực "vòng tròn lửa" hiếm gặp trên bầu trời Bắc Mỹ đã được NASA quay lại trực tiếp vào ngày 14/10 và được đăng tải trên trang Sky News.

Cận cảnh nhật thực “vòng tròn lửa” hiếm gặp trên bầu trời Bắc Mỹ

Tin mới